K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau: Trích đoạn nằm ở phần 3 của tác phẩm, từ câu 2738 – 2940 (có lược một đoạn)      Kim Trọng tìm Kiều      Nỗi nàng tai nạn đã đầy, Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.      Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.      Vội sang vườn Thuý dò la, Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.    ...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau:

Trích đoạn nằm ở phần 3 của tác phẩm, từ câu 2738 – 2940 (có lược một đoạn)

     Kim Trọng tìm Kiều

     Nỗi nàng tai nạn đã đầy,

Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.

     Từ ngày muôn dặm phù tang,

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà.

     Vội sang vườn Thuý dò la,

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

     Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

     Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

     Xập xoè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

     Cuối tường gai gốc mọc đầy,

Đi về, này những lối này ngày xưa.

     Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

     Láng giềng có kẻ sang chơi,

Lân la sẽ hỏi một hai sự tình.

     Hỏi ông, ông mắc tụng đình,

Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha.

     Hỏi nhà, nhà đã dời xa,

Hỏi chàng Vương với cùng là Thuý Vân.

     Đều là sa sút, khó khăn,

Thuê may, bán viết, kiếm ăn lần hồi.

     Điều đâu sét đánh lưng trời,

Thoắt nghe, chàng thoắt rụng rời xiết bao!

     Vội han di trú nơi nao,

Đánh đường, chàng mới tìm vào tận nơi.

     Nhà tranh, vách đất tả tơi,

Lau treo rèm nát, trúc gài phên thưa.

     Một sân đất cỏ dầm mưa,

Càng ngao ngán nỗi, càng ngơ ngẩn dường!

     Đánh liều lên tiếng ngoài tường,

Chàng Vương nghe tiếng, vội vàng chạy ra.

     Dắt tay vội rước vào nhà,

Mái sau, viên ngoại ông bà ra ngay.

     Khóc than kể hết niềm tây:

“Chàng ôi! Biết nỗi nước này cho chưa?

     Kiều nhi phận mỏng như tờ,

Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng!

     Gặp cơn gia biến lạ dường,

Bán mình nó phải tìm đường cứu cha.

     Dùng dằng khi bước chân ra,

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần.

     Trót lời nặng với lang quân,

Mượn con em nó Thuý Vân thay lời.

     Gọi là trả chút nghĩa người,

Sầu này dằng dặc muôn đời chưa quên!

     Kiếp này duyên đã phụ duyên,

Dạ đài còn biết, sẽ đền lai sinh.

     Mấy lời ký chú đinh ninh,

Ghi lòng để dạ, cất mình ra đi.

     Phận sao bạc bấy, Kiều nhi!

Chàng Kim về đó, con thì đi đâu?”

     Ông bà càng nói càng đau,

Chàng càng nghe nói, càng dàu như dưa.

     Vật mình vẫy gió, tuôn mưa,

Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai.

     Đau đòi đoạn, ngất đòi thôi,

Tỉnh ra lại khóc, khóc rồi lại mê.

     Thấy chàng đau nỗi biệt ly,

Nhận ngừng, ông mới vỗ về giải khuyên:

     “Bây giờ ván đã đóng thuyền,

Đã đành phận bạc, khôn đền tình chung!

     Quá thương chút nghĩa đèo bòng,

Nghìn vàng thân ấy, dễ hòng bỏ sao?”

     Dỗ dành, khuyên giải trăm chiều,

Lửa phiền càng dập, càng khêu mối phiền.

     Thề xưa giở đến kim hoàn,

Của xưa lại giở đến đàn với hương.

     Sinh càng trông thấy, càng thương,

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

     Rằng: “Tôi trót quá chân ra,

Để cho đến nỗi trôi hoa, dạt bèo.

     Cùng nhau thề thốt đã nhiều,

Những điều vàng đá, phải điều nói không!

     Chưa chăn gối, cũng vợ chồng,

Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?

     Bao nhiêu của, mấy ngày đàng,

Còn tôi, tôi gặp mặt nàng mới thôi!”

     Nỗi thương nói chẳng hết lời,

Tạ từ, sinh mới sụt sùi trở ra.

     […]

     Rắp mong treo ấn từ quan,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

     Dấn mình trong áng can qua,

Vào sinh ra tử, hoạ là thấy nhau.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Văn học, 2022)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản Kim Trọng tìm Kiều kể về việc gì?

Câu 2. Xác định một số hình ảnh thơ tả thực trong văn bản Kim Trọng tìm Kiều.

Câu 3. Phân tích cảm xúc của Kim Trọng khi chứng kiến khung cảnh nhà Thuý Kiều sau nửa năm gặp lại.

Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau:

Sinh càng trông thấy, càng thương

Gan càng tức tối, ruột càng xót xa.

Câu 5. Tình cảm của Kim Trọng dành cho Thuý Kiều được thể hiện như thế nào? Phân tích một số câu thơ tiêu biểu thể hiện rõ tình cảm ấy.

0
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:                                        "Cháu chiến đấu hôm nay                                        Vì lòng yêu Tổ quốc                                        Vì xóm làng thân thuộc                                        Bà...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

                                        "Cháu chiến đấu hôm nay

                                        Vì lòng yêu Tổ quốc

                                        Vì xóm làng thân thuộc

                                        Bà ơi, cũng vì bà

                                        Vì tiếng gà cục tác

                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Câu 1 (1,0 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (2,0 điểm) : Em hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Xác định dạng điệp ngữ.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ ?

1
21 tháng 12 2021

Kiểm tra ạ?

#AEZn8

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:                                        "Cháu chiến đấu hôm nay                                        Vì lòng yêu Tổ quốc                                        Vì xóm làng thân thuộc                                        Bà...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

                                        "Cháu chiến đấu hôm nay

                                        Vì lòng yêu Tổ quốc

                                        Vì xóm làng thân thuộc

                                        Bà ơi, cũng vì bà

                                        Vì tiếng gà cục tác

                                        Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Câu 1 (1,0 điểm) : Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (2,0 điểm) : Em hãy tìm điệp ngữ trong đoạn thơ trên? Xác định dạng điệp ngữ.

Câu 3 (1,0 điểm): Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ ?

2
21 tháng 12 2021

ảnh lỗi

21 tháng 12 2021

Ảnh lỗi r

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu ...
Đọc tiếp

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Theo Quốc Ninh, Mẹ) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2.(0.5 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác gỉa nhắn đến? Câu 3. ( 1 đ)Nội dung của bài thơ. Câu 4. (1 điểm ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Câu 5 (1 điểm ) Nội dung của bài thơ. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo. Câu 2: : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: ...Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết...” (“Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Viết Nam, 2019)

1

Bạn có thể tách nhỏ câu hỏi ra được không ạ

11 tháng 8 2023

Được a:33

  Phần I: đọc hiểu ( 4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:          "Những ngày gần đây, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Giữa thời điểm dịch có nguy cơ lan rộng và bùng phát toàn cầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người. Lợi dụng điều...
Đọc tiếp

  Phần I: đọc hiểu ( 4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          "Những ngày gần đây, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Giữa thời điểm dịch có nguy cơ lan rộng và bùng phát toàn cầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người. Lợi dụng điều này, không ít hiệu thuốc đã đẩy giá khẩu trang y tế lên gấp 3, gấp 5 và thậm chí gấp 10 lần khiến người dân gặp khó khăn trong việc tìm mua. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã phát khẩu trang miễn phí cho người đi đường để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Mới đây, cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào Nguyên đã dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để mua khẩu trang y tế phát tặng mọi người. Trước đó, Andy từng nhiều lần cùng mẹ phát khẩu trang miễn phí tại đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP HCM. Nhận thấy số lượng trên vẫn chưa đủ, cậu bé quyết định tự mình bỏ tiền ra để mua thêm. Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả. Cậu chia sẻ: “Con muốn mọi người cùng hiểu mối nguy hại từ dịch cúm do virus corona, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh. Tiền lì xì để dành cũng không có nghĩa gì khi người dân bị mối nguy về sức khỏe "                        (Nguồn http://tiin.vn/chuyen-muc/song, 04-02-2020)

Câu 1 (0,5điểm).Chỉ ra thành phần biệt lập và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5điểm). Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn sau:

                “Mới đây, cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào Nguyên đã dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để mua khẩu trang y tế phát tặng mọi người. Trước đó, Andy từng nhiều lần cùng mẹ phát khẩu trang miễn phí tại đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP HCM. Nhận thấy số lượng trên vẫn chưa đủ, cậu bé quyết định tự mình bỏ tiền ra để mua thêm.”

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu những việc làm của cậu bé Andy Đào Nguyên?

Câu 4 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về lời nhận xét: Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả.

Câu 5 (1,0 điểm). Những lời chia sẻ của cậu bé Andy Đào Nguyên đã gửi tới chúng ta thông điệp gì ?

2
5 tháng 7 2021

1. TPBL tình thái

'' Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả. ''

PTBD: Nghị luận

2. Phép liên kết thế : Andy=> Cậu bé

3. Những việc làm của cậu bé Andy: Dùng 10tr tiền lì xì để mua khẩu trang phát miễn phí cho mọi người, trước đó cậu bé đã cùng mẹ phát khẩu trang ở Q1.

4. 10 triệu với nhiều cậu bé, cô bé thì thật sự là số tiền lớn do điều kiện gia đình có thể chưa bằng Andy, nhưng với Andy, tiền không quan trọng bằng sức khỏe của mọi người

5. Thông điệp: Sống là phải biết chia sẻ, cho đi và thương người khó khăn hơn mình

5 tháng 7 2021

c có thể giúp e viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 - 7 dòng ) để lí giải phần thông điệp không ạ? 

[Ngữ Văn 10]Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :      Cửa ngoài vội rủ rèm the,   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?Câu 2: Các...
Đọc tiếp

[Ngữ Văn 10]

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu :

      Cửa ngoài vội rủ rèm the,

   Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

      Nhặt thưa gương giọi đầu cành,

   Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

      (Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?

Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

34

Phần I: Đọc-Hiểu

Câu 1:

Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm.

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 2

– Các từ vội, xăm xăm, băng  xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

– Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.

Câu 3

Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:

- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh

- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.

23 tháng 4 2021

Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.

Viết một đoạn văn về " Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người...
Đọc tiếp

Viết một đoạn văn về " Phần I. Đọc – Hiểu văn bản (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” Em hãy cảm nhận về đoanj văn tên có giới thiệu tác giả , tác phẩm có nội dung đoạn trên và có nghệ thuật giá trị của đoạn vaen

1
13 tháng 4 2022

tham khảo nha

Trong văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn, tác giả có miêu tả về cảnh người dân vô cùng cực khổ để giữ cho khúc đê khỏi bị nước lũ cuốn đi. Người người đều đang rất vất vả giữ khúc đê, kẻ thuổng, kẻ cuốc, kẻ đội đất, người vác tre...Ai ai cũng đang rất mệt, mưa thì vẫn tầm tã rơi khiến cho khung cảnh thật thảm hại. Tiếng người vẫn xáo các gọi nhau nhưng có lẽ khúc đê này hỏng mất thôi. Ai cũng lo lắng và cực khổ... Họ dốc hết sức để giữ lại đoạn đê của mình, trong khi đó tên quan phụ mẫu của họ lại ở trong hoản canh hết sức trái ngược hoàn toàn. Qua đó tác giả thể hiện sự xót thương đối với nhân dân trong xã hội phong kiến xưa.

Phần I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Trở về với mẹ ta thôiGiữa bao la một khoảng trời đắng cayMẹ không còn nữa để gầyGió không còn nữa để say tóc buồnNgười không còn dại để khônNhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.Tôi còn nhớ hay đã quênÁo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờNhuộm tôi hồng những câu thơTháng năm tạc...
Đọc tiếp

Phần I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

  Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trở về với mẹ ta thôi

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay

Mẹ không còn nữa để gầy

Gió không còn nữa để say tóc buồn

Người không còn dại để khôn

Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.

Tôi còn nhớ hay đã quên

Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ

Nhuộm tôi hồng những câu thơ

Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.

     (Trở về với mẹ ta thôi- Đồng Đức Bốn)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm): Trong đoạn trích trên, người con trở về với mẹ trong hoàn cảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ đầu của đoạn trích trên.

Câu 4 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên bằng một đoạn văn (2 đến 3 câu).

Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu hỏi (2 điểm): Từ nội dung phần Đọc- hiểu văn bản, hãy viết một đoạn văn (10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử bằng một đoạn văn diễn dịch, trong đoạn văn có sử dụng phép thế (gạch chân).

 

1
12 tháng 8 2021

Câu 1 (1 điểm):

- Thể loại: Thơ

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Biểu cảm

Câu 2 (1 điểm):

Trong đoạn trích trên, người con trở về với mẹ trong hoàn cảnh: Mẹ mất

Câu 3 (1 điểm).

BPTT được sử dụng: nói giảm nói tránh "mẹ không còn" => khi con khôn lớn cũng là lúc mẹ từ giã cõi đời => đoạn thơ là nỗi nhớ niềm thương của tác giả gửi tới mẹ

Câu 4:( 1 điểm):

Đoạn trích miêu tả hình ảnh ngưòi mẹ là chủ yếu nhưng người đọc lại có cảm nhận rất rõ về tấm lòng người con muốn dành cho người mẹ của mình. Đó là tấm lòng luôn hướng về mẹ với lòng biết ơn sâu sắc nhất, thấu hiểu những nối khổ mà cả đời tần tảo của mẹ đã phải trải qua để dành cho con những điều tốt đẹp nhất.