trong bài ' cô bé bán diêm ' ,cô bé ấy có những ước mơ chính đáng nào mà không được đáp ứng
giúp mik với tý nữa cô bắt mik chụp cho r . huhu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những ước mơ của vô bé bán diên là hoàn toàn chính đáng vì cô chỉ cần được sưởi ấm, được ăn no, được quây quần bên gia đình và hơn hết là gặp lại người bà để thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn này.
Theo em, em không cần ước mơ giống cô bé
Em tham khảo:
Lần quẹt diêm thứ nhất: hiện lên lò sưởi -> mộng tưởng gắn với thực tế (cái lạnh của mùa đông làm em ao ước có một lò sưởi để sưởi ấm)
- Lần quẹt diêm thứ hai:
+ thấy bàn ăn có con ngỗng quay -> mộng tưởng gắn với thực tế (em đã nhịn đói nhiều ngày, nhìn thấy nhà nhà bày những đồ ăn ngon đón giao thừa, em lại càng thèm muốn)
+ con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa -> thuần túy chỉ là mộng tưởng
- Lần quẹt diêm thứ ba: Cây thông noel hiện lên rực rỡ với rất nhiều nến -> mộng tưởng gắn với thực tế (khi em nhớ về những ngày hạnh phúc bên bà, em được đón giáng sinh với cây thông noel)
- Lần quẹt diêm thứ tư: Hình ảnh bà hiền dịu, nắm tay em bay lên trời -> thuần túy là mộng tưởng"Mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn; sau đó - hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, có thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện. Diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra, diêm tắt là lúc em trở về với thực tại"
=> Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
C. Nghị luận
Câu 2. Xác định luận đề của văn bản trên?
B. Bàn về ước mơ lớn, ước mơ nhỏ
Câu 3. Câu Như Đôn ki hô tê đã nói: Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm là bằng chứng khách quan hay ý kiến chủ quan của người viết?
B. ý kiến chủ quan của người viết
Câu 4. Ý kiến của tác giả thể hiện trong câu văn nào sau đây?
C. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.
Câu 5. Em hiểu cụm từ cuộc sống của các thiên thần trong câu "Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần" Có nghĩa là gì?
Cụm từ này có thể hiểu là những người biết mơ ước và hành động để thực hiện ước mơ của họ đang sống một cuộc sống tích cực, ý chí mạnh mẽ, giống như các thiên thần có tinh thần cao cả.
Câu 6. Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates có tác dụng gì?
Tác giả giới thiệu những ước mơ khác nhau nhằm minh họa rằng mọi người, từ nhỏ đến lớn, đều có khả năng mơ ước và làm thay đổi cuộc sống của mình. Điều này nhấn mạnh ý kiến chủ đạo của văn bản về tầm quan trọng của ước mơ.
Câu 7. Em hiểu gì về thông điệp của văn bản?
Thông điệp của văn bản là việc mơ ước không chỉ là điều tốt lành mà còn là động lực quan trọng để chúng ta hành động và thay đổi cuộc sống.
Câu 8. Từ Thông điệp của văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Một bài học có thể là việc không chỉ mơ mộng mà còn phải hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Tôi cũng nhận thức về sức mạnh tích cực của việc giữ cho tâm trạng mơ mộng và không bao giờ từ bỏ niềm tin vào khả năng thay Đổi cuộc sống
(2) Là ngọn lửa của ước mơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương.
- Các lần quẹt diêm và hình ảnh hiện ra:
+ Lần thứ nhất: lò sưởi.
+ Lần thứ hai: bàn ăn thịnh soạn với những món ăn ngon: con ngỗng quay, …
+ Lần thứ ba: cây thông Nô-en.
+ Lần thứ tư: bà nội hiền hậu.
- Ý nghĩa các lần quẹt diêm này:
+ Hình ảnh lò sưởi xuất hiện lần đầu tiên vì cô bé đang phải chịu đựng cái rét dữ dội.
+ Hình ảnh bàn ăn, con ngỗng quay lần thứ 2 vì em đang rất đói.
+ Em bé cô đơn khao khát tổ ấm, tình yêu thương, niềm vui, … nên mơ về cây thông Nô-en và người bà yêu quý.
→ Như vậy trình tự xuất hiện của các hình ảnh đã được nhà văn miêu tả một cách hợp lí.
- Ước mong của cô bé:
Lần thứ nhất: Mơ ước có lò sưởi - mong muốn lúc này có được sự ấm áp.Lần thứ hai: Mơ ước căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay - mong muốn được no bụng.Lần thứ ba: Mơ ước có cây thông Noel - mong muốn được đón giao thừa như mọi người.Lần thứ tư: Mơ ước được gặp lại bà - mong muốn được che chở, yêu thương.Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.- Không thể thay đổi trình tự của các lần quẹt diêm. Bởi nó phù hợp với mong ước cũng như hoàn cảnh hiện tại của cô bé (thoải mãn từ nhu cầu từ vật chất đến tinh thần của cô bé: được sửa ấm - no bụng - niềm vui đêm giao thừa - tình yêu thương của bà).
Trong truyện ngắn *"Cô bé bán diêm"* của Hans Christian Andersen, cô bé đã có những ước mơ rất chính đáng nhưng không được đáp ứng, bao gồm: 1. **Ước mơ có một cuộc sống ấm áp và đầy đủ:** Cô bé sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, lạnh giá và bị đối xử tàn nhẫn. Ước mơ của cô về một lò sưởi ấm áp, một bữa ăn ngon, hay đôi giày là những mong muốn cơ bản nhưng lại quá xa vời. 2. **Ước mơ về tình yêu thương gia đình:** Trong khoảnh khắc đốt diêm, cô bé tưởng tượng thấy bà – người duy nhất yêu thương cô thật lòng. Điều này cho thấy ước mơ được sống trong sự che chở, yêu thương của gia đình, nhưng cô không được đáp ứng vì bà đã qua đời và cha mẹ không chăm sóc cô chu đáo. 3. **Ước mơ thoát khỏi đói rét và bất hạnh:** Cô bé mong muốn thoát khỏi sự khắc nghiệt của xã hội, nơi người nghèo bị bỏ mặc. Tuy nhiên, ước mơ đó chỉ được thỏa mãn trong ảo ảnh khi cô đốt những que diêm cuối cùng. Những ước mơ của cô bé đều là những điều cơ bản và chính đáng để một đứa trẻ xứng đáng được hưởng, nhưng trong hoàn cảnh khắc nghiệt và vô cảm của xã hội, chúng trở thành những điều xa xỉ.
Dễ