K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm giàu ý nghĩa về mặt chính trị và lịch sử. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là nghệ thuật châm biếm trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật trào phúng và ngòi bút châm biếm sắc sảo đã được thể hiện ở ngay cách tác giả đặt tiêu đề: Thuế máu. Bên cạnh những thứ thuế như thuế rượu, thuế muối, thuế gạo, nhân dân ta thời kì ấy còn phải gánh chịu một thứ thuế kinh khủng, tàn nhẫn hơn, đó là thuế được trả bằng máu. Như vậy, qua tiêu đề vô cùng súc tích, ngắn gọn, người đọc đã hình dung được phần nào về tình cảnh khốn khổ, tội nghiệp của nhân dân ta khi Pháp xâm lược và cai trị. Đồng thời, nhan đề ấy cũng bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân.

Nghệ thuật châm biếm và trào phúng tiếp tục được tô đậm hơn nữa khi tác giả vạch trần những thủ đoạn, mánh khóe của bọn thực dân đối với người dân thuộc địa. Trước chiến tranh, họ bị coi là giống người hạ đẳng, là “An- Nam- mít da đen bẩn thỉu”, chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của quan cai trị, bị đối xử đánh đập như súc vật. Rồi khi chiến tranh vui tươi bùng nổ, các quan cai trị lập tức đổi thái độ, gọi người bản xứ là: con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do. Chiến tranh kết thúc, họ lại trở về là thân phận nô lệ ban đầu. Sự tương phản đau đớn ấy đã được thể hiện bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chính quyền thực dân. “Chế độ lính tình nguyện” mang sắc thái trào phúng tự nhiên, ở đây là bắt buộc, cưỡng bức chứ không hề do người dân thuộc địa sẵn sàng, phấn khởi lên đường. Với sự ra đời của chế độ này, chính quyền thực dân tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính. Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu, sẵn sàng trói, xích nhốt người ta như nhốt súc vật, đàn áp dã man nếu như có chống đối. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với luận điệu của chính quyền thực dân: hứa hậu đãi sau chiến tranh, rêu rao về sự tình nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Đó là những chiêu trò lừa dối, mị dân, đểu cáng để che đậy bản chất tàn ác, dã man của chính quyền thực dân khi biến những người dân bản xứ thành vật hy sinh. Bằng lập luận phản bác, mâu thuẫn, trào phúng và câu hỏi tu từ, điệp từ, tác giả tiếp tục lột cái mặt nạ vô nhân đạo, tráo trở, tàn nhẫn của thực dân Pháp. Những người dân thuộc địa sau khi trở về từ chiến tranh bị tước đoạt hết của cải, bị đối xử, đánh đập thô bỉ như súc vật. Họ lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu: giống người hạ đẳng và bẩn thỉu, bị lừa dối, áp bức và rơi vào tình cảnh cùng quẫn, trở thành nạn nhân của chính sách cai trị tàn bạo, nham hiểm của Pháp. Sự tráo trở, tàn nhẫn, độc ác đó không chỉ đối với người dân bản xứ mà còn với ngay cả những người Pháp lương thiện. Bằng việc cấp môn bài bán lẽ thuốc phiện, chính quyền thực dân đã đầu độc con người và lôi kéo nạn nhân đáng thương vào tội ác.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu cay của tác phẩm đã được thể hiện qua những hình ảnh xác thực, sinh động, giàu ý nghĩa biểu cảm và có ý nghĩa tố cáo. Qua nghệ thuật châm biếm và giọng điệu trào phúng sâu sắc, mỉa mai, ta đã có một cái nhìn cụ thể về bộ mặt độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột “thuế máu”.

12 tháng 12 2018

“Bản án chế độ thực dân Pháp” là một tác phẩm mà Bác sáng tạo nhằm mục đích để vạch trần, tố cáo chế độ thực dân giả dối, tàn bạo đồng thời khích lệ, kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa vùng dậy đấu tranh. Chương I của tác phẩm với nhan đề “Thuế máu” là một chương tố cáo sâu sắc tội ác của bọn thực dân đối với các nước thuộc địa khi chiến tranh xảy tới và một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của “Thuế máu” là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo.

Nghệ thuật châm biếm, trào phúng là nghệ thuật luôn hướng tới việc tạo ra tiếng cười nhằm để châm biếm, đả kích đối tượng trào phúng. Cách dùng nghệ thuật trào phúng để châm biếm, lên án cái xấu không chỉ có tác dụng vạch trần bản chất đối tượng một cách sâu sắc nhất mà còn khiến cho tác phẩm có giá trị biểu đạt cao, thể hiện được thái độ tác giả.

Trong “Thuế máu”, Người liên tục sử dụng những liên tưởng độc đáo, dùng cách nói trào phúng sắc sảo để lập luận. Ngay trong đoạn đầu, Người đã sử dụng câu từ hết sức châm biếm, không quá cay nghiệt mà vẫn khiến cho kẻ thù phải cay đắng trong cách chỉ ra sự đối lập giữa cách đối xử của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa trước và khi chiến tranh xảy đến: “Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "Annamít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền" của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do", tác giả dùng những cách gọi hết sức hình ảnh khi gọi những người dân thuộc địa là những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", rồi "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” làm nổi bật lên sự bịp bợm, xáo trá của thực dân Pháp. Rồi khi nói về số phận của họ: “Trong lúc vượt biển, nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Bancăng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì đã anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mácnơ, hoặc trong bãi lầy miền Sămpanhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Một số phận thật bi đát nhưng theo cách nói của Người, người đọc không bị quá ghê rợm bởi số phận thảm thương của họ mà ghê rợn chính những kẻ đã đẩy những con người nhỏ bé vô tội vào vũng lầy đâu đớn.

Và rất nhiều những đoạn trào phúng gây ấn tượng khác: “Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: vị "chúa tỉnh"- mỗi viên công sứ ở Đông Dương quả là một vị "chúa tỉnh"- ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ một số người nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở kiểu D(4) thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền” hay “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nêgrô lẫn người "Annamít" mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thỉu". Những cách nói trào phúng độc đáo này đã dễ dàng tiếp cận bạn đọc, khiến ai cũng dễ dàng tiếp thu thông điệp mà tác phẩm truyền tải.

Quả vậy, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của “Thuế máu” là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo, chính nghệ thuật châm biếm, trào phúng của Bác đã đưa người đọc dễ dàng nhận ra bản chất dối bịp của chế độ thực dân đồng thời làm cho nội dung trở nên hấp dẫn và sức hấp dẫn này sâu đậm mãi về sau.

26 tháng 11 2016

1.

- Tác giả đã mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh chi tiết: • Hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè. • Hương thơm mát của bông lúa trên cánh đồng xanh => Để nhắc tới hương thơm của cốm, một thứ quà thanh nhã, tinh khiết.

- Những yếu tố tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn:

• Hình ảnh tinh tế đầy sức gợi: hồ sen, đồng, lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt hương thơm: hương sen, hương lúa, hương sữa.

• Liên tưởng rất đẹp, rất thơ với một tấm lòng trân trọng: "Trong vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất vị ngàn hoa cỏ…".

• Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng.

2.

Điều làm nên sự hấp dẫn của cốm Vòng là :

+ Hương thơm : hương sen, hương lúa, hương sữa

3.

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

Đây là đoạn văn mà tác giả Thạch Lam nêu lên ý nghĩa, giá trị và hương vị của món quà cốm. • Giá trị: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước. • Ý nghĩa: Cốm là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh. • Hương vị: Cốm mang trong mình hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. => Đoạn văn ngắn nhưng ý nghĩa khái quát cao.

Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.

26 tháng 11 2016

câu hỏi tương tự

13 tháng 8 2019

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đưa người đọc vào thế giới li kì, huyền ảo.

    + Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma

    + Chuyện chết đi sống lại của con người

- Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

- Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic

    + Cách dẫn dẵn truyện của tác giả khéo léo, bằng sự việc bất ngờ, dẫn dắt tới đỉnh điểm kịch tính, giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng

Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo

9 tháng 2 2019

- Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:

   + Trí tưởng tượng sáng tạo, bay bổng của nhà thơ

   + Cảm xúc dồi dào, ngòi bút phóng khoáng đã tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng lý thú, hấp dẫn

   + Thái độ sống "ngông" của tác giả tạo ra giọng điệu ngang tàng khác thường

   + Có những cách tân mới khi thể hiện cái "tôi"- khác với thơ Đường cổ điển.

11 tháng 7 2019

Là truyện cổ tích kể về nhân vật thông minh, có nhiều tình huống bất ngờ và thú vị.

Dùng  câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.

Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự:

- Miêu tả yếu tố đó.

- Chỉ ra chức năng, vai trò của nó.

- Thái độ của người kể chuyện với nhân vật.

- Đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo

     Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Bài viết tham khảo

     Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

     Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

     Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

     Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

     Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.

10 tháng 10 2023

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua: ngoại hình, hành động, lời nói.

- Tình huống truyện đặc sắc. 

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả làm nổi bật bức tranh thiên nhiên và suy nghĩ của nhân vật.

- Sử dụng từ ngữ bình dị, mộc mạc.

- Xây dựng các hình ảnh gần gũi, quen thuộc.