K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Lớp IX LÊ TƯƠNG DỰC (cười gằn) - Vũ Như Tô, mi không sợ chết sao? VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân không sợ chết. LÊ TƯƠNG DỰC - Người ta ai không tham sinh uý tử. Mi nói không sợ chết chẳng hóa ra vọng ngôn sao! Sao trẫm triệu vào kinh, mi lại trốn? VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân trốn đi để tránh...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Lớp IX

LÊ TƯƠNG DỰC (cười gằn) - Vũ Như Tô, mi không sợ chết sao?

VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân không sợ chết.

LÊ TƯƠNG DỰC - Người ta ai không tham sinh uý tử. Mi nói không sợ chết chẳng hóa ra vọng ngôn sao! Sao trẫm triệu vào kinh, mi lại trốn?

VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân trốn đi để tránh cho triều đình một tội ác.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm sai cắt lưỡi mi đi bây giờ!

VŨ NHƯ TÔ - Lời thẳng thì hay trái tai. Xin Hoàng thượng cho phép tiện nhân được nói. Tiện nhân có bị cực hình cũng không oán hận.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã khoan thứ cho mi nhiều lắm rồi.

VŨ NHƯ TÔ - Tâu Hoàng thượng, tiện nhân có tội gì mà Hoàng thượng phải khoan thứ? Tiện nhân không trộm cướp, không tham nhũng, không giết người, tiện nhân chỉ biết phụng dưỡng mẹ già, nuôi vợ, nuôi con. Đang yên ổn, bỗng dưng tiện nhân bị bắt, bị đóng gông tra xiềng rồi bị giải đi, ăn không được ăn, uống không được uống, nghỉ ở đâu cũng bị đem giam vào lao như những quân trọng phạm. Hỏi tiện nhân có tội gì?

LÊ TƯƠNG DỰC - Vua cần đến thì thần dân phải xả thân làm việc kỳ đến chết thì thôi.

VŨ NHƯ TÔ - Nhưng xử đãi thế thì ai muốn trau dồi nghề nghiệp? Kính sĩ mới đắc sĩ...

LÊ TƯƠNG DỰC - Kính sĩ đắc sĩ, mi là sĩ đấy ư: Mi dám tự phụ là sĩ thảo nào mi không sợ chết.

VŨ NHƯ TÔ - Sĩ mà không có chân tài thì tiện nhân không bàn. Anh em tiện nhân còn có những nguyện vọng sâu xa hơn đối với nước. Hoàng thượng quá nhầm về chữ sĩ. Một ông quan trị dân, với một người thợ giỏi, xây những lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước, tiện nhân chưa biết người nào mới đáng gọi là sĩ.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm rộng lượng nên mi mới được ăn nói rông càn. Chẳng qua là trẫm mến tài, người khác thì đã mất đầu.

VŨ NHƯ TÔ - Thân này tiện nhân đã cầm chắc là không được toàn. Nhưng trước khi chết tiện nhân cũng cố hết sức biện bạch mong Hoàng thượng đừng coi rẻ anh em tiện nhân, ngõ hầu con em theo gót sau này được mở mày mở mặt. Những ân huệ ấy tiện nhân không xin cho mình - tiện nhân xin chịu chết mà xin cho lũ hậu tiến. Được biệt đãi, có địa vị thì những kẻ tài hoa mới xuất hiện, tranh nhau tô điểm nước non.

LÊ TƯƠNG DỰC - Đó là công việc của trẫm và các đại thần. Mi là một tên thợ không biết gì. Hãy nghe trẫm hỏi chuyện Cửu Trùng Đài. Một năm nay không xây được, trẫm lấy làm phiền lắm. Đài phải có trăm nóc, cao mười trượng, dài năm trăm trượng, mi có đủ tài xây được không?

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân không thấy cái khó ở đâu cả. Tiện nhân tự xét, thực thừa sức xây Cửu Trùng Đài.

LÊ TƯƠNG DỰC - Mi định xây ra làm sao?

VŨ NHƯ TÔ - Điều tiện nhân xin lúc nãy, Hoàng thượng hãy chuẩn y cho đã.

LÊ TƯƠNG DỰC - Mi định ép ta sao? Đầu mi chỉ một lệnh truyền là không còn trên cổ.

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân đã coi rẻ đầu này. Nó rơi lúc nào là xong một kiếp. Tiện nhân nhắc đi nhắc lại nhiều lần như thế, Hoàng thượng đã quên rồi sao? Chỉ vì tiền đồ nước ta mà tiện nhân xin Hoàng thượng trọng đãi thợ. Hoàng thượng không được khinh rẻ họ, không được ức hiếp họ (mắt sáng lên, nét mặt quả quyết). Được thế thì tiện nhân mới chịu làm, mà xin Hoàng thượng biết cho, đài Cửu Trùng, phi Vũ Như Tô này, không ai làm nổi.

LÊ TƯƠNG DỰC (lòng tự tin của Vũ làm cho vua kinh ngạc) - Sợ mi chỉ là một kẻ đại ngôn.

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân dám nói thế, không phải là đại ngôn, nhưng vì tiện nhân tự biết tiện nhân. Trong hai mươi năm trời, tiện nhân khổ công trau nghề, nào hỏi, nào tập, nào khảo cứu, học cả văn chương toán pháp, địa lý, thiên văn, nghe tiếng ai giỏi là tìm đến thụ giáo, các đền đài dinh thự trong nước dù xa dù gần đều cố đi xem, cả những danh lam thắng tích ở Trung Quốc, ở Chiêm Thành, ở Tây Trúc cũng không quản đường trường, lần đến khảo sát, cũng vì thế mà ngày nay hơn bốn mươi tuổi đầu, tiện nhân mới có ít nhiều sở đắc, nói ra thì Hoàng thượng nửa tin, nửa ngờ. Trong suốt một năm đi trốn, tuy bị truy nã, khổ nhục trăm đường, tiện nhân cũng đã vẽ phác bản đồ Cửu Trùng Đài, tính toán đâu đấy và đã ghi hết cả trong một cuốn sổ.

LÊ TƯƠNG DỰC (mừng rỡ) - Đâu, cho trẫm xem.

VŨ NHƯ TÔ - Trong túi áo tiện nhân đây. Nhưng xin Hoàng thượng...

LÊ TƯƠNG DỰC - Đưa trẫm xem đã.

VŨ NHƯ TÔ - Xin Hoàng thượng trả lời tiện nhân đã.

LÊ TƯƠNG DỰC - Mi tưởng ta không lấy được của mi sao? (Đến lần túi Vũ Như Tô rút ra một bản đồ to và một quyển sổ dày.).

VŨ NHƯ TÔ (khinh bỉ) - Không ngờ Hoàng thượng!...

LÊ TƯƠNG DỰC (đặt bản đồ lên long kỷ, mặt mỗi lúc một tươi, một lúc lâu) - Thực vừa ý trẫm. Nhiều chỗ trẫm không nghĩ tới! Cửu Trùng Đài! Trẫm có ý xây đài trên bờ Tây hồ. Đây là miếu công thần, đây là lầu vọng nguyệt. Đây là san hô sảnh, đây là điện vàng, điện ngọc, đây là đại uyển, tiểu uyển, đây là trà điện, nhạc điện... đứng trên đài cao ngất này bao quát được Long thành. (đếm) Phải, đúng 100 nóc, hiển nhiên là hình trăm rồng tranh ngọc. Tráng quan lắm, ý trẫm lại muốn khơi một dòng nước từ chính điện thông ra hồ Tây, hai bên bờ trồng kỳ hoa dị thảo, để ngày ngày trẫm cùng cung nữ bơi thuyền hoa ra hồ ngoạn thưởng, mi nghĩ sao?

VŨ NHƯ TÔ - Được!

LÊ TƯƠNG DỰC - Vậy thì mi thêm vào.

VŨ NHƯ TÔ - Không thêm bớt gì cả. Đài Cửu Trùng không xây cho...

LÊ TƯƠNG DỰC - À mi giỏi thực! Lần này trẫm không tha mi nữa, trẫm cũng không cần mi nữa, (xem quyển sổ) đủ rồi. Đủ rồi, trẫm gọi thợ khác cứ theo đây mà xây, sửa chút ít là vừa ý trẫm. Còn mi, mi chờ quân đao phủ dẫn đi.

VŨ NHƯ TÔ - Đó là quyền Hoàng thượng. Nhưng... xây Đài Cửu Trùng không dễ thế đâu. Nếu chỉ xem sách mà làm được thì chán nhà nho đã thành Khổng Tử, chán vị tướng đã thành Tôn, Ngô, chán thi nhân đã thành Lý, Đỗ. Cần phải có mắt, có tai, có tâm huyết, có tay mình vào đó. Hoàng thượng cứ giữ lấy bản đồ, cầm lấy quyển sổ, đi tìm thợ giỏi, tiện nhân không dám nói sao, nhưng tiện nhân tin rằng không một kẻ nào làm nổi. Bản đồ kia chỉ là phần xác, nhưng phần hồn thì chỉ ở lòng tiện nhân, mà phần hồn mới là phần chính.

LÊ TƯƠNG DỰC (dịu giọng nhìn bản đồ say sưa) - Mi định không giúp trẫm sao?

VŨ NHƯ TÔ - Tiện nhân dám đâu tiếc sức? Cũng mong giúp Hoàng thượng xây cho nước ta một tòa lâu đài nguy nga, cùng với vũ trụ trường tồn. Chỉ xin Hoàng thượng hai điều: thứ nhất, đài phải xây theo đúng kiểu bản đồ này, không thay đổi một ly nào. Thứ hai: Hoàng thượng và triều đình phải trọng đãi công ngang sĩ. Sách Trung Dung có dạy “Lai bách công giã”. Hoàng thượng chắc còn nhớ đấy. Nước phú dân cường là nhờ ở đó. Hai điều đó không được, tiện nhân đành phí thân này.

LÊ TƯƠNG DỰC (trầm ngâm) - Sao mi cứ băn khoăn?...

VŨ NHƯ TÔ - Không băn khoăn sao được? Khi anh em tiện nhân, chỉ vì có chút tài năng, mà phải cực nhục như quân có tội, thì kẻ này không thể nào ăn ngon ngủ yên được. Chính tiện nhân đây, cổ đeo gông, tay mang xiềng xích, nhục quá trâu ngựa, Hoàng thượng xử đãi như thế mà không biết ngượng sao?

LÊ TƯƠNG DỰC - Được, hai điều mi xin, trẫm cho cả. Trẫm chịu mi vậy. Nhưng mi phải đem hết sức ra xây Cửu Trùng Đài cho trẫm.

VŨ NHƯ TÔ - Được, Hoàng thượng cho hai điều ấy, tiện nhân dám đâu không hết sức. Huống chi xây Cửu Trùng Đài, vì Hoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều. Đã làm xin cúc cung tận tụy. Hoàng thượng tuyển cho năm vạn thợ và phải giao cho tiện nhân toàn quyền làm việc, kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu. Có thế thì đài mới xong được.

LÊ TƯƠNG DỰC - Bao giờ xong?

VŨ NHƯ TÔ - Độ năm năm. Hoàng thượng liệu có thể theo cho đến buổi hoàn thành không?

LÊ TƯƠNG DỰC - Sao lại không? Ngay bây giờ, trẫm sai ban hành đạo chiếu. Và ngày mai bắt đầu làm việc.

VŨ NHƯ TÔ - Xin phụng mệnh. Nhưng gông và xiềng xích này Hoàng thượng còn bắt tiện nhân đeo đến bao giờ?

LÊ TƯƠNG DỰC (ngần ngại) - Tháo cho mi, nhưng mi đừng phụ lòng trẫm.

VŨ NHƯ TÔ (nói to) - Hoàng thượng coi tiện nhân là người thế nào? Đại trượng phu một nhời đã hứa, dẫu nhảy vào đống lửa cũng không từ.

(Trích Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng)

Chú thích: Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm kể về Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, Vũ Như Tô nhất quyết không chịu xây Cửu Trùng Đài, bất chấp Lê Tương Dực dọa giết. Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của vua, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn để trổ hết tài năng của bản thân mà xây cho đất nước một công trình vĩ đại. Thế nhưng, công cuộc xây dựng gần đến khi hoàn thiện, mâu thuẫn giữa các tập đoàn thống trị tăng cao. Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài cũng bị chính những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy. 

Câu 1. Sự việc trong văn bản là gì?

Câu 2. Vũ Như Tô yêu cầu vua Lê Tương Dực điều gì cho những người tài?

Câu 3. Liệt kê những chỉ dẫn sân khấu trong văn bản và nêu tác dụng của các chỉ dẫn này với người đọc.

Câu 4. Văn bản thể hiện xung đột giữa ai với ai và xung đột về điều gì?

Câu 5. Nhận xét về lời nói của nhân vật Vũ Như Tô trong văn bản trên.

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Yếu tố hài hước trong đoạn trích trên được tạo nên từ những thủ pháp nghệ thuật:

+ Từ đồng âm ''bằng'' ;''Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh băng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì''

+ Những từ ngữ giản dị, môc mạc, đặc trưng cua làng quê: đốp chát, bố cháu, chửa, con mẹ Đốp, tốt nái

+ Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ chân chất, nhanh nhạy, tinh nghịch

11 tháng 2 2018

Đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch:

- Thuộc thể loại bi kịch, tạo dựng được mâu thuẫn, nhưng không thể giải quyết được hết mâu thuẫn

+ Nhân vật anh hùng có khao khát lớn lao

- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn tới cao trào, hành động kịch đẩy lên kịch tính

- Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao

- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, có tính cách, tâm trạng thông qua ngôn ngữ

- Cách chuyển hóa linh hoạt các lớp kịch tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

15 tháng 1 2019

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp

+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một

+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân

+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…

- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật

+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài

+ Ông không phải người hám lợi

+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu

+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân

→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp.

+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp

+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy

+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô

+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn

+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô

→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

22 tháng 2 2016

I. Tìm hiểu tác giả – tác phẩm 
1. Tác giả

– Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho khá giả với tinh thần yêu nước cao ở xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). 
– Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động tích cực trong những tổ chức văn hóa nghệ thuật của Đảng.
– Ông là một nhà văn, một nhà viết kịch tài năng. Ông có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc. 
– Năm 1996, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm

Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử. Tác phẩm này là cách nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân…Đây là một kiệt tác làm nên thành cồn của Nguyễn Huy Tưởng.

3. Tóm tắt vở kịch.

Vở kịch gồm 5 hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Nhân vật chính trong vở kịch là Vũ Như Tô – một nhà kiến trúc tài ba, một người nghệ sĩ có trí lớn và là người trọng nghĩa khinh tài. Ông làm việc dưới triều vua Lê Tương Dực – một vị hôn quân bạo chúa, việc ông vua làm là sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để thỏa mãn trí ăn chơi của mình. Một nghệ sĩ như Vũ Như Tô đã không màng đến tiền bạc đã từ chối dù bị đe dọa kết án tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ đã khuyên Vũ Như Tô nên nhận lời xây Cửu Trùng Đài, Đam Thiềm khuyên rằng đây là một cơ hội để ông có thể đem tài năng ra phục vụ cho nhân dân, đất nước “ Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận là lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. dân ta nghìn thu được hãnh diện…”. Vũ Như Tô nhận lời xây Cửu Trùng Đài nhưng trái ngược lại chính khi Cửu Trùng Đài được xây việc đó đã làm dân chúng thêm khổ cực, rồi họ vùng vậy, cái kết thật đau thương Vũ Như Tô bị giết còn Cửu Trùng Đài kia bị thiêu trụi.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?

Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn trà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.

Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô.Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ biết vì nghệ thuật, việc xây Cửu Trùng Đài ông coi đó là một sự cống hiến nghệ thuật cho dân chúng và ông không nghĩ rằng đằng sau là cả một tai họa dân chúng chịu cảnh lầm than. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn gay gắt với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông không nhận ra được.Ông quên đi mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống bởi vậy mà ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Còn đối với dân chúng sự vùng lên là tất lẽ bởi họ đấu tranh cho quyền lợi của họ, họ chỉ biết Cửu Trùng Đài là nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến việc cuộc sống của họ phải  lầm than. Giữa Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ có mục đích cao đẹp không có tiếng nói chung với nhân dân lao động.

Câu 2: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.

Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có tài với mục đích chân chính, là một người nghệ sĩ có tài và tâm đối với nghệ thuật. Do ông quá đam mê nhiệt huyết với con đường nghệ thuật của mình hy vọng những cái tốt đẹp nhất được cống hiến tài năng cửa mình cho đất nước.Khi nghe lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Ông luôn ở tron tâm trạng mơ màng, ảo vọng.Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. Việc làm của ông đã dẫn đến một tai họa không lường trước được.

Đan Thiềm là một người có tâm, là người yêu quý và tôn trọng nghệ thuật, tôn trọng người tài. Đan Thiềm rất kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà đã khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài với mục đích cống hiến tài năng nghệ thuật cho đất nước. Nhưng chính lời khuyên ấy bà đã nhận ra đó là sai lầm rồi đến cuối cùng trước khi bà chết đã nhận ra rằng sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà mong một Vũ Như Tô thực hiện. Một con người yêu mên nghệ thuật và kính trọng những tài năng như bà khi nhìn thấy cảnh Cửu Trùng Đài bị cháy và Vũ Như Tô chết như vậy bà đau đớn tột cùng và đã thốt lên “ Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.

Vũ Như Tô và Đan Thiềm là hai con người cùng có tấm lòng cao cả tri kỉ, cùng mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cái kết thất bại thật thương tâm. Cửu Trùng Đài là biểu tượng tâm huyết của cả hai con người này đã bị hủy hoại, hai người thật đáng thương, đáng kính trọng hơn là đáng trách.
Nhà văn qua đây đã bộc lộ được sự cảm thông và trân trọng của chính tác giả đối với hai con người tri âm tri kỉ nhưng phải chịu một số phận nghiệt ngã, bất hạnh này.

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch?Theo anh (chị), nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không giải quyết được.Bởi vậy, tác giả chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn này là tất lẽ. Cái kết cuối cùng của số phận tài hoa mà bạc mệnh một cái chết mà không hiểu lí do vì sao mình chết. Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đều bị hủy diệt đã để lại những khúc mắc, mâu thuẫn, mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được phần nào mối quan hệ này trong đoạn trích của mình. Cái gọi là nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi của con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tài được. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vị con người.

Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?

Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.

24 tháng 12 2017

Một số bài ca dao hài hước:

- Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.

- Gái sao chồng đánh chẳng chừa

Đi chợ vẫn giữ cùi dừa, bánh đa.

- Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

- Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

31 tháng 8 2023

- Theo em, trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có thể nói tới những chủ đề như:

+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.

+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô.

+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.

- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.

27 tháng 6 2019

Chọn đáp án: A.

 Sau một ngày căng thẳng học tập mệt mỏi, tôi trở về ngôi nhà thân yêu với bữa cơm gia đình. Trong bữa cơm gđ ngày hôm ấy, tôi đã cùng ba mẹ kể những câu chuyện. chia sẻ ngày hôm nay chúng tôi đã gặp:

        Tôi đã kể cho ba mẹ nghe câu chuyện ở trường tôi. Hôm nay tâm trạng của con rất vui.Sáng hôm nay trong giờ chào cờ cô Trâm chi đội trưởng trường con đã đứng lên phát biểu và giới thiệu có khách nước ngoài tới thăm. Vì thế, học trò như chúng con đứa nào cũng háo hức muốn xem, đó là người Nhật Bản. Khi nhìn thấy họ, đứa nào cũng hô to lên tỏ vẻ hứng thú. Ngày hôm ấy cũng thật vinh dự cho lớp chúng con được đại diện toàn trường tham dự lớp học 45 phút của họ. Và con cũng rất vui vì mình là người được chọn trong 15 họ sinh tham gia chào hỏi và giao lưu. Con rất thích vì con được bắt tay và trò chuyện với họ bằng tiếng anh. Lúc đó con  cứ tưởng là con  đang mơ. Ba và mẹ biết không?

  Trong giờ học ấy, đã có những kỉ niệm tiếng cười. Chúng con được người Nhật dạy học số và chữ tiếng của họ. Nó thực sự vui lắm, rồi chúng con  được nghe họ kể câu chuyện cổ tích. Cả lớp vẽ những bức tranh cổ tích, ôi những nét vẽ mới ngộ nghĩnh làm sao!.

      Chúng con  còn được tham gia các trò chơi, và chơi bôi kem. Luật chơi cũng rất đơn giản, sau khi chơi xong chúng con đứa nào cũng làm cho hề cho lớp. Thời gian có lẽ đã đến lúc phải tạm biệt họ. Họ tặng chúngcon  những đồ vật làm kỉ niệm do chính tay họ làm. Con rất thích những đồ của người nước ngoài vì nó không chỉ đẹp mà còn đem sức sáng tạo.

   Chuyện là vậy đó ba mẹ ạ, con đã rất vui và có khoảng thời gian rất tuyệt bên những người bạn người thầy và cả người nước ngoài nữa. Kết thúc câu chuyện cha mẹ thực sự đã động viên con rất nhiều. Ngày hôm ấy quả thực là một ngày đáng nhớ nhất của con.

Có N học sinh trong một lớp học, mỗi người nghĩ ra một câu chuyện hài hước khác nhau. Trong một giờ vắng giáo viên, họ quyết định nghĩ ra một trờ chơi để giết thời gian. Họ muốn chia sẻ những câu chuyện hài hước với nhau bằng cách gửi tin nhắn điện tử. Giả sử rằng một người luôn gửi tất cả những câu chuyện hài hước mà anh ấy (hoặc cô ấy) biết tại thời điểm tin nhắn...
Đọc tiếp

Có N học sinh trong một lớp học, mỗi người nghĩ ra một câu chuyện hài hước khác nhau. Trong một giờ vắng giáo viên, họ quyết định nghĩ ra một trờ chơi để giết thời gian. Họ muốn chia sẻ những câu chuyện hài hước với nhau bằng cách gửi tin nhắn điện tử. Giả sử rằng một người luôn gửi tất cả những câu chuyện hài hước mà anh ấy (hoặc cô ấy) biết tại thời điểm tin nhắn được gửi và một tin nhắn chỉ có thể gửi đến một người nhận. Số lượng tin nhắn tối thiểu họ cần gửi là bao nhiêu để đảm bảo rằng tất cả N người đều nhận được tất cả các câu chuyện?

Đầu vào

Dòng đầu tiên của đầu vào chứa số nguyên T cho biết số bộ dữ liệu cần kiểm tra. Mỗi bộ dữ liệu gồm một dòng chứa số nguyên N

Đầu ra

Ứng với mỗi bộ dữ liệu đầu vào, chương trình của bạn cần in ra một dòng chứa số lượng tin nhắn cần gửi để N học sinh đều nhận được tất cả N câu chuyện hài

Ràng buộc

1<=T<=100; 1<=N<=105

0