K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TT
tran trong
Giáo viên
7 tháng 1

Bài học kinh nghiệm về xây dựng mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945–1954) và ý nghĩa hiện nay

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945–1954), Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc vững mạnh, tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi. Những bài học kinh nghiệm quý báu từ đó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

 

1. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Bài học từ lịch sử: Mặt trận Việt Minh được xây dựng trên cơ sở đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo hay dân tộc.

Bài học hiện nay: Phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân, tập hợp mọi lực lượng, giai cấp, dân tộc, tôn giáo vào khối đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng.

2. Xác định mục tiêu chung rõ ràng

Bài học từ lịch sử: Mặt trận Việt Minh đã xác định rõ mục tiêu "Độc lập dân tộc" là nhiệm vụ hàng đầu.

Bài học hiện nay: Mặt trận phải có mục tiêu chung, đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, ví dụ: bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng đất nước phát triển bền vững.

3. Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Bài học từ lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò nòng cốt, lãnh đạo mọi hoạt động của mặt trận.

Bài học hiện nay: Mặt trận cần giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động.

4. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Bài học từ lịch sử: Cuộc kháng chiến chống Pháp không chỉ dựa vào sức mạnh của dân tộc mà còn tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng quốc tế tiến bộ.

Bài học hiện nay: Chủ động hội nhập quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

5. Linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng mặt trận

Bài học từ lịch sử: Việt Minh đã biết cách vận động, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, kể cả những lực lượng trung gian, chưa hoàn toàn ủng hộ cách mạng.

Bài học hiện nay: Phải linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng mặt trận, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và tình hình thực tế của đất nước.

6. Xây dựng lòng tin giữa Mặt trận và nhân dân

Bài học từ lịch sử: Mặt trận Việt Minh đã giành được niềm tin tuyệt đối từ quần chúng nhân dân thông qua các hoạt động thiết thực, đúng đắn.

Bài học hiện nay: Cần củng cố lòng tin giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc với nhân dân thông qua các chính sách minh bạch, công bằng và hiệu quả.

* Ý nghĩa trong tình hình hiện nay:

Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân.

Đẩy mạnh công tác ngoại giao nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Đảm bảo mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

20 tháng 4 2022

Tham khảo

 

– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

20 tháng 4 2022

tK NẾU ĐÚN 

– Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã khong tìm được chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách Duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội Duy Tân đã bị bỏ qua.

– Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

* Bài học kinh nghiệm:

– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

27 tháng 3 2021

 

Bài học rút ra:

-Sống có ích với đất nước của mình,góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hơn

-Khi đất nước có biến,lâm nguy thì phải có những biện pháp phù hợp để giúp đất nước thoát khỏi những vấn đề ấy

-Không rụt rè,sợ hãi khi giặc xâm lược

-Mọi người gắn bó,giúp đỡ nhau trong cuộc sống,làm việc

  
6 tháng 4 2022

refer

 

- Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng:

+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.

+ Chế độ lao dịch nặng nề

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.

=>Do đó, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

- Đời sống của nhân dân cực khổ hơn nhiều so với thế kỉ XVIII

9 tháng 3 2022

Các cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, sáng ngời truyền thống giữ nước của dân tộc. Nó cũng cho thấy, dựng nước đã khó nhưng giữ nước càng khó hơn.

=> Minh chứng cho truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc cũng là bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ tổ quốc hiện nay. Dù đất nước đã độc lập những các thế lực thù địch vẫn không ngừng âm mưu chống phá bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, đòi hỏi đảng phải có chủ trương đúng đắn, nhân dân phải nâng cao nhận thức, quyết tâm bảo vệ đất nước.

21 tháng 4 2023

Từ các cuộc kháng chiến và cuộc khởi nghĩa trong lịch sử Việt Nam như cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên thời Trần, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng sau đây trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay:

Tình yêu quê hương, lòng yêu nước: Những cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đã cho thấy tình yêu quê hương, lòng yêu nước là một giá trị vô giá của con người Việt Nam. Đó là động lực để chúng ta cố gắng xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đoàn kết, đồng lòng: Trong các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân là yếu tố quan trọng giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù. Chúng ta cần phải học hỏi và áp dụng tinh thần đoàn kết, đồng lòng đó vào cuộc sống hiện đại.

Sự kiên trì, bền bỉ: Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đã cho thấy sự kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Chúng ta cần phải có sự kiên trì, bền bỉ để đạt được mục tiêu của mình.

Tôn trọng truyền thống, lịch sử: Việc học tập và tôn trọng truyền thống, lịch sử là cách để chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng vào cuộc sống hiện đại.

Sự hiểu biết, trí tuệ: Cuộc kháng chiến và khởi nghĩa cần sự hiểu biết, trí tuệ để có thể đánh bại kẻ thù. Chúng ta cần phải đầu tư vào giáo dục, nâng cao trình độ tri thức để có thể xây dựng và bảo vệ đất nước hiệu quả hơn.

10 tháng 5 2023

Bài học : 

- Đẩy mạnh tinh thần đoàn kết của nhân dân 

- Đề ra các kế sách đánh giặc  đúng đắn và sáng tạo 

- Trọng dụng dân tài 

15 tháng 7 2019

Đáp án B

Do yêu cầu của cuộc kháng chiến phải tăng cường hơn nữa khối đoàn kết dân tộc. Ngày 3/3/1951 Đảng đã thống nhất hai hình thức Mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân thành một mặt trận chung gọi là Mặt trận Liên Việt. Nhờ đó khối đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường rõ rệt.

=> Bài học: phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc.