Nêu các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật. Lấy ví dụ minh họa.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
a) Sự sinh trưởng
Ở động vật, trứng được thụ tinh thành hợp tử. Hợp tử phân chia liên tiếp làm cho khối lượng và kích thước của cơ thể tăng lên. Sự sinh trưởng ở động vật có 22 đặc điểm:
- Tốc độ sinh trưởng của cơ thể không đều, lúc chậm, lúc nhanh, có lúc rất nhanh.
- Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận, các cơ quan, các mô khác nhau trong cơ thể cũng khác nhau.
Khác với thực vật, động vật không có giai đoạn ngừng hắn sinh trưởng trong một thời gian dài như thực vật ở giai đoạn hạt. Nhưng trong điều kiện bất lợi, một số động vật cũng có thể tạm ngừng lớn (hiện tượng ngủ đông, đình dục...). Sự ngừng sih trưởng của các bộ phận trong cơ thể cũng có mức độ khác nhau vào những thời kì khác nhau. Đến tuổi trưởng thành, mỗi loài động vật có một kích thước nhất định.
b) Sự phát triển
Trong đời sống của mỗi loài động vật, có nhiêu giai đoạn phát triển khác nhau với những đặc điểm hình thái, sinh lí đặc trưng.
Người ta căn cứ vào sự sinh trưởng cá thể non và hình thái cơ thể để phân chia các giai đoạn phát triển ở động vật.
Tham khảo!
Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật:
- Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng: Tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể.
+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) sau khi nảy mầm bắt đầu sinh trưởng bằng cách tăng chiều cao, tăng diện tích lá.
- Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển: Phân hóa tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể.
+ Ví dụ: Cây lạc (đậu phộng) từ hạt hình thành cây mầm; từ mô phân sinh đỉnh phân hóa thành hoa.
Tham khảo:
- Ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật:
+ Sự tăng chiều cao của cây bạch đàn: Cây bạch đàn cao 1 mét, sau 2 năm thì có chiều cao là 3 mét.
+ Sự tăng khối lượng của con người: Sau một năm, bạn An tăng lên 2 kg.
- Ví dụ về phát triển:
+ Sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết hạt của cây.
+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một thai nhi.
+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một hợp tử của gà ở trong trứng.
- Ví dụ về sinh trưởng ở sinh vật:
+ Sự tăng chiều cao của cây bạch đàn: Cây bạch đàn cao 1 mét, sau 2 năm thì có chiều cao là 3 mét.
+ Sự tăng khối lượng của con người: Sau một năm, bạn An tăng lên 2 kg.
- Ví dụ về phát triển:
+ Sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết hạt của cây.
+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một thai nhi.
+ Sự phát sinh các cơ quan, hệ cơ quan của một hợp tử của gà ở trong trứng.
Tham khảo:
- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.
+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.
Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.
- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.
+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.
Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.
- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.
+ Ví dụ :
- Chuột và voi
Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.
Voi khi lớn thì kích thước to.
- Cây đậu và cây bàng
Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.
Cây bàng khi lớn thì kích thước to.
- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.
Con người sẽ mắc các bệnh như :
+ Còi xương
+ Béo phì
+ Suy dinh dưỡng
+ Người lùn
+ Người khổng lồ
Phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền
Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí
VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)
Tham khảo!
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.
- Ví dụ quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và cây non (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hóa hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hóa tế bào).
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :
* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
1. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật Sinh trưởng là quá trình gia tăng kích thước, khối lượng của cơ thể sinh vật thông qua sự phân chia và phát triển của các tế bào. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng bao gồm: a. Tăng kích thước và khối lượng cơ thể: Sinh trưởng thể hiện rõ qua việc tăng trưởng chiều cao, trọng lượng và kích thước cơ thể. Khi cơ thể sinh vật tăng trưởng, các tế bào chia đôi và tăng kích thước. Ví dụ: Một cây con ban đầu có chiều cao rất thấp, sau một thời gian sinh trưởng sẽ phát triển cao lên và cành nhánh xum xuê. Tương tự, một đứa trẻ từ sơ sinh đến tuổi trưởng thành sẽ có sự gia tăng rõ rệt về chiều cao và cân nặng. b. Tăng số lượng tế bào: Sinh trưởng có sự gia tăng về số lượng tế bào trong cơ thể thông qua quá trình phân chia tế bào (mitosis). Khi số lượng tế bào gia tăng, cơ thể sinh vật cũng sẽ lớn lên. Ví dụ: Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể con người sẽ tăng cường số lượng tế bào cơ bắp và các mô, dẫn đến sự phát triển thể chất rõ rệt. c. Tăng trưởng trong các bộ phận cơ thể: Sinh vật có thể tăng trưởng đặc biệt ở một bộ phận nào đó trong cơ thể, chẳng hạn như sự phát triển của các chi, bộ phận sinh dục, hoặc các cơ quan như não, tim, gan. Ví dụ: Cây lúa sau khi gieo sẽ phát triển mạnh mẽ từ một hạt nhỏ, các bộ phận như rễ, thân, lá và bông lúa đều gia tăng kích thước trong quá trình sinh trưởng. 2. Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật Phát triển là quá trình thay đổi về chất lượng và hình thái của cơ thể sinh vật qua các giai đoạn, từ giai đoạn sinh trưởng cho đến trưởng thành và sinh sản. Dấu hiệu đặc trưng của phát triển bao gồm: a. Thay đổi hình thái: Phát triển thể hiện qua sự thay đổi hình thái trong suốt vòng đời của sinh vật. Những thay đổi này có thể là sự hình thành các bộ phận mới, sự chuyển biến từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: Trong vòng đời của một con bướm, từ trứng, sâu bướm, nhộng rồi chuyển hóa thành bướm trưởng thành. Mỗi giai đoạn đều có sự thay đổi rõ rệt về hình thái cơ thể. b. Biến đổi về chức năng: Phát triển cũng biểu hiện qua sự thay đổi về chức năng của cơ thể sinh vật, bao gồm sự hình thành và hoàn thiện các cơ quan, hệ thống cơ thể. Các cơ quan sẽ phát triển và hoàn thiện để thực hiện chức năng đặc biệt. Ví dụ: Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể con người phát triển và hoàn thiện các cơ quan sinh dục, dẫn đến khả năng sinh sản. Các cô gái bắt đầu có kinh nguyệt, các chàng trai có khả năng sản xuất tinh trùng. c. Sự trưởng thành sinh lý: Sự phát triển còn thể hiện qua sự trưởng thành sinh lý, khi cơ thể đạt đến khả năng sinh sản và phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp. Ví dụ: Ở các loài động vật, sự phát triển về sinh lý và tình dục rõ rệt khi chúng bắt đầu có khả năng sinh sản, chẳng hạn như một con gà mái khi đạt độ tuổi trưởng thành sẽ bắt đầu đẻ trứng. d. Biến đổi về tâm lý (ở loài có hệ thần kinh phát triển): Phát triển không chỉ bao gồm sự thay đổi về hình thái và chức năng mà còn bao gồm sự phát triển về tâm lý và nhận thức. Ví dụ: Một đứa trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành sẽ trải qua sự phát triển về nhận thức, khả năng tư duy và cảm xúc. Trẻ em học cách giao tiếp, tương tác xã hội và phát triển khả năng tư duy trừu tượng. Ví dụ minh họa về sinh trưởng và phát triển 1. Sinh trưởng ở cây trồng: Cây lúa, khi gieo hạt xuống đất, qua quá trình sinh trưởng sẽ phát triển thành cây con với rễ, thân, lá và cuối cùng là bông lúa. Sinh trưởng ở cây lúa là sự tăng trưởng về kích thước của cây, đặc biệt là thân và lá trong suốt mùa sinh trưởng. 2. Phát triển ở con người: Trẻ em khi sinh ra sẽ trải qua một quá trình phát triển dài, từ giai đoạn sơ sinh, học bò, học đi, học nói đến khi trưởng thành về thể chất và tâm lý. Phát triển ở trẻ em không chỉ bao gồm sự thay đổi về thể chất (chiều cao, cân nặng) mà còn là sự phát triển về trí tuệ, khả năng ngôn ngữ và cảm xúc. Chẳng hạn, một đứa trẻ 5 tuổi bắt đầu nhận thức được các mối quan hệ xã hội và có thể tham gia vào các trò chơi nhóm, khác biệt rõ rệt so với giai đoạn sơ sinh. Kết luận Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sự tiến hóa và tồn tại của sinh vật. Sinh trưởng chủ yếu liên quan đến sự tăng trưởng về kích thước và số lượng tế bào, trong khi phát triển liên quan đến sự thay đổi về chất lượng, hình thái, chức năng, và khả năng sinh sản của cơ thể. Các ví dụ cụ thể về sinh trưởng và phát triển ở các loài sinh vật, từ thực vật đến động vật, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa trong tự nhiên.