K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1) (Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))       Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

CHIẾU CẦU HIỀN TÀI(1)

(Xuất tự Sử ký, năm Kỷ dậu, năm Thuận thiên thứ hai (1429))

      Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa, lúc thịnh thời, hiền sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà(2) tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri(3) tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt(4) tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung(5) tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng tất thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.

      Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm(6) trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẫm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiền thì được thưởng, ngày xưa vẫn thế.

      Nếu cử được người trung tài thì thăng chức hai bực, nếu cử được người tài đức đều hơn người tột bực, tất được trọng thưởng.

      Tuy nhiên, người tài ở đời vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bực quân tử, ai muốn đi chơi ta đều cho tự tiến. Xưa kia Mạo Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyên quân(7), Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn công(8), nào có câu nệ ở tiểu tiết đâu?

      Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao”(9) làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.

(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)

CHÚ THÍCH

(1) Chiếu cầu hiền tài: Theo Toàn thư và Cương mục thì tờ chiếu này ban bố vào khoảng tháng 6 năm Kỷ dậu (1429). Trong buổi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, Lê Lợi một mặt phát triển chế độ khoa cử làm phương thức đào tạo quan lại chủ yếu, nhưng mặt khác vẫn sử dụng rộng rãi chế độ tiến cử, “cầu hiền” để kén chọn thêm quan lại.

(2), (3) Tiêu Hà, Nguy Vô Tri: Quan nhà Hán.

(4), (5) Địch Nhân Kiệt, Tiêu Tung: Quan nhà Đường.

(6) Tam phẩm: Trong chế độ phong kiến Trung Quốc và Việt Nam, phẩm cấp quan lại chia làm 9 bậc, cao nhất là nhất phẩm, thấp nhất là cửu phẩm. Quan lại từ tam phẩm trở lên là quan lại cao cấp.

(7) Bình Nguyên quân: Mao Toại là thực khách của Bình Nguyên quân nước Triệu thời Chiến quốc.

(8) Tề Hoàn công: Ninh Thích là người nước Vệ thời Xuân Thu.

(9) "Đem ngọc bán rao" (Huyễn ngọc cầu dụ): Ý nói tự đem khoe tài mình để cầu tiến dụng.

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài.

Câu 2 (0.5 điểm): Chủ thể bài viết là ai?

Câu 3 (1.0 điểm): Mục đích chính của văn bản trên là gì?  Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm): Theo văn bản, khi có được nước rồi, việc đầu tiên vua cần làm là chọn người hiền tài về giúp cho đất nước. Để minh chứng cho luận điểm đó, người viết đã đưa ra dẫn chứng nào? Nhận xét cách nêu dẫn chứng của người viết.

Câu 5 (1.0 điểm): Thông qua văn bản trên, hãy nhận xét về phẩm chất của chủ thể bài viết.

0
25 tháng 12 2019

Điểm giống nhau:

Đều đề cao vai trò của người hiền với việc xây dựng đất nước.

- Trong Chiếu cầu hiền: so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú, đề cao vị trí, vai trò của người tài.

- Trong Hiền tài là nguyên khí quốc gia: căn nguyên cho sự lớn mạnh của một quốc gia nằm ở những người tài giỏi và nhân cách cao đẹp.

Đáp án cần chọn là: B

16 tháng 3 2019

Hiền tài là người có đức độ, tài cao

- Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật

Người hiền tài là nguyên khí của đất nước, đóng vai trò quan trọng, quyết định hưng thịnh, suy vi của quốc gia

- Nhà nước từng trọng đãi hiền tài, đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc... chưa xưng với vai trò, vị trí của hiền tài, cần khắc bia tiến sĩ lưu danh sử sách

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Dù ở bất kì giai đoạn nào của lịch sử, trọng dụng người tài vẫn luôn là việc cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, trí tuệ, giỏi giang hơn người và nhân cách tốt đẹp. Trọng dụng người tài không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Từ xưa đến nay, nhờ có những bậc hiền tài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,.... chúng ta mới được sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng như hiện tại. Nếu không có tri thức và không biết vận dụng tri thức một cách đúng đắn, con người và xã hội sẽ không thể phát triển. Những người tài giỏi luôn biết đưa ra những phương án, cách giải quyết hiệu quả, có được những phương pháp tối ưu, thúc đẩy sự  phát triển của xã hội. Không những thế, họ còn có khả năng nắm bắt thời thế, tiếp thu những xu hướng và sáng tạo ra những cái mới. Vì vậy, trọng dụng người tài vừa giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà ra sức cống hiến, vừa là tấm gương, động lực để những người khác cùng noi theo.  

2 tháng 5 2017

Trong tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, tác giả Thân Nhân Trung đã chỉ ra tầm quan trọng của hiền tài đối với sự tồn vong, suy thịnh của một đất nước. Để hiểu hơn về vai trò của hiền tài thì trước hết chúng ta phải nhận thức được thế nào là hiền tài.

+ “Hiền tài” là cách gọi những con người có đức độ, tài cao, là những con người tài giỏi mang sức lực, tài năng của mình ra để cống hiến, phục vụ cho đất nước.
+ “Nguyên khí” là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn cũng như quyết định trực tiếp đến sự phát triển của con người trong một quốc gia.
+ Những người hiền tài chính là nguyên khí duy trì sự tồn tại cũng như phát triển của một đất nước, quyết định sự hưng thịnh, suy vong của đất nước ấy.
+ Trong lịch sử của xã hội phong kiến Việt Nam xưa, người hiền tài được coi trọng và đề cao, thể hiện qua việc phong tước vị, cấp bậc, ghi tên trên bảng vàng…

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?

1
3 tháng 3 2018

Giải thích:

Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.

25 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đối với mỗi quốc gia, những người tài giỏi chính là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, những người có cả đức và tài chính là sức mạnh cốt lõi quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mọi quốc gia. Trên thực tế, những người tài giỏi chính là những người đem tri thức của mình để cống hiến cho đất nước. Những tri thức mà họ có được, hay những kinh nghiệm mà họ gặt hái được sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực mà họ làm, từ đó họ sẽ gây dựng nên sự nghiệp của chính mình bằng trí tuệ, cũng như góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn. Những sản phẩm mà họ làm ra góp phần vào sự chuyển mình và đi lên của đất nước, làm cho đời sống của nhân dân thêm đầy đủ và no ấm. Bên cạnh đó, những người tài giỏi là những người luôn trăn trở làm sao để cống hiến được cho đất nước, sao cho xóa bỏ được những tiêu cực, lạc hậu, cổ hủ trong đời sống xã hội. Họ chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia cũng như góp công sức của mình vào sự chuyển mình tích cực của đất nước. Mọi thời đại và giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc VN đều có những nhân tài góp phần vào sự phát triển và bền vững của nước nhà, dân tộc. Họ không những có cái tâm nghĩ cho dân tộc mà còn cả tài để đủ năng lực phát triển đất nước, làm giàu cho dân tộc. Tóm lại, những người hiền tài chính là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của đất nước, dân tộc; nếu không có những nhân tài thì đất nước sẽ mãi lạc hậu, đói kém.

Anh/chị tham khảo các ý sau để viết thành một bài văn :

Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác.Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau một thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước.Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đảo tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp.Mỗi cá nhân không ngừng phát triển, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
27 tháng 2 2021

Tham khảo dàn ý nha em:

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu ý nghĩa của tư tưởng

Khi xưa Thân Nhân Trung đã viết nên “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” để nhấn mạnh điều ấy và còn có mục đích kêu gọi người tài đóng góp cho đất nước. Tróng đó có nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Quả thật, sự trường tồn của một quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi người trong quốc gia đó. Đó là ngày xưa, vậy thời nay, vai trò của người tài như thế nào đối với sự phát triển hung thịnh của một quốc gia?

II. Thân bài

1. Thế nào là “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

“Hiền tài” là người tài cao, học rộng và có đạo đức, có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của quốc gia.“Nguyên khí” được hiểu là sức mạnh vật chất, tinh thần tiềm tàng nơi con người, nơi đất nước đó có và mong muốn có,có giá trị quan trọng với mỗi quốc gia.“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” có nghĩa là: Hiền tài, chính là phần cốt lõi, chất ban đầu để làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Quốc gia có nhiều hiền tài và biết sử dụng hiền tài thì sẽ phát triển vững mạnh.

2. Giải thích tại sao “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Một đất nước nếu không có hiền tài không thể giữ vững được độc lập, kinh tế, phát triển của dân tộc.Xa xưa, lịch sử đã chứng minh, nếu không có những bậc hiền tài như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, hay Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,… đất nước chúng ta liệu có được nền độc lập hoà bình như ngày hôm nay.Hiện đại, nếu không có những nhà nghiên cứu khoa học ngày đêm tìm ra các loại thuốc chữa trị thì liệu cuộc sống của ta có yên ấm. Người hiền tài có vị trí vô cùng quan trọng với đời sống xã hội của chúng ta.Người tài hẳn là những người giỏi, thông minh, có óc sáng tạo, có tầm hiểu biết sâu rộng về mọi mặt đời sống. Sự hiểu biết sâu rộng đó góp phần đưa đất nước phát triển hơn, hiện đại hơn và vươn ra với bạn bè quốc tế.Hiền tài còn là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng, có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho đi lên của xã hội trong tương lai. Những đường hướng của họ có ảnh hướng lớn tới đất nước bởi xã hội mỗi ngày đổi thay, buộc người tài phải chú ý và xây dựng những hướng đi đúng đắn cho dân tộc.Hiền tài không chỉ là những người tài giỏi, mà hiền tài còn là những người có đức tính tốt, sống hi sinh, sẵn sàng hi sinh mọi lợi ích cá nhân để suy nghĩ cho cả cộng đồng vì một tương lai phát triển rực rỡ của cả đất nước.

3. Làm thế nào để phát huy vai trò của người tài trong sự phát triển chung của đất nước trong xã hội ngày nay

Việt Nam hiện nay là một nước phát triển, và tình trạng làm lãng phí một nguồn chất xám lớn, tạo khoảng cách giàu nghèo rõ rệt giữa nước ta với các cường quốc khác.Một lực lượng lớn trí thức trẻ đang tìm kiếm cơ hội cho bản thân ở những quốc gia khác có điều kiện sống và phát triển năng lực bản thân mạnh mẽ hơn. Nhiều người sau một thời gian học tập và làm việc tại một số quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Mĩ,... đã quyết định định cư lâu dài, không quay trở lại làm việc trong nước.Đất nước muốn giữ được người hiền tài thì phải có những phương án lâu dài và hợp lý trọng dụng người tài. Nhà nước phải có chính sách đảo tạo và sử dụng đúng đắn cùng chính sách đãi ngộ trân trọng, hợp lí. Tạo điều kiện thuận lợi để hiền tài phát triển tài năng và cống hiến có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh, tạo được nhiều môi trường làm việc xứng đáng, phù hợp.Mỗi cá nhân không ngừng phát triển, bồi dưỡng kiến thức và đạo đức để trở thành hiền tài đất nước, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

III. Kết bài

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đất nước càng đặt ra một cách bức thiết. Để sánh vai cùng các nước mạnh trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người hiền tài. Chính bởi vậy tư tường của Thân Nhân Trung lại được khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của nó. Đây chính là kim chi nam của một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.
2 tháng 12 2021

C

2 tháng 12 2021

 Triều đại phong kiến Nhà Đường

21 tháng 10 2021

 Đó là sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường

22 tháng 10 2021

 Đó là sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường.