K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau:      (Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu.).      Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

     (Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu.).

     Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó cũng đi theo. Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. Anh đặt tên nó là Hàn Lư. Anh thường đùa với nó:

     - Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không?

     Con vật gật đầu, ngoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời.

     Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương. Con chó phải ở lại. Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa.

     Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn. Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải. Ông trách mắng:

     - Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn. Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít. Sao mày lại lấy oán trả ân?

     Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người:

     - Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!

     Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói:

     - Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo. Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu ra dành cho mày nữa. Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi?

     Con chó nói:

     - Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế. Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc. Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ của mình. Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho. Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ để sau phải hối tiếc!

     Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về.

     Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết. Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi. Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều là nhờ con chó hết sức canh giữ.

     Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ. Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó. Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững…

     Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt!

     Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời.

(Trích Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh - Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 - 332)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Xác định ngôi kể của văn bản.

Câu 3. Nội dung của văn bản này là gì?

Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản.

Câu 5. Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào?

0
2 tháng 12 2023

A. Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng

25 tháng 9 2018

https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-cam-nhan-cua-em-ve-tinh-me.2567/

ở đây nhìu bài hay lúm 

nhớ tk 

26 tháng 9 2018

Mik làm được rồi bạn ạ.Dù sao cũng cảm ơn bạn.

4 tháng 1 2018

Giữa cô Phô-xơ và chú chó nhỏ tồn tại tình cảm yêu thương đặc biệt đó là vì cảnh ngộ của cả hai đều rất tội nghiệp và đáng thương, hơn nữa cả hai đều là người giàu lòng yêu thương.

Chọn đáp án: C. Vì cô và chú chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương.

26 tháng 5 2022

lm bài nào v bn

tự hỏi tự trl hả:))

tham khảo:

"Trong lòng mẹ" trích "Những thời thơ ấu" của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái "khái niệm" "Trọng nam khinh nữ" đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ - mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến "thối nát" của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói "cay nghiệt" của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới "trưởng thành" chỉ nghĩ "Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?". Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?

25 tháng 9 2021

Cho e  xin câu bị động với ạ

Chắc hẳn trong số chúng ta không ai còn lạ gì Hachiko - chú chó đã trở thành biểu tượng của những chú chó khác, linh vật của Nhật Bản đại diện cho sự nhớ thương và trung thành của loài động vật này đối với con người - những người bạn thân nhất của chúng. Nhân dịp năm mới - năm của Chó, có lẽ ai trong số chúng ta cũng sẽ muốn một lần đọc lại câu chuyện về chú chó...
Đọc tiếp

Chắc hẳn trong số chúng ta không ai còn lạ gì Hachiko - chú chó đã trở thành biểu tượng của những chú chó khác, linh vật của Nhật Bản đại diện cho sự nhớ thương và trung thành của loài động vật này đối với con người - những người bạn thân nhất của chúng. Nhân dịp năm mới - năm của Chó, có lẽ ai trong số chúng ta cũng sẽ muốn một lần đọc lại câu chuyện về chú chó này.

Câu chuyện cảm động về chú chó hơn 9 năm đợi người chủ quá cố ở sân ga rồi ra đi trong niềm tiếc thương của cả nước Nhật - Ảnh 1.

Hachiko - chú khuyển chí tình đã đi vào lịch sử Nhật Bản.

Khi mới ra đời vào tháng 11/1923, chú chó thuộc giống Akita thuần Nhật cổ này có tên là Hachi. Hachi được đóng vào thùng gỗ và gửi tàu hỏa về miền Nam cho ông chủ mới - giáo sư Hidesaburo Ueno, giảng dạy tại trường Đại học Tokyo danh tiếng.Vì nhiều lý do mà giáo sư Ueno chọn cuộc sống độc thân, ông dành hầu hết thời gian rảnh rỗi của mình để dạy dỗ và chuyện trò với chú chó Akita Hachi. 

Chó là loài vật phản ảnh rõ ràng nhất sự chăm sóc của chủ nhân. Được giáo sư Ueno nuôi dưỡng cẩn thận, Hachi nhanh chóng lớn bổng, phổng phao và có phần to béo hơn hẳn so với những chú chó Akita khác. Đôi bạn một già, một chó này thường xuyên sánh bước tản bộ cùng nhau trên con đường ra ga tàu Shibuya ở gần nhà; chú chó Hachi thậm chí còn chờ đợi cho chủ nhân lên tàu rồi moi về; và cứ 3 giờ chiều hàng ngày, khi tàu cập bến, Hachi không ngoan đã đứng sẵn ở đó để đón chủ nhân, dù cho nắng mưa trưa hè hay tuyết rơi ngập sân.

Câu chuyện cảm động về chú chó hơn 9 năm đợi người chủ quá cố ở sân ga rồi ra đi trong niềm tiếc thương của cả nước Nhật - Ảnh 2.

Đều đặn, việc đón chủ đã trở thành nếp sinh hoạt không thể thiếu của Hachi nhỏ bé.

Những ngày vui vẻ cứ thế kéo dài cho tới một ngày nọ, chính xác là ngày 21/5/1925 định mệnh. Tai họa ập đến khi giáo sư Ueno bất ngờ đột quỵ do xuất huyết não khi ngay trên giảng đường. Thế nhưng Hachi nào có biết điều đó? Chú chó vẫn vui vẻ chạy ra ga đón chủ, đợi mãi, đợi mãi mà chủ không về. Ngày lại ngày, Hachi vẫn giữ nguyên thói quen chờ đón ông chủ của mình, và cứ thế, không quản nắng mưa, Hachi không vắng mặt một ngày nào trên sân ga Shibuya để chờ đón ông Ueno trong suốt 9 năm, 9 tháng và 15 ngày.

Câu chuyện cảm động về chú chó hơn 9 năm đợi người chủ quá cố ở sân ga rồi ra đi trong niềm tiếc thương của cả nước Nhật - Ảnh 3.

Trong suốt gần 10 năm tiếp theo của cuộc đời mình, Hachiko vẫn không từ bỏ thói quen ngóng chờ chủ nhân ở sân ga Shibuya.

Năm 1932, sau khi Hachi đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về câu chuyện cảm động này và gửi đăng trên trang nhất tờ Tokyo Asahi. Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Tên của Hachi được đổi thành Hachiko - có nghĩa trìu mến và âu yếm; cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới "chukhen" – chú chó nhỏ trung thành. Thậm chí, hoàng hậu Nhật Bản cũng đã dành tặng những lời khen cho Hachi; đồng thời những nhân viên nhà ga cũng dọn sẵn cho Hachi một ổ lót lông trong phòng trực để chú chó tá túc qua những ngày mưa nắng.

Câu chuyện cảm động về chú chó hơn 9 năm đợi người chủ quá cố ở sân ga rồi ra đi trong niềm tiếc thương của cả nước Nhật - Ảnh 4.

Câu chuyện về Hachiko có một sức lan tỏa mạnh mẽ, tới mức nhiều người dân Tokyo đã mặc nhiên coi việc chăm sóc chú chó nhỏ này trở thành một phần trách nhiệm của mình.

Thời gian dần trôi qua, nhiều ngày, nhiều tháng rồi nhiều năm, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935, gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko - lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm. Người ta còn đồn rằng, đây là con phố trước đây Hachiko chưa từng qua, nhưng xác của chú lại tình cờ chỉ về hướng mộ giáo sư Ueno. Qua đời khi đã 12 năm tuổi, khoảng thời gian chờ đợi trong suốt 1 thập kỷ đã chiếm trọn cuộc đời Hachiko.

Câu chuyện cảm động về chú chó hơn 9 năm đợi người chủ quá cố ở sân ga rồi ra đi trong niềm tiếc thương của cả nước Nhật - Ảnh 5.

Vào ngày cuối đời, Hachiko vẫn thương tiếc ông chủ tới khôn cùng. Thế nhưng khi ra đi, Hachiko không hề cô đơn, khi gần như cả nước Nhật dõi theo bước chân liên thiên đàng của chú.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người ta đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người dân đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, Hachiko lại một lần nữa được tạc một bức tượng mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.

Câu chuyện cảm động về chú chó hơn 9 năm đợi người chủ quá cố ở sân ga rồi ra đi trong niềm tiếc thương của cả nước Nhật - Ảnh 6.

Bức tượng đồng đúc hình của Hachiko trước cửa ga Shibuya vẫn còn ở nguyên đó cho tới tận ngày nay.

 Đó là câu chuyện của rất nhiều năm về trước, vậy mà giờ đây, hình ảnh chú chó trung thành tại quận Nagano, Nhật Bản lại làm dấy lên biết bao xúc cảm trong lòng người dân Nhật Bản. Báo chí liên tục đăng tải nhiều tác phẩm thơ ca nhạc họa về chú chó trung thành Hachiko. Các cửa hiệu gần ga cũng nhanh nhạy cho ra nhiều mặt hàng mới như tem thư Hachiko, búp bê Hachiko... Các giáo viên coi Hachiko như tấm gương sáng về lòng trung thành cho học trò noi theo, các nghệ sĩ nổi tiếng cũng bắt đầu tán dương chú. Cả nước dấy lên phong trào phát triển giống chó Akita, những mong gia đình mình sẽ nuôi được một chú chó trung thành như vậy.

7
19 tháng 11 2018

Hic hic ...

Xúc động quá bạn :<

Meow~

15 tháng 1 2019

Một câu chuyện thật là cảm động Hu...Hu... ToT !!!

 Và cx thật ngưỡng mộ lòng trung thành của Hachiko

thử hỏi trên đời có mấy ai trung thành đc như Hachiko!

Ước gì tui có đc 1 chú chó như Hachiko!

(Nhưng mà nếu như ông chủ của Hachiko ko còn thì sau đó ai đã chăm sóc Hachiko?)

9 tháng 5 2019

Chuẩn rồi chj gái ạ!

Hok tốt nha!

#miu

10 tháng 5 2019

chuẩn rồi chj gái ạ! 

Nhớ k e nhé!

#miu

5 tháng 3 2023

Hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước, tâm trạng:

- Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với công / Đắng ca chẳng có chịu được, ức!

- Bông bông dắt, bông bông díu, / Xa xa lắc, xa xa líu.

- Chờ co bông chín lúa vàng, / Để anh đi gặt, để nàng mang cơm/

- Ức bởi xuân huyên.

28 tháng 8 2023

  + Tâm trạng lạc lõng, cô đơn, vô nghĩa trong gia đình chồng “Con gà rừng ăn lẫn với con công - Đắng cay chẳng có chịu được, ức!”

  + Nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ hạnh phúc gia đình đầm ấm “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm” với thực tế bị chồng xao nhãng,  bỏ bê vì mải mê đèn sách “Bông bông dắt, bông bông díu - Xa xa lắc, xa xa líu

  + Tâm trạng uất ức, cơ đơn, quẫn bách “Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên” khắc họa sự cô đơn, nỗi tủi phận vì không có người chia sẻ.