K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau:      Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.     Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau:

     Mùa hè năm đó là mùa hè quê ngoại.

    Cuối năm lớp chín, tôi học bù đầu, người xanh như tàu lá. Ngày nào mẹ tôi cũng mua bí đỏ về nấu canh cho tôi ăn. Mẹ bảo bí đỏ bổ óc, ăn vào học bài sẽ mau thuộc. Trước nay, tôi vốn thích món này. Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết. Nhưng ngày nào cũng phải buộc ăn món đó, tôi đâm ngán. Hơn nữa, dù dạ dày tôi bấy giờ tuyền một màu đỏ, trí nhớ tôi vẫn chẳng khá lên chút nào. Tôi học trước quên sau, học sau quên trước. Vì vậy tôi phải học gấp đôi những đứa khác.

     Tối, tôi thức khuya lơ khuya lắc. Sáng, tôi dậy từ lúc trời còn tờ mờ. Mắt tôi lúc nào cũng đỏ kè. Ba tôi bảo:

      – Nhất định đầu thằng Chương bị hở một chỗ nào đó. Chữ nghĩa đổ vô bao nhiêu rớt ra bấy nhiêu. Thế nào sang năm cũng phải hàn lại.

      Mẹ tôi khác ba tôi. Mẹ không phải là đàn ông. Mẹ không nỡ bông phèng trước thân hình còm nhom của tôi. Mẹ xích lại gần tôi, đưa tay nắn nắn khớp xương đang lồi ra trên vai tôi, bùi ngùi nói:

      – Mày học hành sao mà càng ngày mày càng giống con mắm vậy Chương ơi!

     Giọng mẹ tôi như một lời than. Tôi mỉm cười trấn an mẹ:

     – Mẹ đừng lo! Qua kì thi này, con lại mập lên cho mẹ coi!

     Không hiểu mẹ có tin lời tôi không mà tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng. Dù sao, công của tôi không phải là công cốc. Những ngày thức khuya dậy sớm đã không phản bội lại tôi. Kì thi cuối năm, tôi xếp hạng khá cao. Ba tôi hào hứng thông báo:

     – Sang năm ba sẽ mua cho con một chiếc xe đạp.

     Mẹ tôi chẳng hứa hẹn gì. Mẹ chỉ “thưởng” tôi một cái cốc trên trán:

      – Cha mày! Từ nay lo mà ăn ngủ cho lại sức nghe chưa!

     Ba tôi vui. Mẹ tôi vui. Nhưng tôi mới là người vui nhất. Tôi đàng hoàng chia tay với những tô canh bí đỏ mà không sợ mẹ tôi thở dài. Dù sao thì cũng cảm ơn mày, cơn ác mộng của tao, nhưng bây giờ xin tạm biệt nhé! Tôi cúi đầu nói thầm với trái bí cuối cùng đang nằm lăn lóc trong góc bếp trước khi vung tay cốc cho nó một phát.

(Trích Hạ đỏ, Nguyễn Nhật Ánh, Nxb Trẻ, 2019)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì?

Câu 2. Xác định ngôi kể trong truyện.

Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 4. Xác định từ ngữ địa phương trong câu văn “Bí đỏ nấu với đậu phộng thêm vài cọng rau om, ngon hết biết.”. Tìm một từ ngữ toàn dân tương ứng.

Câu 5. Chi tiết “Thấy mẹ buồn, tôi cũng buồn lây. Nhưng tôi chẳng biết cách nào an ủi mẹ. Tôi đành phải nín thở nuốt trọn một tô canh bí đỏ cho mẹ vui lòng.” gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của nhân vật tôi dành cho mẹ?

Câu 6. Từ nội dung, thông điệp của văn bản, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày quan điểm của mình về ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

1
19 tháng 1

ĐÂY LÀ BÀI LÀM CỦA EM Ạ

CÂU 1 : Thể loại của đoạn trích trên là truyện dài

CÂU 2 : Ngôi kể của truyện là : ngôi thứ nhất

CÂU 3 : Chủ đề của vb là tình yêu gia đình

CÂU 4 : - Những từ địa phương là :" đậu phộng" , " rau om " , " bí đỏ".

- Những từ ngữ toàn dân tương ứng : đậu phộng = lạc , rau om = ngò om , bí đỏ = bí ngô

CÂU 5 : Chi tiết trong câu hỏi trên gợi lại cho em tình cảm thương sót , yêu thương mẹ của nhân vật tôi bất lực trước mắt vì nhìn thấy mẹ buồn nhưng ko thể làm gì đc.

CÂU 6 : BÀI LÀM

Tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Nó giống như ngọn đèn chiếu sáng tâm hồn con người giữa đêm dài tăm tối. Những người thân trong gia đình luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Họ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng ta giữa cuộc đời nhiều giông bão. Nhờ có tình cảm gia đình, con người được sống trong hạnh phúc, được phát triển một cách toàn diện và chắc chắn trong tương lai sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, những người phải sống trong một gia đình bất hạnh thường sẽ gặp lại những chấn thương về tinh thần. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải phải bảo vệ tình cảm gia đình.

Văn bản thông tin

-Tập 1: Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam

-Tập 2: Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảmnhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hômđó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm
nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm
đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của
mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói:
- Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên,
nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua.
Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất
cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và
niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.
Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng:
- Chúng ta đã làm nên một kỳ tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được
- Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta.
Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem.
Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp!
(Trích “Hạt giống tâm hồn", NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Vì sao vị tướng quân có hành động tung đồng tiền xu trước trận đánh?(0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao họ đã chiến thắng oanh liệt? (1.0 điểm)
Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì? (Trình bày trong khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)

1
23 tháng 2 2022

Câu 1:Tự sự, miêu tả

Câu 2:Để cầu nguyện trước đền

Câu 3:Vì khi thấy đồng xu ra mặt sấp tức chúng ta sẽ thắng thì mặc dù không biết có thắng hay thua, không đoán trước được tương lai, cả binh lính vẫn vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.

nhé =)

 

I Đọc- hiểu: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:  Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đên! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực những cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú, cô chim thi nhau bay lượn tỏ...
Đọc tiếp

I Đọc- hiểu: Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây. Thế là mùa hè đã đên! Những tiếng ve kêu râm ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa hè là khoảng thời gian nóng nực những cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Những chú, cô chim thi nhau bay lượn tỏ vẻ thích thú khi một mùa mới đến. Mùa hè là khoảng thời gian tụi học sinh được nghỉ ngơi sau những giờ học căng thảng, mệt mỏi. Mùa hè đến kỉ niệm trong tôi lại ùa về, sao lại mơn man quá! Những chiếc lá bàng rơi xuống sân, lũ học trò chúng tôi lại viết lên những dòng tâm sự chia sẽ: Bay đi! Mang những ước mơ của chúng tớ đi nhé!

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

2. Ghi ra những câu văn chứ biện pháp tu từ so sánh.

3. Nêu nội dung của đoạn văn?

1
21 tháng 9 2018

1. Miêu tả

2 .so sánh a,tiếng ve.....hợp khớp

b,Anhs nắng ......chú bé tinh ngịch

nhân hóa:cây cối...khoe sắc

những chú .....một mùa mới đén

3Nội dung;tả vễ những ngày hè của cây cối, muôn hoa,chim thú.. và lòng khát khao của những bạn nhỏ khi mùa hè đến.

8 tháng 8 2017

Kiến thức và kĩ năng phần văn bản tự sự của Phần Tập làm văn giúp ích nhiều cho việc học các văn bản tự sự phần văn học

    + Đi vào nội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm

Ví dụ: Khi phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ta thấy được vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên làm trên đỉnh Yên Sơn .

    + Thấy được sự kết hợp giữa kể và tả

    + Thấy được cách xây dựng tình huống truyện, tính cách nhân vật…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:

+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.

Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Loại văn bản đã học

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

 

Văn bản văn học

- Tiểu thuyết lịch sử

- Truyện ngắn

- Tiểu thuyết lịch sử

- Thơ

- Thơ

- Thơ

- Thể cáo

- Thơ nôm

- Kiêu binh nổi loạn

- Người ở bến sông Châu

- Hồi trống Cổ Thành

- Thu hứng – Bài 1

- Tự tình – Bài 2

- Thu điếu

- Bình Ngô đại cáo

- Bảo kính cảnh giới

Văn bản nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Bản sắc là hành trang

- Gió thanh lay động cành cô trúc

- Đừng gây tổn thương

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.