K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT Bài đọc: Sự sẻ chia bình dị      Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT

Bài đọc:

Sự sẻ chia bình dị

     Thanh đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau Thanh là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, Thanh liền nhường chỗ của mình cho bà. Bà cảm ơn rồi vội vã bước lên.

     Nhưng đến lượt Thanh thì bưu điện đóng cửa. Khi đó Thanh cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang Thanh nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”.

     Thanh sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, Thanh đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Thanh rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Thanh không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

     Kể từ ngày hôm đó, Thanh cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Thanh bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì Thanh nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Câu 7 (0,5 điểm): Sau khi thấy được ý nghĩa của việc mình nhường chỗ cho người mẹ, Thanh cảm thấy như thế nào?

Câu 8 (0,5 điểm): Ghi lại một câu văn có chứa trạng ngữ chỉ thời gian trong bài đọc.

Câu 9 (1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thanh?

Câu 10 (1,0 điểm): Viết 2 – 3 câu văn nói ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống, trong đó có một câu chứa vị ngữ được dùng để giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ và gạch chân câu đó.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm.

Em vẫn chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Đọc thầm khiến tốc độ đọc của em nhanh hơn nhưng lại khiến cho sự cảm nhận có phần kém đi, phải đọc đến lần thứ 2, thứ 3 mới có thể hiểu được ý nghĩa văn bản.

25 tháng 3 2018

Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng giúp ích nhiều cho việc viết văn tự sự

Ví dụ: Truyện ngắn Làng của Kim Lân sẽ giúp học sinh có thêm hiểu biết về tình huống truyện, trình tự thời gian, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ nhân vật…

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO BÀI ĐỌC HIỂU THPTQG MÔN TIẾNG ANHMình thấy rất nhiều bạn than phần Reading khó, bài Reading dài và không đủ thời gian, não không đủ từ vựng để đọc hết bài,... blabla. Vậy nên, mình viết bài này chia sẻ một số tips làm bài Reading (chưa có bài đục lỗ nha) dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, có học hỏi được từ nhiều senpai siêu đỉnh, mong là nó sẽ giúp ích cho...
Đọc tiếp

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO BÀI ĐỌC HIỂU THPTQG MÔN TIẾNG ANH
Mình thấy rất nhiều bạn than phần Reading khó, bài Reading dài và không đủ thời gian, não không đủ từ vựng để đọc hết bài,... blabla. Vậy nên, mình viết bài này chia sẻ một số tips làm bài Reading (chưa có bài đục lỗ nha) dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, có học hỏi được từ nhiều senpai siêu đỉnh, mong là nó sẽ giúp ích cho các bạn ^^
+ Trước hết, để tiếp cận dạng bài này thì các bạn cần đọc câu hỏi trước, đừng có mới vào mà đi đọc hết bài đọc rồi mới đọc câu hỏi sau. Đọc câu hỏi trước, gạch chân keyword của câu hỏi và 4 đáp án để hiểu được nội dung câu hỏi và đáp án đang ám chỉ điều gì (đặc biệt quan trọng với mấy câu implied, inferred hay tittle). Sau đó, quay lại đọc đoạn văn, đọc lướt tìm các từ khóa, tìm được từ khóa rồi thì đọc chậm và kỹ câu có chứa từ khóa, khuyến khích nên đọc cả câu trước đó và câu sau đó để hiểu rõ ngữ cảnh hơn, cuối cùng thì quay lại để chọn đáp án thôi. À có một điều hồi làm đề mình nhớ là thường thì nó sẽ cho theo thứ tự là câu hỏi với đoạn văn song song với nhau á, ý mình là mình sẽ đọc câu 1 rồi note nội dung câu hỏi, sau đó quay lên đọc đoạn 1, trả lời xong câu 1 rồi thì đọc câu hỏi số 2 và đọc tiếp tục từ đoạn 1 đang đọc dở. 
+ Thứ tự làm bài: bình thường mình sẽ làm theo đoạn như mình nói ở trên thôi, thường thì mấy bài đọc này câu hỏi sẽ rơi vào hỏi về từ đồng nghĩa (the word "..." in paragraph is closest in meaning to), đại từ (the word "it" in paragraph X refers to...), câu hỏi thông tin có thể tìm kiếm trong bài (như chọn đáp án dựa vào thông tin đoạn X, hay theo thông tin của người nói Y), câu suy luận, câu tựa đề/nội dung toàn bài. Lúc làm thì các bạn nên để mấy câu suy luận (implied, inferred...) với câu tittle làm cuối cùng, sau khi đọc qua đoạn văn để làm mấy câu kia thì lúc này mình sẽ phần nào nắm bắt được ý chính để làm, lúc này thì việc đúc kết thông tin thành main idea sẽ nhanh và chính xác hơn. Một lí do khác nữa là các câu này hơi bị tốn thời gian, và có thể làm bạn panic mất thôi OvO 
+ Đối với câu suy luận, chắc chắn một điều là dạng câu hỏi infer này thì thông tin không có trực tiếp trong bài, như tính chất inferred của nó thì bạn chỉ có thể dùng kĩ năng logical thinking như Edowage Conan để suy luận ra thui =))) Như mình đã đề cập ở trên, đó là để ra sau cùng để làm tại vì nó đòi hỏi bạn phải nắm nội dung của bài đọc tương đối. Với câu hỏi này thì hãy đi lần lượt qua các phương án, gạch chân từ khóa, ý chính của phương án, quay lại đọc bài và rà soát các đoạn liên quan thử xem là với những thông tin đề bài cho như vậy thì có suy ra được phương án đó hay không, nếu được thì đánh dấu để xem lại còn không thì loại, làm tới phương án tiếp theo, như vậy thì sẽ loại được 3 đáp án sai ấy. Còn trường hợp chỉ loại được 1,2 đáp án thì đọc lại một lần nữa như trên để suy xét kỹ từng từ từng ý :v (p/s: cách diễn đạt hơi khó hiểu quá hông?)
+ Với câu hỏi về đại từ ("they", "it"...) cái này thì dễ, đọc câu có chứa đại từ, cùng lắm là thêm 1-2 câu trước và sau đó là nắm được they hay it ở đây đang nói về con nào thằng nào rồi =)) một cách đơn giản để test là cứ thế 4 đáp án vào đọc rồi hiểu xem là nó có hợp không là được.
+ Với câu hỏi đồng nghĩa (closest, synonym), cũng như trên là đọc câu chưa từ vựng, câu trước hoặc sau xong chọn =))) 
+ Với câu suy luận hẹp theo đoạn hoặc theo người XYZ nói cái gì đó, cái này thì vẫn áp dụng cách làm bài chung trên như mình đã nói, nhưng một lưu ý nhỏ là thường một đoạn văn sẽ đi theo cấu trúc là luận điểm -> mở rộng -> kết luận, nên nếu không có thời gian thì cứ tìm câu đầu với câu cuối trước :v
+ Mình thấy là nhiều bạn đọc theo kiểu là phải hiểu hết bài đọc, đọc theo kiểu hiểu từng từ vựng, nên nhiều lúc vào thi mới nhìn gặp một đống từ khó là đã mất bình tĩnh, nhưng không sao các bạn ạ, tụi mình không cần phải hiểu hết từ vựng mới có thể làm được bài. Bài đọc mention về thế kỷ 21 hiện đại với một đống công nghệ, computers, ovens, laser scanners, fridge-freezers,... mình không biết fridge-freezers là gì cả nhưng kệ nó đi, biết nó là ví dụ của công nghệ hiện đại là được rồi. Thực ra thì mình hoàn toàn có thể suy luận từ vựng từ ngữ cảnh, không phải là hoàn toàn nhưng đủ để bạn có thể làm được bài đọc (đương nhiên điều này đòi hỏi bạn phải nắm được từ vựng thông dụng với cơ bản chứ còn đến mấy từ cơ bản cũng không hiểu thì ai mà gánh nổi bạn :D). Chú ý tới ngữ cảnh, nội dung của những câu từ xung quanh sẽ giúp bạn đoán được ý nghĩa của từ bạn chưa biết (cách này là hữu dụng nhất rồi, tuy mình không hiểu từ đó là gì nhưng mình vẫn đoán được mommy mommy nó chỉ gì =))) 
+ Một điều nữa là, thường thì có tới tận 3 bài đọc tiếng Anh lận, mà thi tiếng Anh thì thi vào ca chiều 1h chiều nên dễ buồn ngủ, nên mình khuyên là mấy bạn nên làm từ từ, kiểu làm 1 bài xong làm mấy cái lặt vặt khác rồi quay lại làm tiếp bài đọc 2 chứ hông dễ buồn ngủ á. À lúc mà luyện đề thì mấy cái bài đọc này kiểu luyện khả năng tập trung á, không biết nói sao nhưng hồi cấp 3 lúc mình mới vào lớp 10, bắt đầu tiếp xúc với mấy bài đọc IELTS nhiều hơn, lúc mình làm bài là mình kiểu đắm chìm trong đó luôn =))) Với cả câu nào mà quá 3 phút chưa ra (trừ câu imply nếu khó quá mình cho nó 5p) thì cứ mạnh dạn bỏ qua, nhớ đánh dấu đấy xong lúc làm xong hết rồi thì quay lại :v trộm vía năm mình thi đề dễ quá làm 15p dư 45p ngủ =))
Đến đây là hết rồi (tại mình không biết mình có quên gì không), xong bài này chắc mình off để chạy 4 cái đồ án với làm NCKH nữa TwT cho kịp 30/4 về quê chơi =))) bao giờ mình báo cáo xong đồ án ML sẽ quay lại hihi =)) 

 

7
8 tháng 4 2023

À còn quên phần 2 nữa (áp dụng cho những ai không làm nhưng vẫn có ăn) =)) 
Cách 1: Đọc thuận mồm thì khoanh (cách này mình vẫn hay áp dụng nhất, dành cho ai hỏi mị tips 10 điểm) 
Cách 2: Bí kíp casio công phá mọi bài trắc nghiệm Toán Lý Hóa Sinh Anh (Văn thì chịu học theo em Dzịt đi =))) - of course, modern problem requires modern solution =))) 

Thủ thuật chọn đại bằng máy tính Casio 570ES Plus trong thi trắc nghiệm -  VnMath.Com | Trắc nghiệm Toán | Dịch vụ Toán học

Cách 3: Gõ youtube keyword "learning english while sleeping" là ra =)))

 

8 tháng 4 2023

em thi tiếng anh toàn đem máy tính vô random =))

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Em tìm đọc một số bài viết như:

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (https://dangcongsan.vn/)

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính là giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc (https://ictvietnam.vn/)

6 tháng 9 2017

Chọn D

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Các bài viết trên internet liên quan đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại (Theo Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, trích báo Quân đội Nhân dân)

+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá (Theo Uông Triều, tuyengiao.vn)

+ Văn bản Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 12 (2006)

- Một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết:

+ Trường hợp thêm từ tiếng Anh vào những câu tiếng Việt trong giao tiếp. Những từ ấy không chỉ những người trẻ hay dùng mà đã trở thành những từ gần như cửa miệng, ít nhất là với những cư dân thành thị từ trung niên trở xuống. Thay vì nói “Em chuyển hàng cho chị lúc 5 giờ chiều” thì một chị trung niên ở thành phố sẽ điềm nhiên bảo “Ship lúc 5 giờ nhé”, hoặc các cô gái kể với bạn bè “Bọn mình vừa mới check in ở Mộc Châu”, “Hôm nay đi phỏng vấn viết review mà gặp nhiều drama quá”... Các câu bị tỉnh lược nhiều, giảm bớt cả thành phần và đưa những từ tiếng Anh thông dụng vào.

26 tháng 6 2021

âu 1 : Chia sẻ về phương pháp đọc sách hiệu quả và tác động của phương pháp đọc đó đối với học tập , công tác và phát triển kiến thức, kỹ năng của bản thân.

Cuộc đời mỗi người giống như cuốn sách. Có những chương buồn bã, khổ đau nhưng cũng có những chương vui vẻ hạnh phúc. Có những chương tẻ nhạt, chỉ muốn lướt qua thật nhanh, nhưng cũng có những chương thú vị, khiến người ta hào hứng ,muốn đọc đi đọc lại. Dù thế nào, chúng ta cũng phải lật giở từng trang mới biết được điều gì đang chờ mình ở những chương kế tiếp. Mỗi chúng ta đều có những góc nhìn khác nhau về sách, chẳng hạn như có người thấy sách giúp ích cho việc học, phát triển kiến thức, còn có người thấy sách là công cụ giải trí,… Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể đọc được sách hiệu quả từ đó đưa ra các phương pháp.

Quy trình để đọc sách :

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách

Bước 2: Tìm hiểu thông tin cuốn sách

Bước 3: Xem mục lục của cuốn sách

Bước 4 : Xem lời giới thiệu, lời nói đầu

Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt

Bước 6: Đọc thực sự, bắt đầu đọc kĩ và sâu

Phân tích quy trình

Bước 1: Xác định mục đích đọc sách

Để bắt đầu vào việc tìm hiểu ,khám phá 1 cuốn sách thì việc đầu tiên ta phải xác định được mục đích đọc sách. Đọc sách để làm gì? Đọc sách gì? Đọc như thế nào cho phù hợp? Mục đích đọc sách rất quan trọng nó không những chỉ là đọc không mà nó còn ảnh hưởng đến cảm xúc quá trình đọc và kiến thức của chúng ta. Phải xác định mục đích đọc rõ ràng dẫn tới việc lựa chọn cuốn sách, cách đọc phù hợp với mình như:

Đọc để giải trí chúng ta chọn cách đọc nhanhĐọc để học thì phải ghi chép, đánh dấu lạiĐọc để áp dụng vào kinh doanh, đầu tư thì mình phải ghi chép, đưa ra những danh sách những kế hoạch và mục tiêu cần phải làm

Bước 2: Tìm hiểu thông tin cuốn sách

Sách cũng như là tài sản của chúng ta vậy, chúng ta trân trọng sách yêu quý sách thì chắc hẳn rằng chúng ta sẽ muốn có cuốn sách mà mình thích và cuốn sách đó chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin thật kĩ càng

Tìm mua sách thật, không giả mạoĐọc thông tin trên trang bìa của cuốn sáchĐọc về nhà xuất bản, tác giảThời gian sáng tác, địa điểm, lần thứ mấy,…

Bước 3: Xem mục lục của cuốn sách

Mục lục của cuốn sách cũng như tổng quan, bao quát về sách. Xem mục lục chúng ta có thể biết được có những tiêu đề gì nói về nội dung gì. Biết được cuốn sách sẽ đưa ta đến hành trình nào để chúng ta cùng khám phá và tìm hiểu.

Bước 4: Xem lời giới thiệu, lời nói đầu.

Mỗi cuốn sách sẽ được tác giả đem những lời khuyên, những cảm nhận chân thật của tác giả khi viết sách. Khi ta đọc lời giới thiệu hay lời nói đầu ta sẽ cảm nhận được những tâm huyết của tác giả dành cho cuốn sách.

Bước 5: Xem lời kết luận và tóm tắt.

Như 1 cuốn sách nhỏ, lời nhỏ mà tác giả để lại phần kết luận và tóm tắt. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nội dung trong cuốn sách một cách xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu.

Bước 6: Đọc thực sự, bắt đầu đọc sâu.

Khi đã tìm hiểu xong tất cả các bước thì chúng ta bắt tay vào khám phá từng nội dung trong trang sách để có cái cảm nhận thực sự về nó, về câu chuyện mà tác giả đã viết.

Vậy 6 bước trên chính là quy trình đọc sách cơ bản mà không thể thiếu đối với chúng ta.

Phương pháp, cách đọc sách sâu hiệu quả:

Khi bắt đầu vào từng chương, từng nội dung chúng ta sẽ đọc cho đến hết không được lật lại đọc dù quên cũng không được mở lại. Cho đến khi nào đọc xong, hoàn thành xong một lượt sau đó chúng ta sẽ mở lại đọc quay lại.Đọc sách ta phải dành thời gian ghi chép, đánh dấu lại những đoạn mà chúng ta cảm thấy tâm đắc, hay, ý nghĩa nhất. Ngược lại, cũng phải ghi chép lại những câu từ và đoạn nào mà mình không hiểu chưa thể giải đáp để khi đọc xong cuốn sách chúng ta có thể đi tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn.Mỗi khi đọc sách phải liên kết tới cuộc sống hiện tại của mình đây là kĩ thuật quan trọng nhất. Mình đưa bản thân mình vào vị trí và trở thành nhân vật ở trong câu chuyện đấy. Sẽ cảm thấy rằng chính bản thân ta đang trải nghiệm câu chuyện 1 cách chân thực nhất.Mỗi 1 ý tưởng trong sách phải vận dụng được vào trong cuộc sống bằng cách suy nghĩ rằng mình sẽ làm gì bằng ý tưởng này từ đó đưa ra những kế hoạch mục tiêu cho riêng mìnhTự đưa ra 1 bản kế hoạch hành động cho mình mỗi khi đọc xong 1 cuốn sách và 1 thời gian sau kiểm tra xem mình đã làm được bao nhiêu cái ở trong bản kế hoạch đó rồi. Nếu chưa làm được thì đọc lại và làm lại từ đầu.

Đây là cách đọc, phương pháp đọc có hiệu quả không những chỉ đọc không mà đọc sách 1 cách có kỉ luật và có kế hoạch cũng rất quan trọng. Tùy vào thời gian sinh hoạt hàng ngày của mỗi người mà ta đưa ra thời gian đọc sách cho bản thân mình thật phù hợp. Mỗi ngày ít nhất ta dành ra 30 phút để đọc sách, đọc sách để cho tâm trí ta được tĩnh lặng. Hoặc có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi bất kể khi nào trí não có thể sẵn sàng tiếp thu kiến thức từ sách thì hãy đọc.

Không phải cuốn sách nào chúng ta cũng có thể đọc cũng có thể tìm hiểu mà phải phụ thuộc vào lứa tuổi, mức độ nhận thức. Phải biết được mình phù hợp với thể loại sách nào thì ta mới tìm mua đọc hơn hết là hiểu được cuốn sách đó. Ví dụ như : Nếu 16, 17 tuổi thì nên đọc những cuốn sách về phát triển bản thân, hạt giống nuôi dưỡng tâm hồn,… sẽ phù hợp hơn. Còn nếu tuổi nhỏ mà đọc những cuốn sách về đầu tư, chứng khoán, kinh tế,… thì sẽ không hiểu gì. Nếu như là sinh viên thì bắt đầu tìm hiểu về đầu tư, marketing vì chúng ta đã được học qua các môn cơ bản ở trên lớp. Vì thế việc lựa chọn cuốn sách phù hợp với lứa tuổi rất quan trọng. Tốc độ đọc cũng vậy, chọn cách đọc nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào mức độ phù hợp. Nếu đọc nhanh là đọc mà khi ta hiểu được cốt lõi hiểu được vấn đề, hiểu sâu nắm rất rõ. Còn đọc chậm là ta đọc để hiểu, để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề câu chuyện ở trong trang sách.

Phương pháp đọc sách của chúng ta có đúng hay không, có phù hợp, có hiểu quả hay không thì sẽ tác động vào trong học tập, trong công việc của mình. Đọc sách đúng cách, hiệu quả sẽ giúp việc học tập trở lên tích cực hơn, đọc sách cộng với tích cực ôn tập rèn luyện ta sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức hay và bổ ích. Sẽ tạo cho chúng ta được những kĩ năng mềm cần thiết để hành trang cho những mục tiêu phía trước. Còn trong công việc, đọc sách giúp chúng ta có được nhiều kiến thức nâng tầm nhìn cao hơn, mở rộng hơn. Có những kỹ năng xử lý khéo léo hơn nữa đọc sách dẫn đến con đường thành công, vì vậy hãy sử dụng đúng mục đích của sách

Đọc sách đúng cách không chỉ giúp phát triển kiến thức, tích lũy nhiều kĩ năng cho bản thân. Giúp trí não trở nên thông minh, không gian yên tĩnh là nơi lý tưởng để đọc sách, không ồn ào mọi thứ yên lặng phục vụ cho trí não tĩnh lặng. Từ đó, trí thông minh sẽ được sinh ra bởi sự tĩnh lặng. Đọc sách đúng cách hiệu quả sẽ đạt được sự tĩnh lặng của tâm trí ta nắm tới sự thông minh của bộ não.

Nhận thấy rằng nếu ta trải nghiệm nhiều câu chuyện trong cuốn sách, nhiều kiến thức ta sẽ đạt được ngưỡng cảnh đó là bạn bè, người thân những người xung quanh ta đều là những cuốn sách từ những câu chuyện của họ. Những gì diện ra xung quanh mình cũng là bài học, là sách. Bởi vì, mỗi ngày trôi qua đều là những trang sách.

Đối với bản thân tôi, với vai trò là 1 sinh viên Đại học. Sách không chỉ đem lại cho tôi kiến thức, những câu chuyện trong đời sống,… mà tôi còn ví sách như người bạn tri kỉ, người đồng hành , người bạn cùng tiến bởi vì sách mang lại cho tôi sự tĩnh lặng về tâm trí, giúp tôi nhận thức. Đọc chậm, đọc sâu giúp tôi nghiền ngẫm, thấu hiểu, nghiên cứu. Những cuốn sách về phát triển, kỹ năng giúp tôi hoàn thiện bản thân hơn, những cuốn sách thể loại chuyện hài hước  giúp tôi giải trí thoải mái đầu óc sau những thăng trầm của cuộc sống và mọi thứ xung quanh, còn những cuốn sách thể loại truyện trinh thám đưa lại cho tôi những suy nghĩ logic hơn vận động trí não. Là sinh viên, sách mang lại cho tôi những kĩ năng mềm, những câu chuyện hoàn cảnh để tôi thực sự đắm chìm, những kiến thức bổ ích đầy đủ để tôi hành trang sẵn sàng cho tương lai phía trước.

Câu 2 : Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, anh ( chị ) có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn?

Đại dịch Covid-19 trên toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến công tác sinh hoạt của mọi người nhất là học sinh, sinh viên vì dịch mà không thể đến trường học. Vì vậy, việc tiếp thu kiến thức gián tiếp sẽ không thể phát huy nhiều hiệu quả đây là thời gian chúng ta phải tự học tập tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ở nhà chúng ta có nhiều thời gian để tìm tòi hơn, nhất là phải phát huy tính tự học tự tìm hiểu vào thời gian này.

Nếu được chọn là Đại sứ Văn hóa đọc, tôi có một số kế hoạch và các biện pháp để khuyến khích mọi người đọc sách nhiều hơn :

Tuyên truyền đến mọi người những hiệu quả, lợi ích mà những cuốn sách mang lạiKhi em tìm đọc được 1 quyển sách hay, ý nghĩa nhân văn em sẽ tuyên truyền hoặc kể lại những điều thú vị của quyển sách đó cho mọi người và khuyên mọi người lên tìm đọcLuôn là người tạo nguồn cảm hứng giúp mọi người tìm được cuốn sách cần tìm và phù hợp.Góp ý cho mọi người tích cực tham gia vào các ngày hội đọc sách, các hoạt động liên quan đến đọc sáchLập nhóm, hội hoặc câu lạc bộ những người yêu sách để trao đổi với nhau những cuốn sách hay, những kiến thức nhằm gắn bó, chia sẻ, giải trí, gắn kết mọi người với nhau.
27 tháng 10 2024

=)

 

18 tháng 2 2020

ngu vcl

18 tháng 2 2020

bạn Minh Quang bạn là loại người không tôn trọng người khác

1. Đọc bài báo Tiếng Anh có 1 cụm từ thấy khó hiểu, Hoàn đã tra từ điển để tìm cụm từ đó nhưng trong từ điển không có. Hòa định tới nhờ cô giáo dạy Tiếng Anh giải thích. Hòa chia sẻ ý định đó với Mai. Mai khuyên Hòa hãy nỗ lực tìm hiểu thêm không nên hỏi cô giáo vì như thế không có tính tự lập.a) Em có đồng ý với lời khuyên của Mai hay không? Tại sao?b) Nếu em là Mai em sẽ nói...
Đọc tiếp

1. Đọc bài báo Tiếng Anh có 1 cụm từ thấy khó hiểu, Hoàn đã tra từ điển để tìm cụm từ đó nhưng trong từ điển không có. Hòa định tới nhờ cô giáo dạy Tiếng Anh giải thích. Hòa chia sẻ ý định đó với Mai. Mai khuyên Hòa hãy nỗ lực tìm hiểu thêm không nên hỏi cô giáo vì như thế không có tính tự lập.

a) Em có đồng ý với lời khuyên của Mai hay không? Tại sao?

b) Nếu em là Mai em sẽ nói gì với Hòa?

2. Đang giải bài tập Tiếng Anh bắt gặp 1 cụm từ khó. Bình không làm được vội chạy sang phòng chị làm hộ. Chị Bình cũng không biết cụm từ Tiếng Anh đó là gì nên không làm được. Chán nản Bình cất sách đi ngủ để mai lên lớp cô giáo chữa bài.

a) Nhận xét về việc làm của Bình?

b) Nếu là Bình em sẽ làm như thê nào?

Giúp mik với sắp thi học kì I rồi. Cảm ơn các bạn trước.

0
8 tháng 3 2023

Thiên nhiên Tây Ninh rất đẹp, giữ nguyên được vẻ hoang sơ và bình dị vốn có của nó. Thiên nhiên nơi đây ta còn nhận thấy được giá trị rất lớn mà nó mang lại, có giá trị về đa dạng sinh học cao nên tiềm năng phát triển thiên nhiên nơi đây là rất lớn. Tây Ninh nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hào hùng hết sức nên thơ hữu tình khi ngắm nhìn những vật ấy.