K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc văn bản sau: TRUYỆN THẦN NÚI MINH CHỦ ĐỒNG CỔ     Theo truyện Báo cực thì thần là Minh Chủ Chiêu Cảm Linh Thần Đức Đại Vương, vốn là thần núi Đồng Cổ. Núi này ở xã Đan Nê Thượng, huyện Yên Định.     Xưa, Vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm thành, đến đóng quân ở Trường Yên, canh ba đêm đó nằm mơ thấy một dị nhân, mặc...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRUYỆN THẦN NÚI MINH CHỦ ĐỒNG CỔ

    Theo truyện Báo cực thì thần là Minh Chủ Chiêu Cảm Linh Thần Đức Đại Vương, vốn là thần núi Đồng Cổ. Núi này ở xã Đan Nê Thượng, huyện Yên Định.

    Xưa, Vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm thành, đến đóng quân ở Trường Yên, canh ba đêm đó nằm mơ thấy một dị nhân, mặc nhung phục nói với Vua Thái Tông rằng: “Thần là thần núi Đồng Cổ, nghe Vua đi đánh phương Nam xin theo Vua để lập chiến công”. Vua trong giấc mơ cho phép thần đi theo. Dẹp xong Chiêm Thành, Vua phải hoàn về kinh đô, rồi ra lệnh cho quần thần dựng đền thờ ở chùa Từ Ân bên trái bờ sông ở Kinh sư. Khi Thái Tổ băng hà, Thái Tông theo di chiếu lên ngôi. Đêm ấy, ngài mơ thấy thần đến nói với mình rằng: “Ba người em là Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương và Vũ Đức Vương âm mưu làm phản”. Sáng sớm hôm sau, ba Vương đã phục binh ở trong Long thành, tiến công đến các cửa thành. Thái Tông sai Lê Phụng Hiểu đem quân chống giữ(1).

    Phụng Hiểu vốn là người Na Sơn, huyện Thanh Hóa, người cao 7 thước, râu ria rậm rạp, sức mạnh phi thường. Thời còn bé, có người ở giáp Lương Giang mượn sức ông để đánh nhau với người khác. Ông liền nhổ cây, bật cả rễ lên nên đối phương khiếp sợ. Lúc ba vương làm phản, Lê Phụng Hiểu vâng mệnh mở cửa thành, rút kiếm đến chỗ cửa Quảng Phúc và thét lớn: “Dực Thánh, Đông Chinh, Vũ Đức nhòm ngó ngôi vua, coi thường vua mới, vong ân, bội nghĩa, Phụng Hiểu tôi xin lấy đầu các ông dâng nộp!”. Rồi xông thẳng vào chém chết Vũ Đức Vương. Đông Chinh và Dực Thánh sợ hãi bỏ chạy, bọn tay chân đền tan tác. Nội loạn dẹp yên, y như thần đã báo mộng trợ giúp. Thái Tông liền phong cho thần làm “Thiên hạ Minh Chủ”. Mỗi năm đến ngày mồng 4 tháng 4, nhà vua hội họp trăm quan làm lễ thề ở đền thần. Nội dung lời thề như sau: “Làm bề tôi mà bất trung thì sẽ bị thần giết chết”. Từ đấy, thần được dân chúng hương khói hằng ngày.

    Còn như Lê Phụng Hiểu có công dẹp yên nội loạn, Lý Thái Tông sắc phong thưởng: “Trung nghĩa, anh dũng vượt xa Kính Đức đời Đường”(2). Về sau, ông lại theo vua đi đánh Chiêm Thành, có nhiều công tích to lớn, nức tiếng xa gần. Khi ông mất, được dựng đền thờ phụng. Các đời sau cũng phong tặng tước Vương.

(Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái – NXB Kim Đồng, 2019)

(1) Việt Sử Lược chép rằng: “Vua Lý Thái Tông húy là Đức Chánh, tên là Phật Mã (52 – 3), con trưởng của vua Thái Tổ, mẹ người họ Lê. Thái Tổ lên ngôi phong Phật Mã làm Khai Thiên Đại Vương và lập làm Thái tử. Năm Thuận Thiên thứ 11 (1020) Thái tử có công đi dẹp yên được các bọn giặc rợ. Lý Thái Tổ mất, quần thần vâng theo di chiếu, đến cung Long Đức mời Thái Tử lên ngôi. Lúc bấy giờ Dực Thánh Vương, Võ Đức Vương đều đem binh mai phục ở ngoài cửa Quảng Phúc muốn đánh lén. Vua từ cửa Tường Phù vào đến điện Càn Nguyên, binh ở ba phủ kéo đến đánh rất gấp. Vua sai Nguyễn Nhân Nghĩa chống cự, quân của ba phủ thất bại, Võ Đức Vương bị Lê Phụng Hiểu giết chết. Trong ngày ấy, vua lên ngôi trước linh cữu vua Thái Tổ, hạ lệnh đại xá tù tội, đổi niên hiệu, lấy năm Thuận Thiên thứ 19 (1028) là năm đầu hiệu Thiên Thành. Quần thần dâng tôn hiệu là: “Khai Thiên Thống Vận Tôn Đạo Qúy Đức Thánh Văn Quảng Võ Sùng Nhân Thượng Thiện Chính Lý Dân An Thần Phù Long Hiện Thể Nguyên Ngự Cực Ức Tuế Công Cao Ứng Chân Bửu lịch Thông Nguyên Chí Áo Hưng Long Đại Định Thông Minh Từ Hiếu Hoàng Đế”.

(2) Kính Đức: Tức Úy Trì Cung (585 – 658), danh tướng thời mạt Tùy, sơ Đường, tên là Cung, tên chữ là Kính Đức. Khi Lý Thế Dân (sau này là Đường Thái Tổ) bị vây khốn, Kính Đức liều mình cứu giúp chạy thoát. Từ đó Kính Đức trở thành bộ hạ mật thiết của Lý Thế Dân.

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ thuộc thể loại gì?

Câu 2. Chỉ ra những chi tiết tưởng tượng kì ảo có trong văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ.

Câu 3. Xác định sự việc chính của văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ.

Câu 4. Việc hai lần Vua Lý Thái Tông mơ gặp thần núi Đồng Cổ trong văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ có ý nghĩa gì?

Câu 5. Chủ đề của văn bản Truyện thần núi Minh Chủ Đồng Cổ là gì?

0
6 tháng 4 2022

you lớp 6 hã

me hỏi thui ko đúng thoii =)

6 tháng 4 2022

bài em tui á men 

16 tháng 1 2022

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN .

VĂN BẢN THUỘC LOẠI TRUYỆN NÀO ?
 VÌ SAO EM BIẾT 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Có thể nói truyện thần thoại được xây dựng bằng những hình ảnh,chi tiết không có thực mà chỉ là hư ảo do con người tưởng ra dựa trên quan niệm về sự tiến hóa loài người mà sau này chỉ có các nhà khoa học mới giải thích được. Đó là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi bắt đầu có loài người trên Trái Đất. Nhằm phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người thời cổ đại. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần Trụ Trời, Nữ thần Mặt Trăng,...

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, thần Lúa,...

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Thần Nông, Mười hai bà mụ,...

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Gióng,...

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng,...

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện trời, Chử Đồng Tử ... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu,...

→Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Truyện thần thoại Việt Nam là thể loại tự sự viết bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. 

- Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:

+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên

+ Về nguồn gốc các loài động thực vật

+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam

+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề

+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa

+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười

→ Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt.