hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ:
Mẹ cho ta bú ẵm bông
Cha nuôi ta lớn tính công thế nào
Như là biển rọng trời cao
Cha làm bệ đỡ phóng vào tương lai.
giúp mih gấp với ak.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dần trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những người làm cha, làm mẹ rồi.
Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành, ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.
Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.
Có thể tham khảo một vài ý sau:
- Nội dung:
+ Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ như biển trời lai láng không gì sánh bằng, khó có thể đong đếm hết tình cảm của cha mẹ dành cho con cái.
+ Mẹ vất vả mang nặng đẻ đau, cha cùng mẹ gánh vác gia đình, chăm lo con cái, sớm hôm vất vả chỉ mong con khôn lớn nên người. Nuôi con mới biết công lao dưỡng dục của cha mẹ.
- Nghệ thuật:
+ Biện pháp so sánh (Câu 1)
+ Câu hỏi tu từ (Câu 2)
--> Từ đó, hãy viết cảm nhận của mình nhé!
Tuổi thơ chúng ta luôn được sống trong tình yêu thương của mẹ.Với tôi cha là người tôi yêu quý và kính trọng nhất.Cha nuôi dạy chăm sóc chị em tôi vì bố tôi luôn đi làm xa.
Hôm ấy ở lớp tôi cảm thây nhức đầu,người hơi lạnh nôn nao.Tôi cố gắng đi về đến nhà.Mọi ngày bước chân đến cửa tôi đã gọi:"Cha ơi"và chạy vào tìm cha.Hôm nay bước chân đến cửa tôi đứng không vững mặt tái đi.
Cha nhìn thây tôi như vậy liền chạy vội đến bên tôi dù rất mệt nhưng tôi vẫn nhận thấy khuôn mặt cha nhợt nhạt môi run run:"con ơi con làm sao thế này?"Cha dìu tôi vào giường.
Cha đắp chăn cho tôi xoa dầu cho nóng khắp người tôi.Đôi bàn tay mềm mại ấm áp như truyền hơi ấm cho tôi làm tôi bớt đi cảm giác ớn lạnh.Vừa xoa đầu cha vừa nói giọng xót xa:"Khổ thân con,đã ốm lại phải đi bộ về".Uống xong bát nước gừng nóng pha đường thấy người nhẹ hẳn thế rồi tôi thiếp đi. Bỗng tôi nghe thấy tiếng cha gọi:"con ơi dậy ăn bát cháo nóng đi".Lúc này tôi mới ngắm kĩ cha.Gương mặt cha tròn phúc hậu đã có những vết nám mờ mờ nhưng không làm mất đi vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ đã đứng tuổi.Đôi mắt cha mới âu yếm làm sao,trong đôi mắt ấy đầy nỗi lo âu và chan chứa tình yêu thương.Cha ngọt ngào dỗ dành tôi như tôi còn bé lắm.Cái miệng xinh xắn của cha thổi nhẹ từng thìa cháo.Tôi bỗng thấy người mẹ của tôi là người cha đẹp nhất trong tâm hồn tôi.Cả vết nám,cả đôi mắt thâm quầng...Tất cả đều đẹp.
Ơi! mẹ của con,người mẹ đã chịu bao vất vả nhọc nhằn lo toan chăm chút các con.cha là người cha tuyệt vời,con rất cần có cha ở bên. Khi vui và cả những lúc buồn đau ốm yếu như thế này.Con yêu cha nhất trên đời cha ạ!
hok tốt
Đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" của tác giả Tố Hữu mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương và tình mẹ. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi của quê nhà. Từ việc trở về quê mẹ nuôi xưa, tôi cảm nhận được sự trở về nguồn cội, nơi mà tình yêu thương và kỷ niệm đã được gắn kết.
Một buổi trưa nắng dài bãi cát, tôi cảm nhận được sự rực rỡ và sức sống của thiên nhiên. Ánh nắng chiếu sáng lên bãi cát, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và rạng rỡ. Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa, mang đến âm thanh êm đềm và những cảm xúc thăng hoa. Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát, tôi cảm nhận được sự hòa mình vào không gian tự nhiên, và trong lòng tôi vang lên tiếng hát của tình yêu và trái tim chân thành.
Đoạn thơ này cũng gợi lên trong tôi những kỷ niệm về mẹ. Tình mẹ, tình yêu thương và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ đã được tác giả Tố Hữu miêu tả một cách tinh tế. Tôi cảm nhận được sự ấm áp và ngọt ngào của tình mẹ, và trong tiếng hát ngân nga, tôi cảm nhận được sự truyền cảm và sự hiện diện của mẹ.
Tổng thể, đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương, thiên nhiên và tình mẹ. Tôi cảm nhận được sự ấm áp, sức sống và tình yêu thương trong từng câu chữ. Đây là một đoạn thơ đầy cảm xúc và ý nghĩa, khiến tôi nhớ về quê hương và tình mẹ một cách đặc biệt.
Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.
Bài thơ này được nhà thơ kể lại: chị viết khi đang đi công tác ở nước ngoài thì nghe tin quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa: “Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình - Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc - Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước - Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau”. Câu thơ nghẹn thắt trào dâng uất hận như lớp lớp sóng cuộn dâng. Cuộn dâng ở ngoài biển khơi, cuộn dâng ở trong lòng người. Tấc đất tấc biển như là máu thịt của một cơ thể con người của đất nước mang dáng hình chữ S thân yêu. Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” nhưng chính nhà thơ đã gọi tên Tổ quốc: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả - Nơi bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây”. Nhịp thơ chính là nhịp sóng là nhịp “Bằng tiếng sóng Trường Sa - Hoàng Sa dội vào ghềnh đá”. Nguyễn Phan Quế Mai không kìm nổi cảm xúc trực tiếp của mình: “Tổ quốc của tôi - Tổ quốc của tôi!”. Tiếng gọi tha thiết đó như là tiếng vọng của quá khứ oanh liệt của hòa âm hiện tại cộng hưởng với cả một bề dày lịch sử oai hùng: “Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ”. Nhịp thơ bi tráng vừa hào sảng vừa day dứt vừa ngân vọng. Ở đây trong câu thơ: “Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình bao người đã ngã - Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông”. Hai chữ “Hòa bình” được nhà thơ sử dụng kiểu viết hoa tu từ thể hiện khao khát lẽ sống cao cả của dân tộc. Ngọn đuốc “Hòa bình” như muốn đánh thức dậy lương tri của nhân loại. Như nhắn gửi một thông điệp toàn cầu để khi kết bài thơ chị đã nhắc lại: “Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa”. Ở đây sự kết hợp cảm hứng dân tộc và thời đại, tính biểu tượng khái quát nhưng có sức thuyết phục lay thức cụ thể ấn tượng là một thành công để chuyển tải những cảm xúc mạnh bi tráng, hào hùng. Tứ thơ từ đó được nâng lên xoáy sâu và lan rộng. Chính bắt đầu từ tầng tầng lớp sóng: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu - Sóng quặn đỏ máu những người đã mất - Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. Điệp ngữ ba lần“Sóng” được nhắc lại chính là điểm nhấn để từ đó cộng hưởng: “Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam””.
Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...
Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.
Bài thơ này được nhà thơ kể lại: chị viết khi đang đi công tác ở nước ngoài thì nghe tin quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa: “Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình - Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc - Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước - Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau”. Câu thơ nghẹn thắt trào dâng uất hận như lớp lớp sóng cuộn dâng. Cuộn dâng ở ngoài biển khơi, cuộn dâng ở trong lòng người. Tấc đất tấc biển như là máu thịt của một cơ thể con người của đất nước mang dáng hình chữ S thân yêu. Bài thơ “Tổ quốc gọi tên” nhưng chính nhà thơ đã gọi tên Tổ quốc: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả - Nơi bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây”. Nhịp thơ chính là nhịp sóng là nhịp “Bằng tiếng sóng Trường Sa - Hoàng Sa dội vào ghềnh đá”. Nguyễn Phan Quế Mai không kìm nổi cảm xúc trực tiếp của mình: “Tổ quốc của tôi - Tổ quốc của tôi!”. Tiếng gọi tha thiết đó như là tiếng vọng của quá khứ oanh liệt của hòa âm hiện tại cộng hưởng với cả một bề dày lịch sử oai hùng: “Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ”. Nhịp thơ bi tráng vừa hào sảng vừa day dứt vừa ngân vọng. Ở đây trong câu thơ: “Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình bao người đã ngã - Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông”. Hai chữ “Hòa bình” được nhà thơ sử dụng kiểu viết hoa tu từ thể hiện khao khát lẽ sống cao cả của dân tộc. Ngọn đuốc “Hòa bình” như muốn đánh thức dậy lương tri của nhân loại. Như nhắn gửi một thông điệp toàn cầu để khi kết bài thơ chị đã nhắc lại: “Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa”. Ở đây sự kết hợp cảm hứng dân tộc và thời đại, tính biểu tượng khái quát nhưng có sức thuyết phục lay thức cụ thể ấn tượng là một thành công để chuyển tải những cảm xúc mạnh bi tráng, hào hùng. Tứ thơ từ đó được nâng lên xoáy sâu và lan rộng. Chính bắt đầu từ tầng tầng lớp sóng: “Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu - Sóng quặn đỏ máu những người đã mất - Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc”. Điệp ngữ ba lần“Sóng” được nhắc lại chính là điểm nhấn để từ đó cộng hưởng: “Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam””.
Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...
Vy Thảo
Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Lời thơ của bài tục ngữ như nhắc nhở mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn cha mẹ mình. Khi còn bé, lời thơ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ, dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí em:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời thơ bài tục ngữ mới giản đơn nhưng ý nghĩa thật lớn lao làm sao, nó không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình, tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Núi Thái Sơn xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, hùng vĩ của Trung Quốc. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu?. Cách so sánh này làm ta nhớ đến câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỡi chúng ta hãy luôn ghi nhớ về công cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta. Câu tục ngữ đã sử dụng những hình ảnh ví von thật tinh tế, mà cũng thật cụ thể. Hình ảnh so sánh được đưa ra càng làm người đọc dễ dàng nhìn nhận được công cha nghĩa mẹ.
Cha mẹ hai từ thiêng liêng hơn bất kì điều gì trên đời. Cha mẹ người cho chúng ta sinh mệnh, người nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, cho chúng ta mặc, để chúng ta có thể dần dần trưởng thành. Công cha nghĩa mẹ là thứ mà những đứa con chúng em chẳng bao giờ có thể trả nổi. Quả đúng như câu tục ngữ của ông cha ta:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Lời thơ của bài tục ngữ như nhắc nhở mỗi đứa con biết hãy nhớ đến công ơn cha mẹ mình. Khi còn bé, lời thơ luôn luôn xuất hiện trong những câu hát ru của bà, của mẹ, dù đã lớn khôn nhưng lời thơ vẫn luôn in đậm trong tâm trí em:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời thơ bài tục ngữ mới giản đơn nhưng ý nghĩa thật lớn lao làm sao, nó không chỉ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ mà còn nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hình ảnh được so sánh trong bài thơ làm người đọc liên tưởng đến sự vĩ đại, to lớn và dạt dào của tình cảm gia đình, tình phụ tử cũng như tình mẫu tử. Núi Thái Sơn xuất hiện trong bài ca dao là một ngọn núi cao lớn, hùng vĩ của Trung Quốc. So sánh công ơn của cha đối với mỗi chúng ta dường như còn lớn hơn cả núi Thái Sơn, núi Thái Sơn to lớn bao nhiêu thì công cha cũng lớn bấy nhiêu. Còn Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn chả ra, nước chảy từ nguồn nhưng liệu ai biết được nguồn nước lớn bao nhiêu, dồi dào bao nhiêu? Cũng như liệu ai biết được tình mẹ, nghĩa mẹ vĩ đại, dạt dào bao nhiêu?. Cách so sánh này làm ta nhớ đến câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở mỡi chúng ta hãy luôn ghi nhớ về công cha, nghĩa mẹ dành cho chúng ta. Câu tục ngữ đã sử dụng những hình ảnh ví von thật tinh tế, mà cũng thật cụ thể. Hình ảnh so sánh được đưa ra càng làm người đọc dễ dàng nhìn nhận được công cha nghĩa mẹ.
Cha mẹ là người không chỉ cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta thành người. Công sinh thành của cha mẹ là rất lớn, là vô giá, không gì đong đếm được. Không có cha mẹ thì cũng không có con cái. Bất cứ một ai trên đời này, anh hùng hay vĩ nhân, người xấu hay kẻ ác nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của chính mình. Cha mẹ đã sinh ra chúng ta, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời, chúng ta chính là những phần máu thịt của cha mẹ. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng, chúng ta phải hiểu cho nỗi lòng, công ơn, sự trả giá mà cha mẹ đã làm cho chúng ta.
Cha mẹ là người nuôi dưỡng chúng ta từ khi mới chào đời, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành, lúc chúng ta có thể tự đứng trên đôi chân của chính mình. Mẹ cho ta dòng sữa ngọt lành. Cha cho ta sinh mệnh. Cha mẹ luôn cố gắng để chúng ta có thể khôn lớn một cách khỏe mạnh, an toàn, không lo lắng gì. Chúng ta từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết nói, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết suy nghĩ rồi đến lúc biết tự đi trên dôi chân của mình, tự mình làm cha mẹ là một chặng đường dài biết bao. Lúc chúng ta lớn dần lên, dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho chúng ta tất cả tâm huyết và sức lực của mình.
Không chỉ nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta ăn, chúng ta mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy chúng ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của chúng ta.
Chúng ta luôn phải nhớ lời của cha ông: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn với chữ hiếu của bản thân mình. Hiếu là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà đó cũng là cách sống, đạo đức con người. Chúng ta phải luôn tự nhắc nhở bản thân, phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý và làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.
Đoạn thơ trên đã khắc họa tình cảm của cha mẹ đối với con cái một cách sâu sắc và thiêng liêng. Mẹ là người chăm sóc, nuôi dưỡng con từ những ngày đầu tiên, ân cần cho con bú, dỗ dành con như những bông hoa mềm mại. Cha là người đồng hành, vững chãi, chăm lo cho con lớn lên từng ngày, dạy cho con những bài học về công lý và trách nhiệm. Câu thơ "Cha làm bệ đỡ phóng vào tương lai" thể hiện hình ảnh cha như một người dẫn đường, là chỗ dựa vững chắc, giúp con bay cao, vươn xa trong cuộc sống. Từ đó, em cảm nhận được tình yêu thương bao la, sự hy sinh và những kỳ vọng lớn lao của cha mẹ dành cho con cái. Đoạn thơ nhắc nhở em về sự biết ơn và lòng kính trọng đối với cha mẹ, những người đã dành cả cuộc đời để nuôi dưỡng và dìu dắt chúng ta trưởng thành.