Trong cuộc sống, có ko ít câu chuyện về tình người giữa đời thường. Em hãy kể lại 1 câu chuyện sâu sắc, xúc động về tình người mà em từng trải qua
GIÚP MÌNH VỚI MÌNH CẦN GẤP😭
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mở bài:
+ Nam và Quân là một đôi bạn cùng tiến của lớp.
+ Tình bạn, sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến mọi người khâm phục và cảm động.
- Thân bài:
Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của hai bạn:
+Nam và Quân là đôi bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.
+Nam nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân vì mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.
+Cả lớp chỉ có Nam chơi với Quân. Nam muốn giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.
+Nam giúp Quân học bài.
+Quân hiểu bài hơn, điểm kiểm tra trên lớp được cải thiện.
+Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.
+Cả gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt từ hai bạn.
+Các bạn trong lớp dần không trêu chọc Quân nữa, giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.
- Kết bài:
+ Kết quả học tập của Quân và Nam ngày càng tiến bộ
+ Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của đôi bạn khiến mọi người rất khâm phục.
A. Mở bài:
Hải và Tùng gần gũi thân thiết với nhau từ nhỏ. Họ học cùng lớp với nhau.
Câu chuyện diễn ra khi ở lớp xảy ra liên tiếp những vụ mất tiền.
B. Thân bài:
Kể vắn tắt vài vụ mất tiền mà không tìm thấy nguyên do (trong đó Hải là người mất nhiều nhất).
"Một mất mời ngờ", không khí của lớp trở lên căng thẳng.
Cuộc truy tìm thủ phạm bế tắc, mâu thuẫn trong lớp xảy ra.
Hải nghi ngờ tất cả mọi người trong đó có Tùng. Họ đã to tiếng và không còn chơi với nhau.
Nhờ sự can thiệp của các thầy cô giáo, lớp đã tìm ra thủ phạm (là một học sinh lớp khác).
C. Kết bài:
Không khí lớp trở lại bình thường.
Hải xin lỗi Tùng trước lớp. Họ lại thân thiết như xưa.
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà cụ.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ở làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay. Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
bạn cứ lên mạng search 1 bát cơm
Trong một lần đi công tác về miền Trung, tôi đã chứng kiến một câu chuyện khiến tôi không thể nào quên. Vào một buổi chiều nắng gắt, tôi đang đi dạo trên con đường nhỏ dẫn tới làng chài thì bắt gặp một cụ già đang lom khom nhặt từng mảnh rác trên bãi biển. Bà cụ gầy gò, làn da sạm đen vì nắng gió, nhưng đôi mắt lại sáng lên đầy tình thương và sự nhiệt huyết.
Tò mò, tôi tiến lại gần và trò chuyện với bà cụ. Bà cụ kể rằng, bà tên là Mai, đã 70 tuổi. Mỗi ngày, dù nắng hay mưa, bà vẫn ra bãi biển nhặt rác để giúp môi trường sạch đẹp hơn. Bà kể rằng, có lần bà nhặt được một túi rác lớn, trong đó có rất nhiều chai nhựa và bao nilon. Nhìn cảnh rác thải ngổn ngang, bà cụ thấy xót xa và quyết định sẽ góp một phần nhỏ bé của mình để bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, điều khiến tôi xúc động nhất là khi bà cụ kể về một lần gặp một em bé khoảng 10 tuổi. Em bé đó, có tên là Hưng, mồ côi cha mẹ từ nhỏ và sống với bà nội. Hàng ngày, Hưng thường ra biển để kiếm sống bằng việc nhặt vỏ sò, vỏ ốc để bán. Biết hoàn cảnh của Hưng, bà Mai đã giúp đỡ em bằng cách tặng em những chai nhựa và bao nilon bà nhặt được để em bán lấy tiền. Hưng rất biết ơn bà Mai và luôn coi bà như người thân.
Một lần, Hưng bị sốt nặng và không thể ra biển. Bà Mai đã lo lắng và chăm sóc em như con cháu trong gia đình. Bà cụ đã dậy sớm nấu cháo, mang thuốc đến cho em và chăm sóc em suốt những ngày em bị bệnh. Nhờ tình thương và sự chăm sóc của bà Mai, Hưng đã nhanh chóng khỏi bệnh và tiếp tục cuộc sống mưu sinh.
Câu chuyện của bà Mai và em Hưng là một minh chứng sống động về tình người giữa đời thường. Bà cụ tuy già yếu nhưng vẫn dành tình thương và sự quan tâm cho em bé nghèo khổ. Chính tình người, sự sẻ chia và lòng nhân ái đã làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống, giúp chúng ta hiểu rằng, dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu, chỉ cần có tình thương, mọi thứ đều trở nên tốt đẹp hơn.