(2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bình đẳng giới hiện nay.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Lịch sử ta đã phải trải qua bao nhiêu đau thương, tan tác thì mới cho chúng ta được một cuộc sống hào bình như ngày hôm nay. Dường như những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua đó là chiến tranh và hòa bình. Chiến tranh - hòa bình, phải chăng giữa chúng có một sợi dây vô hình nào đó kết nối? Chiến tranh là sự xung đột quân sự trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Chiến tranh gây ra máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Chiến tranh là điều ai ai cũng không mong muốn xảy ra, nhưng nếu không có chiến tranh sẽ không thể có hòa bình. Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh , không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nó đem đén cho con người được sụ hạnh phúc, bình yên. Muốn hòa bình phải chấm dứt chiến tranh. Đúng là như vậy! Chỉ khi chiến tranh qua đi, hòa bình mới được lập lại. Ước mong về một thế giới hòa bình sẽ luôn là niềm khao khát cháy bỏng của mọi người dân chân chính trên thế giới vì họ hiểu: "Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác". Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương để góp phần xua tan đi bóng tối của chiến tranh để nguồn sáng hòa bình sẽ rưc rỡ mãi trên thế gian

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.
Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?
Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.
Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.
1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời
- Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
- Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
2. Thực trạng
- Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
- Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.
- Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
3. Liên hệ bản thân
- Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?
- Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)
4. Đưa ra giải pháp

Suy nghĩ về trang phục của giới trẻ hiện nay
Nói đến việc ăn mặc của teen ngày nay, có khá nhiều chuyện dở khóc dở cười. Cách ăn mặc, trang điểm theo những phong cách kỳ quái, ấn tượng của nhiều teen khiến người ta phát choáng.
Tuổi mới lớn là lứa tuổi thích nổi loạn. Từ lối cư xử đến cách ăn mặc đều mang một phong cách khác người.
Ngày nay, không hiếm gặp hình ảnh những nữ sinh cấp 2, cấp 3 ra đường với bộ mặt cộm phấn son, tô trát mắt xanh, môi đỏ, lông mi giả cong vút… Ngay cả những khi mặc đồng phục nhiều teen cũng trang điểm một cách phản cảm như vậy. Nhiều teen lại thích hóa trang trông như một em búp bê Nhật với mái tóc luôn được đánh “xù” công phu, khuôn mặt thì đánh phấn trắng bệch, đôi môi đỏ chúm chím.
Trang phục của teen cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi người có một cách ăn mặc khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các teen thích tự tạo "xì-tai” riêng cho mình mà không qua bất kì trường lớp hay sự hướng dẫn nào của người lớn. Vì thế mà dẫn đến nhiều cách ăn mặc rất lố bịch. Nhiều cô nàng béo ú nhưng cứ thích mặc áo bó sát, nhiều anh chàng gầy nhom lại luôn thích mặc quần tà lỏn ra đường… phơi xương.
Nhiều teen lại có cách ăn mặc không đúng với lứa tuổi. Có cô nàng đã học năm nhất đại học mà vẫn thích cái kiểu ăn mặc lòe loẹt, quần áo đủ màu sắc rực rỡ.
Sự lố bịch trong trang phục của teen còn thể hiện ở chỗ không hợp với hoàn cảnh. Ở những nơi trang trọng thì nhiều teen lại mặc rất xuề xòa, cẩu thả. Nhưng khi đến những nơi cần đơn giản nhiều teen vẫn cứ cầu kỳ hoa lá. Ở những nơi trang nghiêm như chùa chiền, miếu mạo thì nhiều teen vẫn ăn mặc quần áo cũn cỡn, chẳng biết giữ phép lịch sự.
Các teen cũng rất nhanh nhạy trong việc bắt kịp với bất cứ một trào lưu, phong cách ăn mặc mới nào. Xu hướng thời trang của teen cũng thay đổi luôn xoành xoạch. Vài năm trước đây, mặc quần jean với cạp thật trễ (trễ đến mức hở cả underwear) mới là mốt thì bây giờ, quần jean đã trở thành thứ gì đó hơi lạc hậu. Mốt bây giờ là phải quần legging hay tregging, da bó cạp cao, đủ kiểu có gân, không gân ôm khít vào bụng và chân.
Nhiều teen ngày nay cũng thích bắt chước theo phong cách của sao. Cái “xì-tai” áo dài quần ngắn của các sao gần đây được các teen ưa chuộng. Nhưng nhiều teen muốn tạo phong cách riêng nên bỏ hẳn cái quần ngắn, chỉ mặc mỗi chiếc áo dài phong phanh nên rất dễ "lộ hàng".
Không chỉ teengirl, nhiều teenboy cũng có cách ăn mặc rất kệch cỡm. Nhiều anh chàng thích mặc quần áo lòe loẹt hoặc tua rua; đầu tóc xanh đỏ, có khi dựng ngược, có khi để chỏm… trông rất kỳ quái. Nhiều teenboy lại cứ thích mặc kiểu trang phục như con gái.
Nhiều teen đầu tư rất tiền vào việc trang điểm, quần áo, giày dép… Nhưng tốn tiền nhiều chưa chắc đã đẹp hơn. Mặc đẹp là phải biết ăn mặc phù hợp với vóc dáng của cơ thể, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng gặp gỡ. Nhiều teen không biết điều này nên ăn mặc rất lố lăng, phản cảm.
Cách ăn mặc của nhiều teen khiến nhiều người ngán ngẩm. Chị Hà (ở quận Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: "Nhiều học sinh bây giờ ăn mặc rất chướng mắt. Không hiểu là theo kiểu cách gì nữa!".
Suy nghĩ về trang phục của giới trẻ hiện nay – Bài làm 2
Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.
Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không.
Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!
Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người.

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ? Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Kết bài: Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Bài viết tham khảo Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại.
Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

### Mở bài (MB): Giới thiệu vấn đề về sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay Trong thời đại công nghệ hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Mạng xã hội không chỉ giúp kết nối mọi người trên toàn cầu mà còn là công cụ hữu ích để chia sẻ thông tin, học hỏi kiến thức và giải trí. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội quá mức lại đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với giới trẻ, nhất là khi họ dễ dàng bị cuốn vào không gian ảo mà bỏ qua các mối quan hệ thực tế. Mặc dù mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng không ít thách thức, đặc biệt là khi giới trẻ thiếu nhận thức về tác hại của việc sử dụng nó một cách thái quá. Vậy mạng xã hội là gì, và những ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra đối với giới trẻ là gì? Cùng tìm hiểu và phân tích vấn đề này một cách kỹ lưỡng hơn. ### Thân bài (TB) **Giải thích mạng xã hội là gì?** Mạng xã hội là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng kết nối và tương tác với nhau thông qua những hoạt động như chia sẻ hình ảnh, video, trạng thái cá nhân, hoặc tham gia vào các nhóm cộng đồng với sở thích chung. Các mạng xã hội phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, YouTube, TikTok, Zalo và nhiều nền tảng khác. Mỗi nền tảng có tính năng riêng biệt nhưng tất cả đều phục vụ mục đích kết nối và tương tác, giúp người dùng giao lưu, chia sẻ thông tin và kết bạn. Mạng xã hội cũng có thể được sử dụng để học hỏi, nâng cao kiến thức, giải trí, thậm chí là phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách và không có sự kiểm soát, mạng xã hội cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực. **Thực trạng và biểu hiện sử dụng mạng xã hội của giới trẻ** Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và các thiết bị thông minh, mạng xã hội ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Theo các khảo sát, có khoảng 80-90% giới trẻ sử dụng mạng xã hội hàng ngày, và thời gian trung bình một người dành cho các hoạt động trên mạng xã hội có thể lên tới 4-6 giờ mỗi ngày. Những nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram đã chiếm lĩnh thị trường và trở thành phần quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ. Biểu hiện của việc nghiện mạng xã hội có thể dễ dàng nhận thấy khi giới trẻ dành hầu hết thời gian trong ngày chỉ để lướt web, đọc tin tức, chơi game hoặc trò chuyện với bạn bè qua các ứng dụng nhắn tin. Những hành động này không chỉ làm mất đi thời gian quý báu mà còn dẫn đến tình trạng thiếu tập trung vào các hoạt động thực tế như học tập, làm việc, thể thao, hoặc giao tiếp trực tiếp với người thân và bạn bè. **Nguyên nhân sử dụng mạng xã hội của giới trẻ** Có nhiều nguyên nhân khiến giới trẻ dễ dàng sa vào việc sử dụng mạng xã hội quá mức. Một trong những lý do chính là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại di động, máy tính bảng. Việc sử dụng mạng xã hội trở nên dễ dàng và thuận tiện, giúp giới trẻ tiếp cận thông tin, kết nối với bạn bè và giải trí mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, giới trẻ hiện nay cũng chịu áp lực từ các yếu tố xã hội và tâm lý. Trong một xã hội có sự phát triển mạnh mẽ về truyền thông và xu hướng, mạng xã hội trở thành nơi thể hiện bản thân, chia sẻ những khoảnh khắc và hình ảnh "hoàn hảo". Các bạn trẻ dễ dàng bị cuốn vào cuộc đua "săn" lượt thích (like), bình luận (comment) và người theo dõi (followers), và cảm thấy thiếu tự tin nếu không nhận được sự chú ý từ cộng đồng mạng. Mạng xã hội, với những hình ảnh hoàn hảo và cuộc sống đầy đủ của một số người nổi bật, đôi khi làm cho các bạn trẻ cảm thấy áp lực, nghi ngờ về bản thân và có cảm giác không được công nhận. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ cũng tìm thấy niềm vui trong việc chia sẻ các trạng thái, cảm xúc cá nhân, kết nối với bạn bè qua mạng xã hội khi họ cảm thấy thiếu sự quan tâm từ gia đình hoặc những mối quan hệ thực tế. Đây cũng là một yếu tố khiến họ dễ dàng lún sâu vào thế giới mạng. **Hậu quả và ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội quá mức** Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể gây ra rất nhiều hậu quả tiêu cực đối với bản thân, gia đình và xã hội. Trước hết, về sức khỏe, việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức mắt, và thậm chí có thể gây ra các vấn đề về xương khớp do ngồi quá lâu. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ, sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tạo ra tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau. Về mặt tâm lý, mạng xã hội có thể gây ra các vấn đề về stress, lo âu và trầm cảm. Việc so sánh cuộc sống của mình với những hình ảnh "hoàn hảo" trên mạng, những hình ảnh của người nổi tiếng hoặc bạn bè có cuộc sống "đầy đủ" khiến nhiều người cảm thấy bất mãn, tự ti. Điều này đặc biệt rõ rệt ở giới trẻ khi họ chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý để phân biệt giữa thế giới thực và thế giới ảo. Ngoài ra, việc quá phụ thuộc vào mạng xã hội cũng khiến họ không thể phát triển kỹ năng giao tiếp, thiếu sự cảm nhận về những giá trị trong cuộc sống thực. Về mối quan hệ gia đình, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ khiến giới trẻ ít giao tiếp với gia đình, không còn dành thời gian chia sẻ và quan tâm lẫn nhau. Điều này có thể gây ra sự thiếu gắn kết, mâu thuẫn và mất đi sự thấu hiểu giữa các thành viên trong gia đình. Một số gia đình còn gặp phải tình trạng con cái "nghiện" mạng xã hội, khiến phụ huynh lo lắng về tương lai của con em mình. **Giải pháp và bài học nhận thức** Để khắc phục những tác hại của việc sử dụng mạng xã hội quá mức, mỗi người cần phải có ý thức tự giác trong việc quản lý thời gian và cách sử dụng mạng xã hội. Trước tiên, cần phải xác định rõ mục đích sử dụng mạng xã hội là gì và hạn chế thời gian sử dụng sao cho hợp lý. Thay vì lướt mạng xã hội suốt ngày, hãy dành thời gian để học tập, tham gia các hoạt động thể thao, hoặc đọc sách để phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng cần có sự quan tâm, giám sát con cái trong việc sử dụng mạng xã hội. Điều này không có nghĩa là hạn chế tuyệt đối việc sử dụng mạng xã hội, mà là hướng dẫn con cái sử dụng mạng xã hội một cách khoa học và hợp lý. Cha mẹ có thể đặt ra thời gian quy định cho con cái để chơi game, lướt mạng xã hội và cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời, giao tiếp trực tiếp để giúp giảm thiểu tình trạng cô lập. Ngoài ra, các nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục cho học sinh về việc sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Học sinh cần hiểu rằng mạng xã hội là công cụ để kết nối và học hỏi, nhưng không phải là tất cả. Nhà trường có thể tổ chức các buổi học kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh có thể phát triển toàn diện và tránh việc lạm dụng mạng xã hội. **Liên hệ bản thân** Với bản thân tôi, mạng xã hội là một công cụ rất hữu ích để kết nối với bạn bè, tìm kiếm thông tin và giải trí. Tuy nhiên, tôi cũng nhận ra rằng việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mình. Tôi đã từng dành rất nhiều thời gian vào việc lướt mạng xã hội, điều này khiến tôi cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, khi nhận thức được vấn đề này, tôi đã chủ động giảm thời gian sử dụng mạng xã hội, thay vào đó tôi dành thời gian cho việc học, tham gia các hoạt động thể thao và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè. Điều này không chỉ giúp tôi cải thiện sức khỏe mà còn giúp tôi duy trì các mối quan hệ thật sự ý nghĩa trong cuộc sống. ### Kết bài (KB): Khẳng định lại vấn đề Tóm lại, mạng xã hội là một công cụ mạnh mẽ mang lại nhiều lợi ích nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng mức, mạng xã hội có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, tâm lý và các mối quan hệ gia đình, xã hội. Việc sử dụng mạng xã hội hợp lý, có kế hoạch và tự giác kiểm soát thời gian sẽ giúp chúng ta tận dụng những lợi ích mà nó mang lại mà không phải đánh đổi bằng những hậu quả đáng tiếc. Mỗi người trong chúng ta cần nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực. Chỉ khi sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và có ý thức, chúng ta mới có thể phát triển bản thân toàn diện và tạo dựng cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

Một trong những điều mà Bác Hồ căn dặn chúng ta sống ở đời chính là sự “Kiệm”. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm và hoang phí chính là sự ngược lại với sự tiết kiệm. Con người sống trong xã hội ngày càng có những chuyển biến mới và dường như cũng không hề lo lắng cho thế hệ sau. Họ như ăn chơi và hoang phí mọi mặt, người ta cho rằng đấ nước ta là “đất nước rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”. Có lẽ chính vì thế mà lối sống hoang phí, lãng phí là một thực trạng khá báo động của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.
Lãng phí đó chính là một hiện tượng đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ. Lãng phí chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta.
Có thể thấy được rất rõ những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng. Ta như cũng nhận thấy được chính từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…) cũng có những hiện tượng lãng phí này xảy ra. Từ trong gia đình đơn giản ta cũng thấy được trong căn bếp chẳng hạn việc bạn cứ xả nước rửa rau nhưng khi xong không tắt nước ngay mà do thói quen bạn quên để nước cứ thế chảy. Hay những bóng điện không dùng đến nữa nhưng vẫn cứ bật gây tốn về tiền của cũng như điện năng cho cả gia đình. Mỗi khi bạn hoạt động mệt nhọc bật một lúc quá nhiều quạt xong khi không cần dùng nữa cũng quên không tắt hết đi,… Tất cả những thói quen này gây ra một sự lãng phí không cần thiết.
Có thể nhận thấy được chính thực trạng của việc lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ. Ta như nhận thấy được rằng chính hiện tượng lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực,…mà dường như nó cũng chính còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…Các bạn như mải miết vào các trò chơi như thật vô bổ. Các trò chơi tiêu khiển như game,… không chịu học hành thì các bạn sẽ không tích lũy được một lượng kiến thức cần thiết để có thể trang bị cho mình phát triển hơn nữa. Thế rồi thời gian các bạn tiêu tốn cho nó cũng rất lớn khiến cho sức khỏe của mình cũng bị hao tổn. Không chỉ vậy thời gian đó nếu như các bạn dùng để có thể giúp cho gia đình mình hoặc đọc những cuốn sách hữu ích thì nó lại thiết thực hơn rất nhiều. Giới trẻ hiện nay thực sự như đang tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực của mình vào những trò thật vô bổ.
Nguyên nhân của sự lãng phí này đó cũng chính là những sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi… Khi giới trẻ lại luôn được coi là bộ phận luôn nhạy bén tiếp thu những điều mới lạ, còn một số thì lại chạy theo thị hiếu. Tất cả những điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian,… có lẽ chính vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.
Nhận thấy được chính trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay đó cũng chính là phải cùng chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. Thực tế cần phải biết được mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, cũng như tiền bạc vào những việc có ích như học tập, đồng thời cũng phải biết giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Mọi người chúng ta cũng không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.
Việc con người, đặc biệt là giới trẻ mà có thể chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… Ta như biết được đã là vấn đề chống lãng phí chính là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Thực tế cho thấy được rằng, chính việc sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chúng ta hãy sống thật tiết kiệm và nhớ đến thế hệ sau. Nếu như chúng ta trong xã hội hiện nay mà lại khai thác quá mức thì thế hệ sau không những không có gì để khai thác mà cũng đã làm ảnh hưởng đến chính chất lượng đời sống của thế hệ mai sau. Rừng chúng ta khai thác trắng, khai thác quá mức, khai thác đến mức không cần thiết khiến cho tài nguyên bị cạn kiện, mức độ ô nhiễm môi trường như gia tăng,… Có rất nhiều hệ lụy diễn ra nhưng con người chưa ý thức được. Hãy biết tiết kiệm để tránh lãng phí không cần thiết cho chính bạn và thế hệ sau này.
Lãng phí thực sự là một việc làm không nên đối với giới trẻ hiện nay và đồng thời nó cũng chính là một việc sai lầm. Khiến cho xã hội của chúng ta khó có thể phát triển một cách bền vững được
Thời gian là vốn quý của con người bởi nó qua đi không thể nào lấy lại. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ của giới trẻ Việt đang lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ và mang nặng tính giải trí, mà không có sự định hướng nào về công việc, học tập hay tương lai. Không khó để bắt gặp trên giảng đường, giữa hàng chục sinh viên chăm chú nghe giảng bài thì vẫn có nhiều sinh viên đang ngủ gục trên bàn chỉ vì… không có việc gì làm, hoặc mải mê lướt “phây”, trang điểm, thậm chí xem phim ngay trong giờ học.Không chỉ lãng phí thời gian, nhiều bạn còn sẵn sàng bỏ học, bỏ làm, thậm chí là vay mượn, cầm cố đồ đạc để đổ tiền vào game, mong sao có thể “xưng bá” trong thế giới ảo.
Không chỉ game, Facebook cũng đang gây nghiện cực lớn trong giới trẻ. Facebook gây nghiện đã vậy, các diễn đàn hài nhảm cũng mọc lên tràn lan và thu hút sự chú ý của hàng triệu bạn trẻ trong khi nội dung mà những trang web này cung cấp chỉ toàn là những tin tức nhảm nhí, những clip hài hước, hở hang và gây sốc. Tuy nhiên hàng ngày vẫn có hàng triệu bạn trẻ dành 2-3 tiếng đồng hồ chỉ để vào những web này xả stress. Nhưng hậu quả thì không mấy ai ý thức được của việc lãng phí thời gian cho đến khi phải đối mặt với thất bại trong cuộc sống, học tập và làm việc. Vì vậy, chúng ta hãy biết tranh thủ cùng thời gian để làm những việc hữu ích cho mình và đừng lãng phí thời gian để phải chịu lỗi đáng trách nhất.
Bạn tham khảo nhé.
Nguồn: https://doctailieu.com/hien-tuong-lang-phi-thoi-gian-nhan-roi-cua-gioi-tre

đề 1: bạn tham khảo ở đây nhé
Nghị luận xã hội : suy nghĩ về bạo lực học đường hiện nay – Văn hay
đề 2: bạn tham khảo tại đây
trình bày suy nghĩ của em về việc gian lận trong thi cử hiện nay.
đề 1
I.Mở bài:
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
II.Thân bài:
Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.
Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
III. Kết bài:
Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai

- Về thực phẩm đóng gói thì nhiều sản phẩm hay được chế biến qua quy trình có sử dụng nhiều hóa chất hay phẩm màu rất bắt mắt nhưng lại có hại đến sức khỏe người dùng và có nhiều sản thì sử dụng chất bảo quản
+ Nên ta cần xem kĩ trước khi mua về sử dụng như hạn sử dụng, thành phần, nơi sản xuất, xem có bị phồng, hở nắp không. Vậy thì ta sẽ bảo vệ sức khỏe hơn.
- Về thực phẩm dùng trực tiếp thì hiện nay các đồ tươi sống khi mua về ta để vào tủ lạnh hay ngâm vào nước quá lâu nên bị mất hết chất vitamin, sinh tố có trong thực phẩm. Khi sử dụng sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chúng ta.
+ Ta cần xem là thức ăn có bị ôi, ươn hay bị thối không, cần rửa hay chế biến biến qua trước khi cho vào tử lạnh và không nên để quá lâu trong tủ lạnh và không ngâm quá lâu thực phẩm vào nước. Nó sẽ an toàn hơn rất nhiều khi sử dụng.
chúc bạn học tốt nhé !