K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2024

Các động từ là: nói,mong.

Nếu bn nào tìm được nhiều hơn thì nhắn nha

23 tháng 12 2024

Động từ trong câu trên là: nói, mong, rung

3 tháng 3 2020

mẹ đã đi

4 tháng 3 2020

bạn ơi tại mình ko biết phân tích ý nên nhờ bạn phân tích dùn mình nha

16 tháng 9 2016

Gia đình là tổ ấm của em. Gia đình em có bốn người, đó là bố mẹ em, em và em của em. Bố em làm công an, mẹ em làm chuyên viên. Mặc dù bận việc ở cơ quan nhưng bố mẹ vẫn chăm lo cho hai chị em từng li lừng tí. Em trai em năm nay 4 tuổi rưỡi, em nó hiếu động lắm mà lại rất đáng yêu. Năm nay em học lớp 6, trường thcs Trường Sơn. Em luôn cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng. Em rất yêu gia đình em. Em mong gia đình em luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc.

17 tháng 5 2018

Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu sau:

1)     Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

\(\Rightarrow\)Ân dụ chuyển đổi cảm giác

Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.
 

2)Em thấy cơn mưa rào

   Ướt tiếng cười của bố  

\(\Rightarrow\)Ân dụ chuyển đổi cảm giác

Tác dụng: 

+ Sự liên tưởng mới lạ, tạo được sự cảm nhận thẩm mĩ ở người đọc. 

+ Câu thơ giàu hình ảnh và hàm súc hơn.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏiCHIẾC VÕNG CỦA BỐ (Phan Thế Cải)Hôm ở chiến trường vềBố cho em chiếc võngVõng xanh màu lá câyDập dình như cánh sóngEm nằm trên chiếc võngÊm như tay bố nângĐung đưa chiếc võng kểChuyện đêm bố vượt rừngEm thấy cả trời saoXuyên qua từng kẻ láEm thấy cơn mưa ràoƯớt tiếng cười của bốTrăng treo ngoài cửa sổCó phải trăng Trường SơnVõng mang hơi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi

CHIẾC VÕNG CỦA BỐ (Phan Thế Cải)

Hôm ở chiến trường về

Bố cho em chiếc võng

Võng xanh màu lá cây

Dập dình như cánh sóng

Em nằm trên chiếc võng

Êm như tay bố nâng

Đung đưa chiếc võng kể

Chuyện đêm bố vượt rừng

Em thấy cả trời sao

Xuyên qua từng kẻ lá

Em thấy cơn mưa rào

Ướt tiếng cười của bố

Trăng treo ngoài cửa sổ

Có phải trăng Trường Sơn

Võng mang hơi ấm bố

Ru đời em lớn khôn.

1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.

2. Xác định phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản.

3. Xác định 02 biện pháp tu từ trong đoạn văn bản trên và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ đó.

4. Cho biết ý nghĩa của hình ảnh “trăng Trường Sơn” trong câu thơ “có phải trăng Trường Sơn”?

5. Em hiểu câu thơ “Võng mang hơi ấm bố/Ru đời em lớn khôn” như thế nào?

5
29 tháng 9 2020

1, TỰ SỰ 

29 tháng 9 2020

tự sự nha

22 tháng 9 2016

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

Tham khảo những bài văn mẫu dưới đây

Đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện lý thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười) mà em gặp ở trường.

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

Trong các câu sau, câu nào dùng không đúng quan hệ từ?a, Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.b, Mặc dù điểm Tiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt.c, Cả lớp em đều gần gũi động viên Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp.d, Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động.Câu 4: Từ nào là danh từ?A. cái đẹp B....
Đọc tiếp

Trong các câu sau, câu nào dùng không đúng quan hệ từ?
a, Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.
b, Mặc dù điểm Tiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt.
c, Cả lớp em đều gần gũi động viên Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp.
d, Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động.
Câu 4: Từ nào là danh từ?
A. cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. thân thương
Câu 5: Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè mơn man chú.
Câu 6: Câu nào dùng quan hệ từ chưa hợp lí?
A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.
B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.

C. Cây đổ vì gió lớn.
D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn
Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho
người dân”?
A. phúc hậu B. phúc lợi C. phúc lộc D. phúc đức

Trong các câu sau, câu nào dùng không đúng quan hệ từ?
a, Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.
b, Mặc dù điểm Tiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt.
c, Cả lớp em đều gần gũi động viên Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp.
d, Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động.
Câu 4: Từ nào là danh từ?
A. cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. thân thương
Câu 5: Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè mơn man chú.
Câu 6: Câu nào dùng quan hệ từ chưa hợp lí?
A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.
B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.

C. Cây đổ vì gió lớn.
D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn
Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho
người dân”?
A. phúc hậu B. phúc lợi C. phúc lộc D. phúc đứcTrong các câu sau, câu nào dùng không đúng quan hệ từ?
a, Tuy em phải sống xa bố mẹ từ nhỏ nên em rất nhớ thương bố mẹ.
b, Mặc dù điểm Tiếng Việt của em thấp hơn điểm Toán nhưng em vẫn thích học Tiếng Việt.
c, Cả lớp em đều gần gũi động viên Hòa dù Hòa vẫn mặc cảm, xa lánh cả lớp.
d, Tuy mới khỏi ốm nhưng Tú vẫn tích cực tham gia lao động.
Câu 4: Từ nào là danh từ?
A. cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. thân thương
Câu 5: Xác định CN, VN trong các câu văn sau:
a) Hoa dạ hương gửi mùi hương đến mừng chú bọ ve.
b) Gió mát đêm hè mơn man chú.
Câu 6: Câu nào dùng quan hệ từ chưa hợp lí?
A. Tuy vườn nhà em nhỏ nhưng có rất nhiều cây ăn quả.
B. Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.

C. Cây đổ vì gió lớn.
D. Mặc dù nhà ở gần trường nhưng Nam vẫn đến lớp muộn
Câu 7: Từ nào có nghĩa là “Quyền lợi vật chất mà Nhà nước hoặc đoàn thể mang lại cho
người dân”?
A. phúc hậu B. phúc lợi C. phúc lộc D. phúc đức

0
19 tháng 3 2022

C

19 tháng 3 2022

C