K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1

Nội dung của bài thơ Bác ơi : - Bài thơ thể hiện sâu sắc niềm đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân ta với Bác Hồ. - Tố Hữu đã bộc lộ những suy cảm sâu sắc về Bác: một con người có đời sống trong sạch, cao thượng; có đạo đức cao quý và tình cảm, tâm hồn rộng lớn; có sự nghiệp vĩ đại… - Bày tỏ lời hứa quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Bác tìm ra.


27 tháng 4 2018

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu

+ Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp

+ Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3

+ Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Đọc hiểu bài thơ:

+ Đề tài: tình yêu.

+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.

+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.

+ Thể thơ: thơ năm chữ

+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.

+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.

+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.

- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến. 

+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…

+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Việc thay đổi hai đại từ “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta) của tác giả có thể nói là một cách sử dụng tương đối ngẫu nhiên trong bài thơ để thể hiện tư tưởng của mình:

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi nhớ những ngày thu đã xa” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh trời mùa thu Hà Nội. Đây là cái tôi yêu thiên nhiên, xao xuyến, bâng khuâng và rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Những khổ thơ tiếp theo, tác giả thay bằng chữ “ta” (chúng ta) để bày tỏ niềm tự hào, sự vui sướng vào chung với không khí độc lập tự do của dân tộc. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lí tưởng khác.

→ Sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một đại từ chỉ một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng thể hiện ý nghĩa: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Đó là tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. Mùa thu cách mạng tươi đẹp, và tràn đầy sức sống. Tác giả rất khéo léo khi dịch không gian nghệ thuật từ những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc như cất tiếng hát hòa trong sự phấn chấn của tạo vật phấp phới, thiết tha.

- Đó Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…

- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.

- Và cuối cùng đó là tất cả niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình yêu quê hương, yêu đất nước.

- Nghệ thuật: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.

 → Qua đoạn thơ ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

4 tháng 12 2016

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng- ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?

Cảm ơn trăng đã nhắc nhở tôi đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Nếu không biết trân trọng quá khứ, gìn giữ và biết ơn, người ta rất dễ biến chất thành kẻ vô tình, vô tâm, vong ân bội nghĩa.

4 tháng 12 2016

Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng- ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…

Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.

Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.

Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?

Cảm ơn trăng đã nhắc nhở tôi đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Nếu không biết trân trọng quá khứ, gìn giữ và biết ơn, người ta rất dễ biến chất thành kẻ vô tình, vô tâm, vong ân bội nghĩa.

14 tháng 7 2021

1)

- Hình ảnh vầng trăng có nghĩa như một người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả từ thuở nhỏ cho đến lúc trưởng thành, từ lúc ở chiến khu cho đến khi về thành phố.

- Bởi lẽ vầng trăng tròn là nói về quá khứ thuỷ chung, vẹn nghĩa, còn ánh trăng là cái vầng sáng của quá khứ, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi làm thức tỉnh và xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người. Hình ảnh ở đây gợi ra chiều sâu tư tưởng triết lý: ánh trăng không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị, trong sáng mà vĩnh hằng của cuộc sống. Ánh trăng cứ lặng lẽ, biểu tượng cho sự trong sáng vô tư, không đòi hỏi. Con người có thể vô tình lãng quên nhưng nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

2)

- "Giật mình" đó là lúc tác giả đã hoàn toàn tỉnh thức, không còn sống trong xa hoa, lộng lẫy, tức là đã nhận ra sự bạc bẽo của mình, nhận ra sai lầm của mình với quá khứ.

3)

- "Ánh trăng" - hành trình về sự thức tỉnh hoàn thiện mình, không chỉ là miền thức tỉnh của chính nhân vật trữ tình mà còn cho chính chúng ta. Bài thơ đã để lại cho độc giả bài học nhân văn sâu sắc: hãy trân trọng và sống nghĩa tình với quá khứ, cảm ơn những gì đã cùng ta trải qua vì nhờ có những điều như thế mới có ta của hiện tại. Và dù thời gian trôi đi, cuộc sống còn đổi thay nhưng những giá trị tinh thần, những tư tưởng đạo lý sẽ không thay đổi, sẽ còn mãi với thời gian bởi đó là một nét đẹp của người Việt, của dân tộc Việt.

 

14 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

- Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

- Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

- Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

- Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

- Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

- Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Khổ cuối thay vì tác giả dùng là vầng trăng thì ông đã sử dụng từ ánh trăng để mang một dụng ý nghệ thuật. Nếu ở các khổ trước, vầng trăng là biểu trưng chó sự tròn đầy viên mãn, biểu trung cho quá khứ nghĩa tình thì ở khổ cuối, tác giả dùng là ánh trăng nhàm nhấn mạnh khả năng xuyên thấu vào tâm hồn người lính, giúp người lính giật mình nhìn nhận ra sai lầm của chính mình để từ đó sửa đổi và hoàn thiện mình hơn. Anhs trăng chính là ánh sáng soi chiếu và làm tỏ tường tâm hồn người lính, kéo người lính về với quá khứ để chiêm nghiệm và nhận ra sai lầm của mình ở hiện tại.

2.

Nếu như hai câu thơ đầu tiên của khổ thơ này diễn tả sự tròn vẹn, đủ đầy, nguyên vẹn như xưa của vầng trăng, hay quá khứ nghĩa tình thì dòng thơ cuối lại là cái "giật mình" mang ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi gắm. Đối diện với vầng trăng nghĩa tình, với quá khứ mà mình đã trót lãng quên, nhân vật trữ tình đã có cái giật mình. Theo em, đây là sự giác ngộ về mặt nhận thức, là sự giác ngộ về sự vô tâm của mình đối với quá khứ của nhân vật trữ tình. Trong khoảnh khắc ấy, nhân vật trữ tình đã nhận ra được sự vô tâm, sự bội bạc của mình đối với quá khứ và vầng trăng nghĩa tình hay quá khứ tươi đẹp hiện về đủ để làm cho nhân vật trữ tình giác ngộ ra thái độ sống vô tâm của mình. Sự giật mình còn là sự ăn năn, ân hận, là sự giác ngộ trong phút giây bất chợt vì đối diện với vầng trăng, với quá khứ ngày xưa. Tóm lại, phút giây giật mình của nhân vật trữ tình mà tác giả muốn gửi gắm là sự giật mình mang thông điệp sâu sắc về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung trong quá khứ.

3.

Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

 
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 3 2019

Hình tượng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ "Đi đường" và "Ngắm trăng":

1. Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài "Đi đường":

- Nhân vật phải trải qua chặng đường gian khổ từ nhà lao này đến nhà lao khác (Phân tích 2 câu đầu)

- Nhân vật trữ tình lại rắn rỏi phi thường, vượt lên trên những khó khăn gian khổ ấy bằng một tinh thần thép, sự lạc quan hơn người (phân tích 2 câu sau)

2. Hình tượng nhân vật trữ tình trong "Ngắm trăng":

- Nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh tù đày, dù thiếu đi những yếu tố để thưởng thức cái đẹp (người xưa thường coi 3 yếu tố: rượu, hoa, trăng là những thứ không thể thiếu để tao nhân hưởng lạc) (Phân tích 2 câu đầu)

- Nhân vật trữ tình bằng tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan phơi phới đã mở rộng lòng mình để thưởng thức ánh trăng và được thiên nhiên đáp lại tình cảm đó. (2 câu sau)

=> chất chiến sĩ xen lẫn thi sĩ, nét cổ điển xen lẫn hiện đại

Bài 1: Thực hiện yeu cầu.

a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang

b) Bài thơ viết theo thể thơ nao? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó

=>  Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

-  4 câu - 7 chữ , ngắn gọn, hàm súc

c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi

d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?

- sáng - tối ; ra-vào ; suối-hang

=> Sử dụng Phép đối . Đối về thời gian, hoạt động, địa điểm .Thể hiện cuộc sống khắc khổ, giản gị nhưng chan hoà với thiên nhiên

e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

=> Bài thơ Tức Cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình gị pha chút hóm hỉnh. Thể hiện tinh thần lạc quan và sự ung dung của Bác trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.

8 tháng 3 2021

Trả lời:

a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"

         Tức cảnh Pác Bó

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

                              -Hồ Chí Minh-

b) Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.

- Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Những hiểu biết của em về thể thơ: một bài có 7 câu, mỗi câu có 4 chữ, gieo vần ở các tiếng cuối cùng của các câu 1, 2, 4.

c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác vào tháng 2 năm 1941. Sau 30 năm bôn ba hoạt động Cách Mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước, sống và làm việc tại Pác Bó - Cao Bằng.

d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?

- Cặp từ trái nghĩa: sáng - tối; ra - vào. 

- TD : giúp diễn tả nếp sống sinh hoạt đều đặn, quy củ của Bác. Qua đây, cho thấy sự hòa hợp của Bác với thiên nhiên.

e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Nghệ thuật: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, hình ảnh thơ chân thực, giàu sức gợi cảm.

- Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ. Với Người, được hoạt động Cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

1 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A.