K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:                   Giục giã                                - Xuân Diệu -  Mau với chứ, vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi; Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi, Mau với chứ! thời gian không đứng đợi. Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới; Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa. Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

                 Giục giã

                               - Xuân Diệu - 

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi,
Mau với chứ! thời gian không đứng đợi.
Tình thổi gió, màu yêu lên phấp phới;
Nhưng đôi ngày, tình mới đã thành xưa.
Nắng mọc chưa tin, hoa rụng không ngờ,
Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết!
Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt;
Những vườn xưa, nay đoạn tuyệt dấu hài;
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Đời trôi chảy, lòng ta không vĩnh viễn.

Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến;
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
Vàng son đương lộng lẫy buổi chiều xanh,
Quay mặt lại: cả lầu chiều đã vỡ.

Vì chút mây đi, theo làn vút gió.
Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?
Sớm nay sương xê xích cả chân trời,
Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc.
Ai nói trước lòng anh không phản trắc;
Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?
- Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,
Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói;
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm,
Anh hút nhuỵ của mỗi giờ tình tự.
Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...

                             (Báo Ngày nay)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. 

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì?

Câu 3. Phân tích tác dụng của việc lặp lại nhiều lần cụm từ "Mau với chứ..." trong bài thơ. 

Câu 4. Em hiểu như thế nào về hình ảnh: "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm."? 

Câu 5. Nội dung của bài thơ này là gì? 

0
15 tháng 4 2017

=> Đáp án C

2 tháng 3 2016

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Xuân Diệu đến với cuộc đời mới trong niềm vui chào đón, hồ hởi. Một chặng đường mới, những đóng góp mới tiêu biểu nhất trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám là Ngọn quốc kỳ và Hội nghị non sông. Xuân Diệu gọi đó là những trường ca “viết bằng hồn”, khi tâm hồn gắn với đất nước và nhân dân, và đất nước đã bước sang trang sử mới. Tứ thơ, lời thơ toả sáng mà ấm áp với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng, ngợi ca những biểu tượng về cuộc sống, con người của đất nước mới hồi sinh.

 Xuân Diệu cảm kích với ngày hội non sông “Giòng giống Việt thật hả lòng, hả dạ!” và tác giả thắm thiết ngợi ca:

            Hội này đây mặt trời dọi với trăng

            Cả dân tộc đứng hiên ngang nhật nguyệt

            Đất trường cửu ngắm với trời với đất

            Nói vô cùng còn mãi  nước muôn năm

                        (Hội nghị non sông)

Ngoài ra phải kể đến những bài thơ đả kích. Càng thiết tha yêu cuộc đời mới càng căm thù những kẻ phá hoại cuộc sống yên lành. Bọn Quốc dân đảng đảo điên tìm mọi cách phá hoại cách mạng. Cách mạng được dân bảo vệ. Chúng hô hào tổng đình công nhưng chợ vẫn họp, cửa hàng vẫn mở. Xuân Diệu viết bài Tổng... bắt đình công để phản đối bọn phản động.

Tổng đình công đấy, nghĩ mà thương

Phố đóng sao mà cửa mở toang?

Tàu điện long cong ra vẫn chạy

Đồng Xuân ầm ĩ họp như thường!

Tổng đình công hỡi, tổng đình công!

Dân chúng sao mà xỏ chúng ông?

Tưởng chắc được dân nên mới tổng

Mà dân không được thế là tong.

                (Tổng... bất đình công)

Xuân Diệu vốn không phải là nhà thơ châm biếm. Trước Cách mạng chủ yếu là nhà thơ của tình yêu, tình thương, nỗi buồn nhưng trong một số bài văn viết về người cạo giấy ở văn phòng, viết về một số kẻ lang thang cơ nhỡ kể cả viết về loài vật cũng đã mang ít nhiều chất châm biếm. Có sống những ngày tháng Tám ở Hà Nội mới thấy hết không khí cách mạng của quần chúng và cả thái độ của bọn phản cách mạng. Nhưng cách mạng đã vững bước đi lên, trái tim của Xuân Diệu rạo rực tuổi thanh niên. Chào đón cách mạng ở tuổi 27 nhưng tấm lòng Xuân Diệu đã đến với cách mạng từ phong trào Việt Minh những năm 1943-1944. Anh chứng kiến không khí chuẩn bị chiến tranh của Hà Nội và càng cảm phục:

Đất đào xuống cho biết lòng mỗi phố

Sắt trồng lên, cây ngã xuống ngang tàng,

Đây rầm rầm đêm 19 hiên ngang

Hà Nội đứng với cả lòng biển lửa

                            (Thủ đô đêm mười chín)

Xuân Diệu thiết tha yêu cuộc sống. Nếu trước đây là lòng yêu đời qua tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên thì nay tình yêu cụ thể hơn, yêu đất nước, cuộc sống, con người. Bài thơ Trở về viết nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám mang không khí yêu đời đó, rất thiết tha và tươi thắm:

Cũng bởi vì tôi nhớ, tôi mong

Một sớm mai hồng tôi sẽ lên đường trở lại

Giữa vũ trụ nhân gian trong gia đình xã hội

Giữa quốc gia nhân loại trong thế giới hoà bình

Một sớm mai hồng, vắng một bình minh

Xanh mắt trẻ em

Hồng môi thiếu nữ.

... Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên

Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ.

                                         (Trở về)

Xuân Diệu thích nói đến nhân loại mới với niềm hân hoan chào đón:

Trong lúc tầm lên nhân loại mới

Lòng tôi như thể chiếc nong xanh.

Nhân loại mới như lúa tằm đang lên; nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ... cũng chính là nói một phần cho mình. Mình như trẻ lại, hoà nhập với số đông. Và có những câu thơ của Xuân Diệu chân tình đến vồ vập:

Trời ơi quần chúng hóa tình nhân

(Mê quần chúng)

Xuân Diệu đến với quần chúng từ những ngày đầu cách mạng và cảm thấy chất thơ phải được khơi nguồn từ cuộc đời mới:

Có một suối thơ chảy từ gần gũi

Ra xa xôi và lại đến gần quanh

Một suối thơ lá ngọt với hoa lành

Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố

                                           (Nguồn thơ mới)

Và Xuân Diệu yêu cái bình dị của cuộc đời. Chẳng có gì thật cao xa mà sao gần gũi:

Đời đáng yêu nhiều lúc có gì đâu

Miếng ván chênh vênh giữa nhịp cầu

Một buổi chiều sương nghe chó sủa

Sân hè thóc trải lượn bồ câu.

Và thật đáng yêu hương vị của làng quê:

Cái nắng ồ lên trong tiếng lá

Một làn gió nhẹ thoảng hương cau.

Và điều quan trọng nhất là cách nhìn cuộc sống. Phải nhìn đời với con mắt tin yêu lòng không u ám, trí không mất phương hướng.

Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

Hãy để cho bà nói má thơm của cháu

Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu

                    (Đôi mắt xanh non)

Sau Cách mạng tháng Tám được sống với tư cách công dân, tấm lòng nghệ sĩ là tấm lòng công dân nên cảm hứng với đất nước không làm sao nói hết được: Việt thanh thanh, Việt sắc sảo mặn mà:

Miền Trung Bộ như vòng cung sắp bắn

Dáng em Nam mềm mại chiếc chân giò

Chị Bắc bộ cánh quạt xoè tươi tắn

Ba vẻ cùng biêng biếc một màu tơ

                        (Việt muôn đời)

Đó là những lời ca, tiếng nói buổi đầu đến với cách mạng. Có một cái gì đó gần gũi, non tơ, đằm thắm như mối duyên đầu:

Cái thuở ban đầu Dân quốc ấy

Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên!

Và tình cảm ban đầu ấy ngày càng sâu đậm thiết tha qua năm tháng. Đi vào kháng chiến là quá trình quần chúng hoá của Xuân Diệu. Mỗi nhà thơ có một cách quần chúng hoá. Tố Hữu từ Từ ấy đã bộc lộ xu hướng quần chúng hoá trong Từ ấy với dân nghèo thành thị. Với Tiếng hát trên đê, anh đã quần chúng hoá với nông dân và càng gắn bó với nông dân cách mạng qua Bầm ơi, Bà mẹ Việt Bắc và cao nhất là trong bài Việt Bắc. Xuân Diệu quần chúng hoá với chùm thơ phát động. Xuân Diệu đến với quần chúng sớm nhưng giai đoạn sau có chững lại. Chùm thơ phát động là chùm thơ viết với tấm lòng thương cảm chân tình với người nông dân, với tấm lòng cảm phục. Bà cụ mù loà tìm đến được với ánh sáng mới:

Mẹ dù đau đớn mù loà

Ánh xuân sẽ dọi chan hoà tâm can.

Có lẽ trong những bài thơ viết về phát động quần chúng và cải cách ruộng đất thì những bài thơ của Xuân Diệu vẫn đứng lại được. Trở về với nhân dân là quá trình chuyển biến về nhận thức và tình cảm của tất cả các nhà thơ mới. Mỗi người quần chúng hoá theo một cách riêng. Huy Cận tiến hành quá trình quần chúng hoá từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Huy Cận đi chậm hơn nhưng lại có nhiều thành tựu đáng kể. Về với vùng mỏ, gắn bó với đời thơ, Huy Cận đã có một mùa thơ bội thu với các tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời. Còn Chế Lan Viên thì bắt đầu quá trình quần chúng hoá trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Theo Xuân Diệu thì “trước Cách mạng, thơ của Chế Lan Viên lạnh, không ấm bằng Hàn Mạc Tử. Có một số bài tình cảm ấm áp nhưng Chế Lan Viên vẫn dựa chủ yếu vào óc! Thơ của Chế Lan Viên là thơ của óc”. Ánh sáng và phù sa là tập thơ bộc lộ rõ rệt nhất quá trình đi từ chân trời một người đến chân trời tất cả”. Chế Lan Viên nói lên nỗi buồn cô đơn và quyết tâm “Phá cô đơn ta hoà hợp với người”. Chế Lan Viên hiểu rõ ngọn nguồn, ánh sáng đã soi rọi và phù sa bồi đắp cho tâm hồn tác giả trong cuộc đời mới. Với Xuân Diệu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có một giai đoạn bế tắc, khó viết khoảng từ 1949-1953. Lúc này, Xuân Diệu cảm thấy đứng trên lập trường cái tôi không ổn nữa. Bị khủng hoảng. Tập Dưới sao vàng cũng chìm chìm không gây ấn tượng gì:

Kéo dài tâm trạng lênh đênh

Sống mà lắm lúc như mình bỏ đi. 

Khu 4 lúc đó không khí sáng tác có màu sắc riêng đô hội. Cuộc chỉnh huấn 1953 của văn nghệ sĩ đã đem lại cho Xuân Diệu ánh sáng mới:

Bước đầu tuy chưa là bao

Nhưng nghe đã rộng đã cao vô ngần

Tập Riêng chung ghi nhận những bước phát triển về tư tưởng của Xuân Diệu. Xuân Diệu chân tình ngợi ca cuộc sống mới “tôi thẳng thắn ngợi ca nền chuyên chính”. Xuân Diệu muốn đấu tranh chống lại con người xưa cũ của mình, con người hay bi luỵ, bùi ngùi, con người chạy theo hư danh, lá mặt lá trái “hai mặt người trên một mặt người ta”. Tấm lòng của nhà thơ với cuộc đời mới như trái tim hồng.

Một khối hồng đau đáu trong tim

Những câu thơ đẹp của Xuân Diệu ngợi ca đất nước và nhân dân:

Lòng yêu cuộc sống với nhân dân

Mạnh mẽ vươn xa lại toả gần

Đêm hoá làm sương ôm mặt đất

Ngày là nắng ấm giục mùa xuân.

Theo dõi bước đi của nhà thơ cách mạng càng thấy nhà thơ với quần chúng cách mạng là một, ngày càng gắn bó. Như một phương châm, một tâm sự có tính chất tuyên ngôn:

Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi

Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao

Cuộc đời thơ của Xuân Diệu mở đầu là những trang thơ lãng mạn nhưng bộc lộ sâu sắc khát vọng tự do và tình yêu vươn tới cái đẹp mộng tưởng. Nửa chặng đường sau thơ Xuân Diệu trở về với cuộc đời thực, gắn bó với Tổ quốc, nhân dân và mang những phẩm chất mới cao đẹp mà thơ Xuân Diệu chưa thể có được trong trường thơ lãng mạn./.

3 tháng 3 2016

chung minh xuan dieu da tim ra 1 tieng noi moi qua bai tho voi vang

 

25 tháng 10 2017

=> Đáp án B

28 tháng 2 2021

Tham khảo:

Thời gian là tài sản vô cùng quý báu của nhân loại, là thứ "một đi không trở lại". Chính vì vậy mà ta phải trân trọng nó. Ấy thế mà cạnh bên những người luôn gìn giữ, sử dụng tiết kiệm và hợp lí thời gian thì đâu đó vẫn còn có những kẻ sử dụng lãng phí khoảng thời gian đáng quý ấy. Tiêu biểu như những kẻ chỉ biết ăn bám cha mẹ, hay những kẻ không nhìn nhận được giá trị của thời gian, họ dùng thời gian như một thứ gì đó vô giá trị hay cứ ngồi đó, không làm gì, chỉ ăn và hưởng những thành quả mà người khác làm ra, mặc cho thời gian cứ qua đi. Thật là đáng xấu hổ. Nếu cứ sử dụng lãng phí thời gian, bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra được giá trị của bản thân cũng như những điều tốt đẹp đang xảy ra xung quanh ta. Bên cạnh đó, bạn sẽ chẳng thấy được những thay đổi, những chuyển mình của cuộc sống. Chưa dừng lại ở đó, lãng phí thời gian cũng chính là tự tay bạn cướp đi, hủy hoại sự sống của chính bản thân. Thật vậy, thời gian vô cùng quý giá, nếu tiền có thể kiếm được nhưng thời gian sẽ chẳng bao giờ tạo được, lấy lại được. Bởi lẽ đó, mỗi một phút, một giờ ta phải cố gắng, sử dụng nó có mục tiêu, kế hoạch. Có như vậy, bạn mới thành công và không thấy lãng phí nó.

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu

… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…

 

+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý

Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè.

 

Em muốn gửi cho anh
Tình muôn đời thắm mãi
Như bến bờ hoang dại
Yêu mãi biển trong xanh.

 

Em chờ anh về nhé
Biển mãi gọi tên anh
Gió buồn ru khe khẽ
Lời riêng em ngọt lành.

 

Về biển khơi anh nhé
Tình nồng bên biển xanh
Con sóng hiền vỗ mãi
Em vẫn hoài chờ anh.

 

- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.

Bài: Rằm Tháng Giênga) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?-cảm xúc cùa tác giả...
Đọc tiếp

Bài: Rằm Tháng Giêng

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?

b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?

-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c)đọc hai câu thơ cuối và cho biết :


-câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d)bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e)tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắt nào?

 
1
10 tháng 11 2016

a) Đc lm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt

_ Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ ( thất ngôn )

_ Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ ( tứ thuyệt )

_ Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1-2-4 ( viên - thiên - thuyền )

_ Ngắt nhịp : toàn bài 4/3

b) _ Thời gian : trăng vào lúc tròn nhất

Ko gian : bát ngát , tràn ngập ánh trăng

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c) _ Đó là nơi những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần
Thánh của dân tộc đang bàn việc quân.

_ Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

d) Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

14 tháng 11 2016

tứ thuyệt kìa bạn @Nguyễn Phương Thảo

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh...
Đọc tiếp

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?

b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?

-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c)đọc hai câu thơ cuối và cho biết :


-câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d)bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e)tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắt nào?

MÌNH CẦN GẤP

 

 

6
5 tháng 11 2016

bài thở cảnh khuya à bn!!bn nên viết rõ ra chứ!!bucminh

6 tháng 11 2016

bài Rằm Tháng Riêng bạn à

 

27 tháng 11 2018

- Đúng

- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

2.a) Hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ ( bản phiên âm ) .b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :- cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào ? - Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?- cẩm xúc của tác giả được gợi...
Đọc tiếp

2.

a) Hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ ( bản phiên âm ) .

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào ?

- Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

- cẩm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết :

-Câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì về công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này.

d)Bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e) Tình Cảm , cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nét nghệ thuật đặc sắc nào ?

giúp mình với help meeeeeeee sáng mai tui phải học rồi giúp mình với ! mình cảm ơn các bạn trước !

 

10
15 tháng 11 2016

a) Bài Rằm tháng giêng được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. ( viên – thiên – thuyền.)

- Ngắt nhịp: Toàn bài 4/3.

 

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- cảnh thiên nhiên được miêu tả :

thời gian : vào lúc đêm khuya

không gian :

  • Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

  • Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng giêng".

  • Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.

=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

- Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng : câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.

- cẩm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ : Tâm hồn Bác chan hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết :

- Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc.
– Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi.
– Chính sự hiền hòa của thiên nhiên đã khiến cho các chiến sĩ cộng sản càng mong đất nước hòa bình để giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên này.
– Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng.
– Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn.
-> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập.

d)Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng . Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân , việc nước . buổi đầu quốc kháng chiến đầy giang khổ biết bao? Tuy vậy BÁc vẫn ung dung , thư thả .Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm . Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi . Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng . Dòng sông nước biến trỏ thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt dẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời . Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng àa sâu sắc . Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung , tự tại , lac quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt .

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

21 tháng 11 2016

a)Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt(4 câu mỗi câu 7 chữ)

Cách ngắt nhịp:4/3

Cách hiệp vần:tiếng cuối của câu (1)hiệp với tiếng cuối của câu (2) và (4)

b) hai câu thơ đầu:

-Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong không gian cao rộng,bát ngát có tràn đầy sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.(không gian:cao rộng,bát ngát. / thời gian:vào đêm trăng rằm tháng giêng)

-từ xuân được lặp lại liên tiếp nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả không gian vũ trụ.trước cảnh của đêm trăng rằm tháng giêng đã gợi lên cảm xúc nồng nàn,tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.

c) hai câu thơ cuối:

-Câu thơ thứ 3 tả cảnh Bác cùng các đồng chí lãnh đạo đang bàn bạc việc nước.Công việc kháng chiến chống Pháp-công việc hệ trọng của đất nước ,nơi kín đáo và yên tĩnh

-Câu thứ 4:nửa đêm xong việc quân quay trở về thuyền chở đầy ánh trăng

-Bác bận trăm công nghìn việc những vẫn cảm nhận vẻ đẹp của trăng xuân.Trăng đẹp lòng người sảng khoái,hài hòa giữa cảnh và tình

d)Qua bài thơ ta thấy một tâm hồn đầy tình cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên thể hiện tinh thần lạc quan,phong thái ung dungtwj tại và tình yêu nước thương dân của Bác

e)Nghệ thuật:điệp từ"xuân" và lựa chọn những từ ngữ gợi hình gợi cảm

Chúc bn học tốthehe

Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặnglẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít,muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồngnàn, tha thiết. Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thườnglại ẩn náu một nguồn sống dồi dào....
Đọc tiếp

Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng
lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít,
muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng
nàn, tha thiết. Nhưng sự sống muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt thường
lại ẩn náu một nguồn sống dồi dào. Không cần phải là con hổ ngự trị trên rừng xanh, không
cần phải là con chim đại bàng bay một làn chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột Xuân
Diệu có lẽ đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi. Sau khi
đọc đi đọc lại nhà thơ có tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi
thấy đây mới thực là Xuân Diệu.
(Trích Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2000)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhận định điều gì về nhà thơ Xuân Diệu?
Câu 3. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có
tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực là Xuân
Diệu.
Câu 4. Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn trích.

2
15 tháng 5 2021

......

 

8 tháng 6 2021

Câu 1: Nghị Luận

Câu 2: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết.

Câu 3: Tìm hiểu được con người Xuân Diệu, nghĩa tình thái ''cảm thấy thật là Xuân''- là sự cảm nhận, đánh giá về con người của Xuân Diệu thật là Xuân