so sánh bài thơ mùa xuân nho nhỏ và bài tho sang thu giúp minh vs
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác năm nào? *
A. 1975
B. 1976
C. 1980
D. 1985
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”: *
A. Là lời ca ngợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp.
B. Là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được công hiến cho đất nước, gớp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
C. Là khát vọng được sống cống hiến cho đời.
D. Là lời ngợi ca mùa xuân tươi đẹp và khát vọng được bảo vệ, xây dựng đất nước.
Câu 3: Biện pháp tư từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng” *
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 4: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được được sáng tác theo thể thơ: *
A. Tự do 5 chữ
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn tứ tuyêt
D. Lục bát
Câu 5: Cảm xúc nào của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ: “Đất nước bốn ngàn năm. Vất vả và gian lao. Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước” *
A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống
B. Lạc quan, tin tưởng, hi vọng về tương lai đất nước
C. Khao khát được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời
D. Say sưa ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.
- Có thể lấy đoạn thơ
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
…
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân”
+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu
+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa
+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.
+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.
Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều";
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”
Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.
Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.
- Câu thơ Nguyễn Du tiếp thu ý tưởng câu thơ cổ Trung Quốc khi miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân
+ Cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la (Cỏ non xanh)
+ Cỏ thơm tới tận chân trời (Phương thảo – cỏ thơm)
- Sự sáng tạo đậm chất trong câu thứ hai:
+ Nguyễn Du nhấn mạnh vào việc điểm xuyết “một vài bông hoa” tạo ra sự chấm phá độc đáo trong bức tranh thiên nhiên
+ Cấu trúc đảo ngữ, nhấn mạnh hoạt động “điểm”
Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:
Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...
(Tố Hữu)
Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống:
"Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng!".
"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.
Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...
#tham khảo#
chúc bạn học tốt
Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
1,
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn
- Hai tác phẩm khác: Ánh trăng, Sang thu
2,
- Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận mùa xuân với “dòng sông xanh", “bông hoa tím", "từng giọt long lanh rơi" bằng những giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác
- đảo ngữ 'mọc' đứng đầu câu như một sự đột hiện, sự ngạc nhiên vui thú trước tín hiệu xuân về, đồng thời nhấn mạnh sức sống mạnh mẽ của mùa xuân.
3,
“Ơi” là từ cảm thán biểu đạt sự xúc động bồi hồi khi nghe tiếng chim chiền chiện hót. Tiếng chim hót như khúc nhạc đồng quê. Hai tiếng “hót chi” rất gợi cảm, là cách nói dịu ngọt của con người cố đô. Âm thanh rộn rã của tiếng chim gợi một nét vui. Qua tiếng chim hót, ta cảm nhận được cái không khí rộn ràng, cái mênh mông trong sáng của bầu trời xuân. Ta cảm được tấm lòng hồn hậu của người con xứ Huế.
Rất giống nhau
Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống, lòng yêu nước và khát vọng được cống hiến cho đời của tác giả. Mùa xuân trong bài thơ không chỉ là mùa xuân của thiên nhiên mà còn là mùa xuân của đất nước, của con người Việt Nam.
Sang thu: Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển mình của thiên nhiên từ hè sang thu. Hữu Thỉnh diễn tả một cách nhẹ nhàng, sâu lắng về những thay đổi của đất trời và lòng người trước sự chuyển mùa.
Mùa xuân nho nhỏ: Hình ảnh mùa xuân hiện lên qua những cảnh sắc tươi đẹp như giọt mưa xuân, tiếng chim hót và dòng sông lấp lánh ánh nắng. Mùa xuân được tác giả mô tả bằng những hình ảnh nhỏ bé nhưng rất đỗi nên thơ và sống động.
Sang thu: Hình ảnh mùa thu được miêu tả qua những tín hiệu nhỏ của sự chuyển mùa như hương ổi, sương thu, làn gió nhẹ và dòng sông. Thiên nhiên trong bài thơ "Sang thu" hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, thanh bình và đầy chất thơ.
Mùa xuân nho nhỏ: Tác giả thể hiện lòng yêu đời, yêu người và khát vọng được cống hiến cho đất nước. Bài thơ toát lên tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt và lòng biết ơn sâu sắc.
Sang thu: Hữu Thỉnh bộc lộ những cảm xúc sâu lắng, trầm tư trước sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên. Bài thơ mang một chút ngậm ngùi, luyến tiếc của mùa hè đang qua đi và sự đón nhận dịu dàng của mùa thu đang tới.
Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng để diễn tả mùa xuân và cuộc sống. Nhịp điệu bài thơ nhẹ nhàng, uyển chuyển, phù hợp với cảm xúc tràn đầy sức sống.
Sang thu: Bài thơ có cách sử dụng ngôn từ tinh tế, giàu cảm xúc và nhịp điệu chậm rãi. Hình ảnh thơ trong "Sang thu" cũng rất giàu sức gợi, tạo nên bức tranh thu đẹp đẽ và đầy cảm xúc.
Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống qua những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của các tác giả. Trong khi "Mùa xuân nho nhỏ" mang đến một cảm giác tràn đầy sức sống và khát vọng cống hiến, thì "Sang thu" lại nhẹ nhàng, dịu dàng và đầy sự chiêm nghiệm về sự chuyển mình của đất trời. Mỗi bài thơ đều có vẻ đẹp riêng và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Đúng thì tick cho mình với ak