Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích bài thơ Tự miễn của Hồ Chí Minh.
Câu 2 (4.0 điểm): Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những thử thách trong cuộc sống.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tự sự : Kể về lúc Bác chưa ngủ . Chưa ngủ vì ngắm cảnh thiên nhiên và lo cho vận mệnh đất nước
- Miêu tả : Tả về quang cảnh thiên nhiên : tiếng suối , tiếng hát , trăng , cây cối , hoa lá . Đó là lúc về khuya .
- tiếng suối trong như tiếng hát xa
=> miêu tả tiếng suối khiến nó trở nên sinh động
-trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
=> miêu tả ánh trăng và cảnh vật khiến chúng như hòa vào nhau
- cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
=> tự sự thể hiện nỗi lo nước lo nhà của bác
Tự sự : nói về việc Bác chưa ngủ . Chưa ngủ vì ngắm cảnh thiên nhiên và lo cho vận mệnh đất nước
Miêu tả : tả cảnh thiên nhiên : ánh trăng , cây cổ thụ , hoa , tiến hát , tiếng suối . Đó là lúc về khuya
=>chỉ rõ được phong thái ung dung , tình yêu thiên nhiên , đất nước hòa quyện thống nhất trong con người Bác
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 131: "Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước". Như vậy, cùng với đường quốc lộ 1, đây là con đường xuyên quốc gia quan trọng, nhưng nếu quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của cả nước thì đường Hồ Chí Minh lại có tác dụng chính trong việc đẩy mạnh phát triển vùng phía tây đất nước.
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 131: "Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước". Như vậy, cùng với đường quốc lộ 1, đây là con đường xuyên quốc gia quan trọng, nhưng nếu quốc lộ 1 là tuyến đường xương sống của cả nước thì đường Hồ Chí Minh lại có tác dụng chính trong việc đẩy mạnh phát triển vùng phía tây đất nước.
Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của các huyện phía tây của vùng (sgk Địa lí 12 trang 159) vì đường Hồ Chí Minh nằm dọc dải phía Tây của vùng nói riêng và nước ta nói chung
=> Chọn đáp án C
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án: Dự án đường Hồ Chí Minh nối với quốc lộ 1A bằng các tuyến đường ngang theo hướng Đông - Tây -> thu hút dân cư -> làm cho sự phân công lao động theo lãnh thổ được tốt hơn.
=> Từ đó đẩy mạnh khai thác phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Tây.
Bài thơ Vọng Nguyệt ( ngắm trăng )
Trong tù ko rượu cx ko hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Ng ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ .
Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.
Mong giúp ích cho bn
-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
Chúc bạn học tốt!
-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
Chúc bạn học tốt!
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Âý tin thắng trận Liên khu báo về
Bài thơ có hai phần. Hai câu đầu là cuộc trò chuyện của nhà thơ với vầng trăng về việc làm thơ. Hai câu sau ghi lại
việc tỉnh giấc mơ thu, đúng lúc tin thắng trận báo về từ Liên khu. Vấn đề đặt ra là Bác nói chuyện với trăng, rồi sau người đi ngủ và giật mình tỉnh dậy hay là Bác đang mơ chuyện trò với trăng rồi giật mình tỉnh dậy? Giải quyết điều này thỏa đáng, sẽ thấy được nét thú vị của hoàn cảnh thành thơ.Chúng tôi không cho rằng cuộc trò chuyện với trăng là cuộc trò chuyện được Bác tưởng tượng ra do Người với trăng vốn là bạn tâm giao. Giống như là Bác đã từng hình dung “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” thuở Người bị tù đầy. Cuộc trò chuyện này cần được hiểu là cuộc trò chuyện trong mơ. Và như thế, xem xét, bình giá bài thơ phải chú ý đến đặc điểm đầu tiên: bài thơ này được khởi làm từ trong mộng.Sau một ngày lo lắng việc quân Bác chợp ngủ và mơ thấy trăng đẩy cửa vào đòi thơ. Nguyên văn là trăng đẩy cửa hỏi thơ đã làm xong chưa. Với tư cách là một người bạn thân quen, Bác đã không khách khí, không rào đón, mà trả lời rất thật : Bận rộn việc quân chưa làm thơ được. Cần lưu ý câu trả lời này ở chỗ không phải là không có thơ, cũng không hẹn là hôm sau sẽ làm.Như vậy, hai câu thơ trên ghi lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện của Bác với vầng trăng ở trong giấc mơ của Người. Một vài người bình bài thơ đã đúng khi nói rằng trăng đã theo Bác vào trong cả giấc mơ. Lại càng đúng hơn khi nói rằng,cả trong giấc mơ, Ngươì cũng không quên lo nghĩ về việc quân, việc nước. Cả đến trong giấc mơ, Người cũng không một phút giây sao nhãng việc cứu nước, cứu dân.Nhưng nếu làm thơ trong mơ thì tuy khác thường, độc đáo nhưng chắc chắn Bác không phải là người thứ nhất, càng không phải là người duy nhất.Tính chất độc đáo của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp ở chỗ từ bắt đầu hình thành đến hoàn thiện một bài thơ là một sự thống nhất, liền mạch. Nó là sự tiếp nối tự nhiên từ tĩnh (giấc mơ) đến động (tỉnh mộng đón tin thắng
trận), từ mộng đến thực, từ mơ màng đến tỉnh thức.Trong giấc mộng, Người trả lời trăng là việc quân bận rộn nên chưa làm thơ. Câu chuyện đang ở đấy thì Sơn lâu
chung hưởng kinh thu mộng - bỗng có một tiếng chuông vọng từ lầu núi làm kinh thu mộng. Đây là câu thơ chuyển tiếp từ mộng sang thực, từ mơ đến tỉnh. Và câu kết Chính thị liên khu báo tiệp thì là câu thơ kết thúc trạng thái mộng,
chuyển hẳn sang trạng thái thực, kết thúc trạng thái mơ, chuyển sang trạng thái tỉnh thức.Những người bình thơ đã băn khoăn không biết tiếng chuông là chuông chùa, chuông nhà thờ hay chuông điện thoại. Mặt khác, nguyên văn bài thơ lại viết rõ ràng rằng sơn lâu (lầu núi). Lầu núi là lầu nào xây trên núi? Xung quanh chiến khu hồi ấy lấy đâu ra nhà lầu? Cái lán của Bác ở có thể thi vị hóa thành sơn lâu - lầu núi được không? Lại còn chữ kinh thu mộng nữa. Giấc mộng mùa thu là giấc mộng của ai? Của Bác? Của núi rừng? Hay của cả hai?Trước hết cần phải thấy rằng, Bác làm thơ chữ Hán, cho nên một số thi liệu của thơ chữ Hán như sơn lâu, chung hưởng, thu mộng, thu địch, tửu vị tàn có tính ước lệ, không nên hiểu theo nghĩa đen một cách rành rẽ. Mặt khác, như đã nói ở trên, khi câu chuyện của Bác với trăng trong giấc mộng bị gián đoạn thì cái cảm nhận “sơn lâu chung hưởng” kia cũng là cảm nhận đang từ cõi mộng về cõi thực, đang từ mơ màng trở về tỉnh thức cho nên nó lãng đãng nửa thực nửa hư. Không nên hiểu là “tiếng chuông điện thoại”, “tiếng kẻng chòi canh” hay “tiếng chuông lầu trên núi”. Đây chỉ là một tiếng như là tiếng chuông, một tiếng gây tác động mạnh, làm tỉnh giấc mơ gặp gỡ, trò chuyện cùng trăng mà thôi. Thu mộng có thể hiểu là giấc mộng mùa thu của núi rừng. Nhưng chắc chắn sẽ có giấc mộng của nhân vật trữ tình là Bác.Trở lại với toàn bài thơ, ta thấy hiếm khi người đọc có thể theo dõi và nhận thức toàn bộ quá trình hình thành và
hoàn chỉnh một bài thơ, thấy được sự kì diệu từ không đến có xảy ra như thế nào.Cái hay của bài thơ, cái độc đáo của nó chính là có một sự liền mạch, thống nhất từ khi hình thành cho đến khi hoàn chỉnh. Từ giấc mơ đến hiện thực, từ mơ màng đến tỉnh thức. Trong mơ thì “quân vụ nhưng mang vị tố thi”. Nhưng khi tỉnh thì “Chính thị liên khu báo tiệp thì”. Trong mơ thì chưa có thơ. Nhưng khi tỉnh thức thì đúng là lúc Tin thắng trận liên khu báo về. Tin thắng trận là tứ của bài thơ, là câu thơ làm hoàn chỉnh bài thơ. Tin thắng trận là nguồn cảm hứng lớn để Bác hoàn thành bài thơ mà trăng đang đòi hỏi trong mơ. Vì vậy mà Tin thắng trận(Báo tiệp) được Bác lấy để đặt tên cho cả bài. Đây cũng là kiểu cảm xúc thành thơ mà sau này chúng ta sẽ còn bắt gặp duy nhất một lần nữa ở bài thơ vui vô đề của Bác : Bỗng nghe vần thắng vút lên cao.Trong những lời bình cho bài thơ này, người ta chú ý nhiều đến sự nhân hóa và tưởng tượng của Bác, đến mối
quan hệ gắn bó, thân thiết giữa Bác với trăng. Hầu như ít người chú ý đầy đủ đến cảnh trăng đẩy cửa sổ hỏi thơ xong chưa và câu trả lời của Bác : việc quân đang bận chưa làm thơ được, đều là hỏi và đáp ở trong mơ. Và cũng ít chú ý đến câu thơ “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” là câu thơ trong trạng thái chập chờn đang từ mộng về thực, đang từ ngủ sang thức và đặc điểm thi liệu cổ có tính ước lệ trong thơ chữ Hán của Bác. Tin thắng trận báo về như là một kết quả tất yếu được chuẩn bị, được xuất phát từ “quân vụ nhưng mang”. “Chính thị liên khu báo tiệp thì”- Tin thắng trận từ chiến khu báo về đúng thời điểm tỉnh hẳn giấc mơ. Và bài thơ được viết xong. Đây chính là điểm độc đáo nhất của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp.