Đề: Viết bài văn về cánh đồng
Ghi đủ 3 phần
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Mùa xuân của tôi” là dòng ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm. Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.
Mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là một mùa xuân đậm chất trữ tình, giàu chất thơ, chất nhạc. “Mùa xuân của tôi” ở đây là mùa xuân Hà Nội, mùa xuân Bắc Việt thương mến của Vũ Bằng. Đó là mùa xuân có “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình,… hoà quyện trong làn hương ấm áp của nhang trầm, đèn nến, nhất là cái ấm áp toả ra từ không khí gia đình đoàn tụ… Tất cả gợi lên một nét hương sắc không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. Không chỉ miêu tả sức sống của mùa xuân từ bên ngoài, tác giả còn thể hiện được sức sống nổi bật của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh đầy gợi cảm với những hình ảnh so sánh rất cụ thể: “Nhựa sống trong người căng lên như máu,… những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn”. Đến như cảm nhận về cái rét thì cũng là: “…cái rét ngọt ngào, chứ không còn tê buốt căm căm”. Sau ngày rằm tháng giêng, trời đất, thiên nhiên và không khí mùa xuân cũng có những nét rất riêng biệt. Đó là thời điểm giao mùa của trời đất, của sự vật, cỏ cây, thời tiết,… Nhiều thứ hoà quyện để tạo nên một sự chuyển giao rất đẹp: “Tết hết mà chưa hết hẳn,… mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn”. Cảnh ấy khiến lòng người cũng đồng điệu theo.
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể tuỳ bút và kí. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách - độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô. Đoạn trích đã phần nào ghi lại được những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Thật là thiếu sót nếu ta không nói đến cảnh mặt trời mọc trên biển trong bức tranh thiên nhiên của đảo Cô Tô. Cảnh hùng vĩ, rực rỡ và tráng lệ biết bao! Cảnh được “vẽ” lên bằng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Cô Tô có cái màu xanh lam biếc của biển buổi chiều, lại có cái màu đỏ rực rỡ của mặt trời buổi sớm nhô lên biển lúc hừng đông. Nguyễn Tuân đã thức dậy từ canh tư ra mãi thấu đầu mủi đảo để ngồi rình mặt trời lên. Đoạn văn này, Nguyễn Tuân đã thực sự mang đến cho người đọc những dòng viết tài hoa về cảnh tượng vô cùng độc đáo. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đứng bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Những so sánh thật bất ngờ, những liên tưởng thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng tiếp theo thì mới thực sự tài hoa, mới in đậm phong cách Nguyễn Tuân: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Màu sắc hài hoà rực đỏ, hồng, bạc, ngọc trai, chi tiết tạo hình rất độc đáo quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mâm bạc khổng lồ; hình ảnh từ ngữ sang trọng: Mâm lễ phẩm, bạc nén, trường tho. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp vừa hùng vĩ đường bệ, vừa phồn thịnh và bất diệt, lại rực rỡ, tráng lệ làm lên một ấn tượng riêng đặc sắc về trời biển Cô Tô.
Có thể nói, đây thực sự là một đoạn văn kiểu mẫu về bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân. Ở đó người ta thấy có sự hoà hợp giữa cảnh và tình, thiên nhiên kì ảo như lộng lẫy, mĩ lệ hơn trong cái nhìn của nhà văn.
Cuộc sống của người dân trên biển càng làm cho bức tranh đảo Cô Tô thêm sinh động. Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong một buổi sáng được tác giả tập trung miêu tả vào một địa điểm là cái giếng nước ngọt ở rìa đảo. Tại đây, những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu của cuộc sống lao động khẩn trương, tấp nập, đông vui: Cái
giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn [...] Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về, vẻ thanh bình của cuộc sống còn được thể hiện trong một hình ảnh mang nét riêng của Cô Tô, lại hàm chứa ý nghĩa Trông chị Châu Hoà Mẫu địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cả cho lũ con lành. Được chứng kiến cảnh đó, Nguyễn Tuân đã có sự cảm nhận về sắc thái riêng một cách tinh tế, khi ông so sánh Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Vui như một cái bến thì nơi nào cũng có, nhưng đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền thì chính là cái sắc thái riêng của không khí trong lành và tình người đậm đà trên biển Cô Tô.
Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp qua ngôn ngữ diêu luyện và sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc của Nguyễn Tuân. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.
Bài thơ "Yêu lắm quê hương ơi" gợi cho chúng ta về những hình ảnh quê hương gần gũi, gắn bó với một thời tuổi thơ của chúng ta. Đó là bức tranh thủy mặc, dòng sông, con đò, cánh đồng mà gặt, cánh cò, khói bếp, cầu vồng, cánh võng, cánh diều, đàn trâu, cỏ lau... Đặc biệt những hình ảnh ấy kết hợp với điệp cấu trúc "Em yêu" càng cho thấy tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho cảnh vật, sự vật của quê hương mình. Đan cài trong tình yêu quê hương còn là tình cảm đối với cha mẹ và phát triển lên thành tình yêu đất nước. Dẫu đi năm châu bốn bể thì tình cảm đối với quê hương sẽ không bao giờ thay đổi. Tình cảm vĩ đại ấy đã được vun đắp từ tình yêu những điều nhỏ bé trong trái tim của tác giả.
Bạn tham khảo :
Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng rộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của một ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được.
Các bà, các mẹ, các chị từng nhóm, từng nhóm vừa chuyện trò rôm rả vừa rảo buớc ra phía cánh đồng. Sáng sớm mùa hè nên mặt trời cũng dậy sớm hơn, chim chóc cũng rời tổ từ mờ sáng tìm mồi, cả cánh đồng lúa thì nặng nề đong đưa trong làn gió nhẹ. Cây nào cây nấy uốn cong cong chiếc móc câu với bao nhiêu là hạt thóc tròn mây mẩy, hứa hẹn một vụ mùa thóc lúa đầy kho.
Hôm nay mẹ cho em cùng theo ra đồng, mẹ bảo: cho con gái thử cảm nhận những nhọc nhằn của người nông dân ra sao, để trông đó mà gắng học hành! Vậy là lần đầu tiên một con bé vốn vẫn được cưng chiều cầm tới chiếc liềm và thử những nhát cắt đầu tiên. Lần đầu tiên khuôn mặt mình được áp lại gần những cây lúa đến thế! Chao ôi là thú vị! Nhìn kĩ hơn những hạt thóc vẫn cho mình gạo ăn hàng ngày, chúng tròn căng như sắp phả tung ra chiếc áo nhiều gân với chi chít những lông tơ, hạt chen hạt như một đại gia đình đua nhau đi trẩy hội. Mà đúng là hội thật đó! Hôm nay chúng sẽ được những người nông dân gặt về kho, phơi dưới nắng vàng và chẳng bao lâu nữa chúng sẽ được làm những bông hoa trắng nở bung, thơm dẻo. Trông mẹ thoăn thoắt cánh tay gặt sao mà dễ quá vậy, mình thì mướt mồ hôi mà chẳng được bao nhiêu. Chốc chốc lại vươn vai ngó nghiêng xung quanh hàng xóm, thấy ai cũng lom khom, cần mẫn. Những đốm áo màu thấp thoáng đây đó trên cánh đồng trải dài một màu vàng trù phú. Mỗi đợt gió tràn tới, cá biển vàng đỏ lại ào lên rì rào như đang kể cho nhau nghe câu chuyện cuối mùa thu hoạch.
Lúa gợn lên từng đợt như mời gọi những chú chim sẻ, chim chiền chiện sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi. Chúng vui vẻ nhảy nhót trên bờ ruộng xanh mướt cỏ như những đường kẻ trên chiếc ô bàn cờ khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra một sự phối màu rất ăn ý.
Có lẽ những hoạt động nhà nông thế này chính là ví dụ rõ ràng mà gần gũi cho đời sống làng xã mà trước nay em vẫn được nghe nhắc đến trong những bài giảng ở trường. Một cảm giác thân quen mà nếu sống trong thành thị sẽ chẳng bao giờ thấy được. Tuy chẳng phải một nhà mà ai nấy nói chuyện với qua từng khoảnh ruộng như thể anh em một nhà vậy! Từ những chuyện con trâu cái cày cho tới chuyện ông Ba-ma gì đó là tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ... Tất cả đều rộn ràng như một khúc nhạc ngẫu hứng làm mọi người quên đi cái oi ả của buổi trưa hè trên cánh đồng đang trong mùa gặt.
Cả không gian thoảng mùi thơm dịu mát của lúa mới, mùi ngai ngái cũa thân và lá lúa; Đó là mùi của quê hương, mùi của một thế giới những người lao động lam lũ mà vinh quang.
Nếu một lần ghé qua một vùng quê, bạn hãy nán lại bên một khoảnh ruộng và thử cảm nhận chút hương của hương đồng gió nội, để rầm rì đọc lại những câu ca “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”, và để cảm nhận rõ hơn cuộc sống muôn màu.
Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.
Đọc bài thơ em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương trong lòng tác giả đồng thời là tình cảm gắn bó sâu sắc của tác giả với quê hương của mình. Đôi khi chỉ cần nhác hai chữ "quê hương" thôi lòng đã trào dâng những cảm xúc thật khó tả. Quê hương đẹp mãi là nhờ có dòng sông, cánh cò, đàn bò, sáo diều... Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc gắn bó với tuổi thơ chúng ta. Chính vì gần gũi đến thế nên nhà thơ mới cảm nhận bức tranh ấy "đẹp tựa thiên đường". Và điều đó cũng đánh thức cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Quê hương sẽ mãi là một mảnh tình riêng để thi sĩ ôm lấy để nhớ về nghĩa tình một thời đã qua, để tiếp thêm sức sống cho những sáng tác văn chương sau này. Quê hương đã góp phần nuôi dưỡng cho ta trưởng thành cả thể xác và tâm hồn, tiếp thêm động lực cho ta đến chân trời lộng gió. Qua đó chúng ta nhận ra mình cần sống biết ơn quê hương nhiều hơn.
Ở đoạn văn trên có những câu đặc biệt nào
=> Những cánh đồng quê mênh mông vào mùa vụ luôn là hình ảnh khiến tôi say đắm mỗi khi nhớ về quê hương. Ôi! Khụng cảnh mới đẹp làm sao. Đẹp như một bức tranh tuyệt tác. Cả cánh đồng rộng ngả màu vàng xuộm, màu vàng của sự trù phú, màu vàng êm ấm như nhung gấm. Một cơn gió thổi qua, những bông lúa nặng trĩu nghiêng mình đung đưa.
Đã có bao giờ các bạn thắc mắc hòa bình là gì chưa nào, hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu nghĩa của 2 tiếng ấy nhé!!!
Trong bức tranh các bạn có thể thấy một xã hội tươi đẹp không có chiến tranh tất cả chỉ còn là hòa bình với những cánh chim bồ câu trao liệng trong gió gửi đi vô vàn ước mơ của tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Hòa bình là vậy đó nó chính là sự vắng bóng chiến tranh chỉ còn tiếng cười và niềm hạnh phúc, nhìn vào bức tranh ta có thể thấy rằng các tầng lớp dù là gì đi nữa trong xã hội đều được hưởng sự hòa bình và hạnh phúc.
Những ngày vừa qua, bầu không khí trên khắp thôn xóm cuối cùng của làng đã trở nên rực rỡ, đầy phấn khích một cách thú vị và khác thường. Đây chính là dấu hiệu rõ ràng của mùa vụ, khi những cánh đồng xanh mướt đã chuyển sang tông màu chín rộ, tạo nên một khung cảnh rạng ngời. Sự phấn khích này lan tỏa đến tất cả mọi người trong làng, ai cũng đều nô nức và hạnh phúc.
Chỉ còn cách đây không lâu, những người nông dân trong làng còn đang bận rộn với công việc cấy cấy từng hạt mạ non vào ruộng lầy l muddy. Nhưng bây giờ, những hạt mạ đó đã trở thành những cây lúa cao lớn, đứng san sát nhau, đốm chín vàng từ đỉnh đến gốc. Toàn bộ cảnh quan đồng lúa biến thành một tấm thảm vàng tươi sáng, tạo nên cảm giác mắt mở cửa ra mà hóa ra đã đặt chân vào một khu vườn của thiên đàng. Ánh sáng mặt trời khiến cho cảnh tượng này càng trở nên rực rỡ, lấp lánh và tỏa sáng, khiến tâm hồn hạnh phúc của những người nông dân càng trở nên hân hoan.
Mỗi thân lúa đổ xuống đất, cong gùi bởi những hạt vàng quý báu. Những hạt ngọc này mang trong mình sự hòa quyện tinh tế giữa đất và trời, trải qua quá trình sinh trưởng để cuối cùng trở thành những hạt lúa đầy đặn, đẹp mắt. Khi gió thổi qua, những thân lúa này chạm vào nhau với âm thanh rì rào, như âm điệu của một bản nhạc tỏa sáng và phấn khích, tạo nên bản giao hưởng đầy sức sống cho mùa lúa mới nở. Bản giao hưởng này cũng mang theo mùi thơm đặc trưng của lúa chín, kêu gọi đàn chim sẻ và những bầy cò bay đến, cùng chia vui và sung sướng.
Trong cảnh đó, cánh đồng hiện lên như một sân khấu rộn ràng, nơi mọi người đổ về để tham quan, chọn ngày gặt, và chuẩn bị mọi dụng cụ, từ máy móc đến xe bò, để huy động nhau trong quá trình gặt hái. Niềm vui trong trái tim họ không thể tả thành lời, nơi tất cả mọi người cùng hòa mình vào mùa vụ đang bùng nổ.
em lớp 5☺