K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Mẹ là cơn gió mùa thu  Cho con mát mẻ lời ru năm nào  Mẹ là đêm sáng trăng sao Soi đường chỉ lối con vào bến mơ  Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng? Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên? Câu 3. Xác định nhịp thơ trong hai câu thơ đầu? Câu 4. Xác định các từ láy có trong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau:

Mẹ là cơn gió mùa thu 

Cho con mát mẻ lời ru năm nào 

Mẹ là đêm sáng trăng sao

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Mỗi cặp câu trong đoạn thơ trên có mấy tiếng?

Câu 2. Cho biết thể thơ của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 3. Xác định nhịp thơ trong hai câu thơ đầu?

Câu 4. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ ?

Câu 5. Chỉ ra các vần được gieo trong 2 câu thơ đầu:

Câu 6. Khổ thơ thể hiện tình cảm của ai đối với ai ?

Câu 7. Sưu tầm 2 câu thơ có cùng thể loại và chủ đề với ngữ liệu trên.

Câu 8. Bài thơ đã gợi cho em suy nghĩ như thế nào về tình cảm mà mẹ dành cho con hãy ghi lại những cảm xúc của mình bằng một đoạn văn từ 10 -12 dòng.

Giúp đỡ mình nhé!❤️❤️❤️

Mình đang rất gấp ạ 

0
ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần...
Đọc tiếp

ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Câu 2: (0,5 điểm) Ghi lại 2 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3: (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Câu 4: (0,75 điểm) Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ em vừa tìm được ở câu 3: Câu 5 . (0,75 điểm) Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? Câu 6. (1.0 điểm) Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ?

2
7 tháng 2 2022

1, PTBĐ chính : biểu cảm

2, 2 từ ghép: con ve,ngôi sao

3, Biện pháp tu từ : so sánh

4, Tác dụng : So sánh "Mẹ" với "ngọn gió" vì ngọn gió luôn mang những điều mát mẻ, như nói lên được những điều mới mẻ mà mẹ dạy cho con và đồng thời nói lên sự hi sinh cao cả của mẹ dành cho con

5, Bài thơ trên thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con.

Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ : Phải biết trân trọng, biết ơn những thứ mà mẹ mang đến cho chúng ta .

7 tháng 2 2022

Đây là bài thi hay gì đây?

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. Hai từ ghép: lời ru, bàn tay

3. BPTT : So sánh

4. Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động

Cho thấy tình yêu thương, mong muốn con có giấc ngủ ngon của mẹ.

5. Tình cảm của mẹ dành cho con.

6. Hãy yêu thương, kính trọng và ghi nhớ công ơn của mẹ. 

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)a, Đọc ngữ liệu sau              Mẹ là cơn gió mùa thu       Cho con mát mẻ lời ru năm nào             Mẹ là đêm sáng ánh sao       Soi đường chỉ lối con vào bến mơ                                     ( Mẹ là tất cả - Lăng Kim Thanh)b, Trả lời câu hỏiCâu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung của đoạn thơ.Câu...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

a, Đọc ngữ liệu sau

              Mẹ là cơn gió mùa thu

       Cho con mát mẻ lời ru năm nào

             Mẹ là đêm sáng ánh sao

       Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

                                     ( Mẹ là tất cả - Lăng Kim Thanh)

b, Trả lời câu hỏi

Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung của đoạn thơ.

Câu 2 (0,5 điểm): Ghi lại 1 từ đơn, 1 từ ghép

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ trên và nêu tác dụng của nó.

Câu 4 (1,5 điểm): Từ những câu thơ trên, em cảm nhận như thế nào về vai trò và tình cảm của cha mẹ đối với chúng ta? Em cần phải có bổn phận và trách nhiệm như nào đối với cha mẹ của mình? (Viết khoảng 10 dòng - 6 đến 8 câu)

Phần II: Viết (5 điểm)

Đề bài: Mỗi chúng ta đều có những kỉ niệm. Những kỉ niệm có thể là vui là buồn thậm chí làm chúng ta thay đổi cả một thói quen. Em hãy viết bài văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em với thầy cô hoặc với bạn bè.

 

 

2
14 tháng 12 2021

I.

1. Thể thơ lục bát.

Nội dung: Thể hiện tình thương của người mẹ đối với con.

2. Từ đơn: Mẹ

Từ ghép: mát mẻ

3. So sánh: "Mẹ là cơn gió mùa thu", "Mẹ là đêm sáng ánh sao"

Tác dụng: Nhấn mạnh tình thương con của người mẹ là vô bờ bến.

4. Tham khảo

Mỗi chúng ta khi được sinh ra đã mang ơn nghĩa công lao sinh thành từ cha mẹ; lớn lên mang ơn nghĩa công lao nuôi dưỡng; thành người mang ơn nghĩa công lao giáo dục. Có thể thấy, cha mẹ là những người “thợ xây” xây dựng nên mỗi chúng ta thành người. Để đền đáp những công ơn to lớn đó, mỗi người con chúng ta cần có thái độ và hành động đúng đắn. Mỗi chúng ta cần cố gắng học hành tập nghiêm túc, trở thành một công dân tốt giúp ích cho đời để bố mẹ tự hào và ngẩng cao đầu. Bên cạnh đó, chúng ta có trách nhiệm hiếu thảo, biết ơn, đền đáp công ơn cha mẹ bằng lời nói, việc làm cụ thể: phụng dưỡng cha mẹ khi về già, giúp đỡ cha mẹ về tài chính;… Mỗi chúng ta hãy hành động đẹp đẽ để xứng đáng với truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

II. Tham khảo

Trong tâm trí mỗi người đều có những kỉ niệm đẹp, em cũng vậy. Kỉ niệm khó quên của em là một lần đi biển Nha Trang cùng với My - người bạn thân của em đã lâu.

Lần đó thật vui, chúng em chất hết đồ đạc vào va li và đi máy bay đến Nha Trang. Biển thật đẹp! Những rặng dừa rì rào trong gió. Những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Biển có lúc hiền hòa, lặng sóng, nhưng có lúc lại giận dữ, ngạo mạn đánh dạt tất cả cái gì xung quanh nó ra xa. Đứng trên bờ nhìn ra biển sẽ thấy thấp thoáng những đoàn thuyền đánh cá ra khơi, mang về cho mọi người những mẻ lưới nặng trịch cá. Trên bờ, người đi tắm biển rất nhiều. Em và My cùng nhau xây lâu đài cát và " thu hoạch " được rất nhiều vỏ sò, ốc, san hô,.... Tắm biển đã thỏa thích, hai gia đình của em và My dẫn nhau ra một nhà hàng cao cấp. Ở đó, bọn em được ăn đặc sản của Nha Trang cùng rất nhiều món ngon khác. Buổi tối, cả hai đứa lại ra biển hóng mát và đi dạo. Lúc ngồi nghỉ, bọn em thi nhau tán gẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Tiếng cười đùa của bọn em hòa vào tiếng dế đêm nghe rất hay, buổi đêm trên biển thật yên tĩnh ......

Đến giờ đã ba năm kể từ ngày em đi chơi với My nhưng em sẽ không bao giờ quên được ngày ấy vì nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Mẹ và QuảNhững mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả lặn rồi lại mọcNhư mặt trời, khi như mặt trăng.Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ và Quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 (0,75đ): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng. 

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng

 

Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

(1) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(2) Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng ...

(3) Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).

(4) Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

(Một thứ quà của lúa non: Cốm, trích Hà Nội băm sáu phố phường, Thạch Lam)

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A.  Tản văn

B.   Tùy bút

C.   Truyện ngắn

D.  Truyện đồng thoại

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 3. Dòng nào dưới đây không đề cập đến nội dung của văn bản?

A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm

B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm

C. Sự thưởng thức cốm

D. Cách chế biến cốm

Câu 4. Theo người viết, ăn cốm phải ăn như thế nào?

A.   Ăn nhanh, ăn lúc còn nóng.

B.   Ăn từ từ, mỗi lần ăn nhiều để cảm nhận được vị ngon

C.   Ăn nhanh, ăn nhiều, ngẫm nghĩ

D.   Ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

Câu 5. Đáp án nào dưới đây nêu đúng từ Hán Việt trong câu “Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị”?

A. Nguyên chất

B. Bao giờ

C. Ăn

D. Ngon

Câu 6. Hai câu văn Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. được liên kết với nhau bằng…

A.   phép thế và phép liên tưởng.

B.   phép nối và phép thế.

C.   phép lặp và phép nối.

D.   phép lặp và phép liên tưởng.

Câu 7. Câu văn nào dưới đây nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?

A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

B. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.

C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.

D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.

Câu 8. Đáp án nào dưới đây nêu đúng tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản?

A. Tự hào, trân trọng về một thức quà của đất nước.

B. Trăn trở, băn khoăn về cách thưởng thức cốm.

C. Xúc động, hạnh phúc về một thức quà của đất nước.

D. Lo lắng, tiếc nuối cho một giá trị văn hóa tinh thần.

Câu 9. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

Câu 10. Ghi lại câu văn trực tiếp bộc lộ cảm xúc của tác giả trong đoạn (4). Qua đó, tác giả muốn truyền tải ý nghĩa xã hội gì vào văn bản?

II. Viết

Bài 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) biểu cảm về đoạn văn sau:

Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Bài 2. Viết một bài văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sự cố gắng không ngừng của con người trong cuộc sống.

 

 

0
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:(1) Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. (2) Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. (3) Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. (4)Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. (5)Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. (6)Những ngày hè đi bên bờ...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

(1) Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. (2) Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. (3) Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. (4)Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. (5)Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. (6)Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió.(7) Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. (8)Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. (9) Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
        (10) Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

Nêu các phép liên kết câu trong văn bản trên và chỉ rõ từ ngữ liên kết

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:(1) Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. (2) Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. (3) Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. (4)Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. (5)Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. (6)Những ngày hè đi bên bờ Hạ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

(1) Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. (2) Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá nục. (3) Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. (4)Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he. (5)Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. (6)Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió.(7) Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. (8)Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. (9) Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
        (10) Núi non, sóng nước tươi đẹp của Hạ Long là một bộ phận của non sông Việt Nam gấm vóc mà nhân dân ta đời nọ tiếp đời kia mãi mãi giữ gìn.

a. (1 điểm) Ghi lại các từ láy có trong văn bản trên?

 

4
26 tháng 2 2022

Các từ láy có tring VB trên là:

- nồm nam

- êm ả

- phần phật

- giữ gìn

26 tháng 2 2022

Các từ láy: nồm nam, êm ả, phần phật, vang vọng

ĐỀ 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có...
Đọc tiếp

ĐỀ 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.”
                                                                                       (Thạch Lam)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Tìm trạng ngữ trong đoạn trích trên?
Câu 4: Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự hình thành hạt cốm?
Câu 5: Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật miêu tả sự hình thành cốm?
Câu 6: Tại sao tác giả cho rằng cốm có nguồn gốc từ những tinh túy của đồng quê, đất trời?

Giúp mình với, hôm nay mình phải nộp rồi!!!

0