K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐI HỌC Hương rừng thơm đồi vắng, Nước suối trong thầm thì, Cọ xòe ô che nắng, Râm mát đường em đi   Hôm qua em đến trường, Mẹ dắt tay từng bước. Hôm nay mẹ lên nương, Một mình em tới lớp. Đường xa em đi về Có chim reo trong lá, Có nước chảy dưới khe Thì thào như tiếng mẹ Trường của em be bé, Nằm lặng giữa rừng cây. Cô giáo em tre trẻ, Dạy em hát rất...
Đọc tiếp

ĐI HỌC

Hương rừng thơm đồi vắng,

Nước suối trong thầm thì,

Cọ xòe ô che nắng,

Râm mát đường em đi

 

Hôm qua em đến trường,

Mẹ dắt tay từng bước.

Hôm nay mẹ lên nương,

Một mình em tới lớp.

Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá,

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ

Trường của em be bé,

Nằm lặng giữa rừng cây.

Cô giáo em tre trẻ,

Dạy em hát rất hay.

Mũ rơm thơm em đội,

Hương cốm chen hương rừng. Mỗi lần em tới lớp, H

ương theo em tới trường….

(Minh Chính, Mặt trời xanh của tôi, Nguyễn Hoài Nam & Đỗ Anh Vũ chọn, NXB Hội Nhà văn, 2023)

Câu 1. Bài thơ trên có sự xuất hiện của những nhân vật nào?

Câu 2. Bức tranh núi rừng được miêu tả qua hình ảnh nào?

Câu 3. Tìm từ đồng nghĩa với từ “thầm thì” trong bài thơ. GT nghĩa của từ “thầm thì” t/l Nguyễn Hằng

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của bp tu từ trong khổ cuối bài thơ.

Câu 5. Trong cảm nhận của nhân vật “em”, bức tranh núi rừng mang vẻ đẹp như thế nào?

Câu 6. Hình ảnh "mẹ dắt tay từng bước" trong bài thơ thể hiện tình cảm gì giữa mẹ và con? Em nghĩ bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua hình ảnh này?

1
21 tháng 12 2024

Câu 1. Bài thơ trên có sự xuất hiện của những nhân vật nào?

  • Bài thơ có sự xuất hiện của ba nhân vật: "em" (nhân vật chính trong bài thơ), mẹcô giáo.

Câu 2. Bức tranh núi rừng được miêu tả qua hình ảnh nào?

  • Bức tranh núi rừng được miêu tả qua các hình ảnh như: hương rừng thơm, nước suối trong thầm thì, cọ xòe ô che nắng, chim reo trong lá, nước chảy dưới khe, hương cốm chen hương rừng. Những hình ảnh này tạo nên một không gian thiên nhiên tươi đẹp, trong lành, gần gũi và bình yên.

Câu 3. Tìm từ đồng nghĩa với từ “thầm thì” trong bài thơ. Giải thích nghĩa của từ “thầm thì”.

  • Từ đồng nghĩa với "thầm thì" trong bài thơ có thể là "thì thào" (dùng trong câu "Thì thào như tiếng mẹ").
  • "Thầm thì" có nghĩa là nói nhỏ, nhẹ, không làm ồn ào; thường được dùng để miêu tả những âm thanh dịu dàng, gần gũi, như là tiếng suối chảy, gió thổi, hay lời mẹ dặn dò.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ cuối bài thơ.

  • Biện pháp tu từ trong khổ cuối bài thơ là so sánh: "Thì thào như tiếng mẹ".
  • Tác dụng của biện pháp tu từ này là gợi sự ấm áp, thân thương. Tiếng suối chảy như tiếng mẹ nói, tạo cảm giác gần gũi, an lành, và mang đến một cảm giác tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con. Cùng với đó, hình ảnh "mẹ" gắn kết rất mạnh mẽ với thiên nhiên trong lành và ấm áp.

Câu 5. Trong cảm nhận của nhân vật “em”, bức tranh núi rừng mang vẻ đẹp như thế nào?

  • Trong cảm nhận của nhân vật "em", bức tranh núi rừng mang vẻ đẹp tươi mát, bình yên, và tràn đầy sức sống. Thiên nhiên nơi đây rất trong lành, với hương rừng, suối nước, chim hót, và sự hòa quyện giữa các yếu tố thiên nhiên và con người. Cảnh vật không chỉ đẹp mà còn gần gũi, thân thiện và đầy cảm hứng.

Câu 6. Hình ảnh "mẹ dắt tay từng bước" trong bài thơ thể hiện tình cảm gì giữa mẹ và con? Em nghĩ bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua hình ảnh này?

  • Hình ảnh "mẹ dắt tay từng bước" thể hiện tình cảm yêu thương, che chở và chăm sóc của mẹ đối với con. Mẹ luôn là người dẫn dắt con trên con đường trưởng thành, giúp con vượt qua khó khăn và thử thách.
  • Thông điệp mà bài thơ muốn gửi gắm qua hình ảnh này có thể là sự gắn bó sâu sắc giữa mẹ và con, cùng với sự chăm sóc, bảo vệ của mẹ đối với con trong suốt hành trình cuộc sống. Hình ảnh này cũng thể hiện sự bảo bọc, sự dìu dắt của người mẹ trong những bước đi đầu đời của con.
  • cái này lớp 6 mới học mà??
     
23 tháng 10 2019

Chọn đáp án: A

28 tháng 10 2021

Vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.

28 tháng 10 2021

Bài tập đọc "Kì diệu rừng xanh" ca ngợi vẻ đẹp nào?

 Vẻ đẹp của các loài hoa trong rừng và tình cảm tự hào, yêu mến của tác giả với khu rừng.

 Vẻ đẹp của những con thú quý hiếm và tình cảm xót xa của tác giả đối với những con vật đó.

 Vẻ đẹp của dòng suối và tình cảm yêu mến, thán phục của tác giả đối với con người nơi đây.

 Vẻ đẹp kì thú của khu rừng và tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với khu rừng.

8 tháng 6 2016

I. Mở bài:

- Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.”

II.Thân bài:

 1. Nét chung: Họ đều là những  người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở:

- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.

- Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.

-  Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.

2. Nét riêng:

 a. Cụ Mết:

 - Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ

 - Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.

 - Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.

 -Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.

  b. Tnú:

 - Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.

 - Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.

 -  Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.

   + Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.

-  Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.

  c. Dít:

  - Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.

  -Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.

* Đánh giá:

 - Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.

  - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.

III. Kết bài:

   Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy  hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ.   

8 tháng 6 2016

1.Nhân vật Cụ Mết.

– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.

– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa truyền thống dân tộc.

– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”. Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có công rất lớn trong làng Xô Man.

2. Nhân Vật T Nú

– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.

– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng trung thành với đất nước.

– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu, ..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra tấn dã man những vẫn không khai.

– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.

– Được cụ mết nuôi từ nhỏ, anh cũng là người luôn hết lòng vì dân, anh theo cụ mết đi nuôi những người cán bộ từ đó trong anh cũng nảy sinh ra mình cần là một người cán bộ yêu nước, khi lớn lên anh lập gia đình tên giặc đã giết chết những người thân của anh, sự đau đớn đó đã biến thành một sức mạnh của việc trả thù cho đất nước và cho người thân của mình, anh tham gia vào quân đội và giết chết tên chỉ huy trong hầm cố thủ của hắn. Sự căm thù đó xuất phát từ lòng yêu thương vợ con và là một người chiến sĩ yêu nước.

– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.

– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.

3. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.

– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.

– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến đấu hết mình…

10 tháng 1 2019

Nỗi lòng của nhà thơ

- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.

5 tháng 4 2022

Nguyễn Đình Ảnh ( tên riêng viết hoa )

với => vời

5 tháng 4 2022

Qua bài thơ ''trước cổng trời'' của Nguyễn Đình Ảnh đã cho ta thấy vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên vùng núi rừng

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 Bài tập 1: Tìm hiểu các vị trí và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
          Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật kí trong tù: Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi.
(1). Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi ở nhà lao cực khổ của bọn Tưởng Giới Thạch. Bác vốn chẳng thích làm thơ: "Ngâm thơ ta vốn không ham...". Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù khổ sở, tăm tối, tâm hồn tác giả Hồ Chí Minh vẫn mang một vẻ đẹp lung linh. Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Mới ra tù, tập leo núi.
(2). Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi - được thanh nhàn bất đắc dĩ của Bác giữa chốn lao tù. Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng, như Người đã tự bạch một cách thật khiêm tốn: 
                                                                                              "Ngâm thơ ta vốn không ham
                                                                                         Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây ?"
      Nhưng những vần thơ vâng lên trong cảnh tù đày, "tê tái gông cùng" lại là những "vần thơ thép""mà vẫn mênh mông". Bởi lẽ, với người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy, chỉ có "thân thể ở trong lao", còn tinh thần Người vẫn vượt thoát qua chấn song, qua xiêng xích, qua dây trói của nhà tù. Chiều tối ; Giải đi sớm ; Mới ra tù, tập leo núi,... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.
            Yêu cầu:
a, Cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau như thế nào? Hãy chỉ rõ ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách dùng từ ngữ của mỗi ví dụ.
b, Chỉ rõ những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên. Theo (anh) chị, có thể sửa lại những từ ngữ này như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn?
c, Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các ví dụ trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

 

0
9 tháng 3 2018

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3Làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.