K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2024

## Dàn ý: Bàn về hiện tượng vô cảm trước cảnh bạn bè bị chế giễu, bắt nạt

**I. Mở bài:**

* Giới thiệu hiện tượng vô cảm trước cảnh bạn bè bị chế giễu, bắt nạt:  Nêu lên thực trạng phổ biến hiện nay, dẫn chứng cụ thể (có thể là câu chuyện, bài báo, hình ảnh...).  Nhấn mạnh sự nguy hại của hiện tượng này.
* Khái quát vấn đề cần bàn luận:  Tại sao hiện tượng này lại phổ biến?  Hậu quả của sự vô cảm là gì?  Làm thế nào để khắc phục?


**II. Thân bài:**

* **1. Thực trạng hiện tượng vô cảm:**
    * Thể hiện qua hành động: Im lặng, đứng nhìn, thậm chí quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để giải trí.
    * Thể hiện qua tâm lý: Sợ hãi, e ngại, sợ bị liên lụy, cho rằng đó là chuyện không liên quan đến mình,  thậm chí thấy vui sướng khi người khác bị bắt nạt.
    * Nguyên nhân dẫn đến vô cảm:
        * Sợ bị bắt nạt:  bản thân yếu thế, e sợ bị trả thù.
        * Lòng ích kỉ, chỉ quan tâm đến bản thân.
        * Thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu.
        *  Áp lực xã hội, môi trường học tập, gia đình thiếu sự giáo dục về tình người, lòng nhân ái.
        *  Sự phổ biến của bạo lực mạng, làm giảm sự nhạy cảm.
        *  Tính thờ ơ, xem nhẹ vấn đề.


* **2. Hậu quả của sự vô cảm:**
    * Đối với nạn nhân:  Tâm lý bị tổn thương nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, dẫn đến trầm cảm, tự ti, thậm chí hành động tiêu cực (tự tử...).
    * Đối với người chứng kiến:  Giảm sút lòng nhân ái, mất đi khả năng thấu cảm, dễ trở nên lạnh lùng, vô tâm trong cuộc sống.  Mất đi cơ hội rèn luyện tính cách tốt đẹp.
    * Đối với xã hội:  Làm suy giảm đạo đức xã hội, tạo ra môi trường sống bất an, thiếu lành mạnh.


* **3. Giải pháp khắc phục:**
    * **Giáo dục:**  Cần có sự giáo dục mạnh mẽ từ gia đình, nhà trường và xã hội về lòng nhân ái, sự đồng cảm, trách nhiệm xã hội.  Tuyên truyền về tác hại của bạo lực học đường và sự vô cảm.
    * **Tăng cường kỹ năng sống:**  Trang bị cho học sinh, sinh viên kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng bảo vệ bản thân và giúp đỡ người khác.
    * **Xây dựng môi trường lành mạnh:**  Tạo môi trường học tập, làm việc thân thiện, tôn trọng lẫn nhau, loại bỏ bạo lực học đường.  Khen thưởng những hành động tốt đẹp, lên án những hành động xấu.
    * **Vai trò của pháp luật:**  Cần có những chế tài xử lý nghiêm minh đối với hành vi bắt nạt và sự vô cảm trước hành vi bắt nạt.
    * **Vai trò của cá nhân:**  Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm, chủ động can thiệp, giúp đỡ nạn nhân, báo cáo với người lớn khi chứng kiến hành vi bắt nạt.


**III. Kết bài:**

* Khẳng định lại vấn đề:  Sự vô cảm trước cảnh bạn bè bị chế giễu, bắt nạt là một vấn đề đáng báo động.
* Nêu lời kêu gọi:  Mỗi người cần có trách nhiệm đối với cộng đồng, tích cực hành động để xây dựng một môi trường sống tốt đẹp, văn minh.  Cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội để loại bỏ hiện tượng này.
* Mở rộng vấn đề (nếu cần): Liên hệ với các vấn đề xã hội khác liên quan đến sự vô cảm.


**Lưu ý:** Dàn ý trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể điều chỉnh và bổ sung thêm các ý tưởng khác sao cho phù hợp với quan điểm và kiến thức của mình.  Cần đưa ra các dẫn chứng cụ thể, sinh động để bài viết thêm thuyết phục.

15 tháng 10 2021

ai bt =)

15 tháng 10 2021

ví dụ đi 

Hiện tượng bắt nạt diễn ra phổ biến tại các trường học tại Việt Nam. Và dần dần, hiện tượng bắt nạt càng xảy ra với tính chất phức tạp và khó giải quyết hơn. Đằng sau những hành động bắt nạt tại trường học là những tổn thương của nạn nhân. Tổn thương không chỉ về thể chất mà còn cả về tinh thần có thể hủy hoại cuộc đời của một con người. Còn đối với chính người bắt nạt, điều đó sẽ mãi là một vết nhơ không thể nào rửa sạch. Đứng trước hiện tượng bắt nạt, chúng ta cần có thái độ gay gắt, phản đối bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn hành động bắt nạt xảy ra tại trường học. Việc này cần sự chung tay giúp sức của gia đình và hợp tác từ phía nhà trường và học sinh.

29 tháng 9 2023

Bắt nạt là một trong những tính xấu.Hiện tượng bắt nạt ở trường em rất ít. người bị bắt nạt sẽ bị tổn thương tinh thần khiến họ dễ bị điên loạn do bị bắt nạt quá nhiều.Còn người bắt nạt sẽ bị coi là người xấu ,không có bạn bè.em không đồng tình để việc bắt nạt xảy ra nhằm tạo ra một xã hội văn minh.

Đề văn: Cảm nghĩ của em về tình bạn                 Dàn ýa) MB: - Giới thiệu về t/bạn            - Trích dẫn ca dao hoặc thơ b) Tb: -Cơ sở để xây dựng t/bạn ( được xây dựng... tình cảm của 2 ng...)- Vai trò của t/bạn trong đời sống tinh thần của mỗi người đặc biệt là lứa tuổi học sinh....-Thế nào là 1 t/bạn đẹp:+Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô...
Đọc tiếp

Đề văn: Cảm nghĩ của em về tình bạn

                 Dàn ý

a) MB: - Giới thiệu về t/bạn

            - Trích dẫn ca dao hoặc thơ 

b) Tb: -Cơ sở để xây dựng t/bạn ( được xây dựng... tình cảm của 2 ng...)

- Vai trò của t/bạn trong đời sống tinh thần của mỗi người đặc biệt là lứa tuổi học sinh....

-Thế nào là 1 t/bạn đẹp:

+Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư và có sự tin tưởng

+Là bạn bè phải biết thông cảm, luôn sẵn sàng chia sẻ vui buồn và giúp đỡ nhau nhiệt tình ko vụ lợi

+Ko bao che, a dua trước những thói xấu của bạn. Cần phải khuyên bạn để bạn hoàn thiện hơn.

-1 kỉ niệm sâu sắc với người bạn thân. 

-Liên hệ: Giả sử ko có t/bạn thì thật là 1 điều đáng buồn

c) Kb: -Cảm nghĩ chung về t/bạn

          -Hành động của bản thân để có 1 tình bạn đẹp

Giúp mình với nhé!!! Mình cần 1 bài văn đủ ý như dàn bài trên. Cảm ơn ạ :)

1
22 tháng 11 2017

chiều mai mình nộp nên mọi người giúp mình nhé!!!

25 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, tiếng thơ của chị giàu chất nữ tính, trăn trở với những khát khao hạnh phúc đời thường, giản dị.

- Giới thiệu bài thơ và hình tượng sóng: Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của chị, hình tượng đặc đặc sắc làm nên giá trị bài thơ chính là hình tượng sóng.

II. Thân bài

1. Sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 1:

+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

+ Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.

- Khổ 2:

+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.

 

+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

2. Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu

- Khổ 3: Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)

- Khổ 4: Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.

3. Sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu

- Khổ 5:

+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.

+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

 

- Khổ 6:

+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

- Khổ 7:

+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

4. Sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu

- Khổ 8:

+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”

 

- Khổ 9:

+ Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

+ Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ về hình tượng sóng và nội dung bài thơ: bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, bài thơ là tiếng lòng khát khao tình yêu mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian, sự hữu hạn của đời người để hướng đến cái tuyệt đích của tình yêu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng hình tượng sóng song hành với hình tượng em, nhịp điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, ...

25 tháng 11 2021

 tối qua đi ngủ nên khum rep đc á:))

16 tháng 12 2019

a. Những chi tiết miêu tả tình huống đón tiếp bạn của nhà thơ:

- Trẻ con đi vắng, chợ ở xa.

- Ao sâu nước cả không câu được cá.

- Vườn rộng rào thưa khó đuổi, bắt được gà.

- Cải, cà, bầu, mướp chưa ăn được.

- Miếng trầu tiếp khách là đầu câu chuyện cũng không có.

- Đã lâu bạn mới đến chơi mà chỉ có hai tấm lòng với nhau.

b. Dựng lên tình huống như thế, tác giả khẳng định tình bạn cao đẹp vượt lên trên mọi thiếu thốn.

11 tháng 2 2023

- hít thở sâu 

- tâm sự với người thân 

- nghe nhạc 

- làm những việc mình thích 

- đi ngủ 

- ăn uống 1 cách hợp lí 

...

24 tháng 11 2021

Tham khảo'

 

Cách xử lí tình huống : 2 bạn nên giải thích rõ cho mọi người hiểu và các bạn bè sẽ không trêu chọc nữa

Lời khuyên: các bạn vẫn nên tiếp tục chơi thân với nhau, không vì lời nói xấu , gắn ghép của các bạn mà không chơi với nhau nữa

24 tháng 11 2021

Nếu chứng kiến cảnh Hoa bị chế giễu, trêu chọc em sẽ tới và ngăn lại hành vi của các bạn và em sẽ bảo với các bạn rằng " cô giáo đã dạy cho chúng ta là phải biết yêu thương con người,,các bạn chế giễu,trêu chọc bạn Hoa là không thể hiện tính yêu thương con người".

8 tháng 4 2022

Mđ : dẫn dắt vấn đề từ một việc gì đó hoặc câu nói của một người nổi tiếng,..

Tđ:

- Làm rõ vấn đề : chế giễu chê bai người khác:

+ Nguyên nhân vì sao lại xuất hiện sự việc này

 -> Do chúng ta đã quá cho mình là giỏi và tự cho mình tư cách được chê bai người khác

-> Do ta coi đó là một việc làm hãnh diện 

-> Do ta ghét một ai đó mà làm như vậy.

+.....

- Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều ở ai ?

+ Ở giới trẻ hiện nay 

-> Bàn luận ...

+ Quy mô xảy ra sự việc này ( trên mạng xã hội , trường học , thực tế,....)

->.....

-> Thực tế , mọi người ai cũng có ý nghĩ chế giễu chê bai kẻ khác mà không biết cảm thông cho họ , ......

- Đưa ra biện pháp khắc phục cho hiện tượng này:

+ Ta cần tập cách nhìn vào điểm tốt , ưu điểm người khác

+ Đọc sách , học tập tiếp thu kiến thức nhiều hơn để có nhiều cái nhìn khác quan với mọi người xung quanh từ đó không còn chế giễu chê bai người khác

+....

Kđ : Tổng kết :

+ Nêu lên suy nghĩ của em , khẳng định lại vấn đề một lần nữa thật rõ ràng.

+...