K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bài 1: Theo em, văn bản “Sông núi nước Nam” là bài thơ có tính chất biểu ý (trình bày ý kiến một cách khách quan) hay có tính biểu cảm (bộc lộ cảm xúc: niềm tự hào dân tộc sâu sắc)?bài 2: Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm nào sau này cũng...
Đọc tiếp

bài 1: Theo em, văn bản “Sông núi nước Nam” là bài thơ có tính chất biểu ý (trình bày ý kiến một cách khách quan) hay có tính biểu cảm (bộc lộ cảm xúc: niềm tự hào dân tộc sâu sắc)?

bài 2: Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm nào sau này cũng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta?

Bài 3: 

Hãy giải thích vì sao cả Lý Thường Kiệt trong bài thơ Sông núi nước Nam và Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại cáo đều dùng chữ “ đế” mà không dùng chữ “vương” để nói về vua nước Nam.

- Nam quốc sơn hà Nam đế cư ( Sông núi nước Nam)

- Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. (Bình Ngô đại cáo.

2
24 tháng 9 2021

bài 1: Theo em, văn bản “Sông núi nước Nam” là bài thơ có tính chất biểu ý nhiều hơn biểu cảm.

bài 2: Nhiều người cho rằng, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Em đồng ý với ý kiến này. Vì bài thơ đã khảng định nền độc lập nền độc lập và tự chủ của nước ta. Ngoài Sông núi nước Nam, những tác phẩm nào sau này cũng được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta: Bình Ngô đại cáo,...

 

24 tháng 9 2021

1.

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến)

2. 

Em tham khảo:

 

Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.

3.Từ ''vương'' và từ ''đế'' đều có 1 ý nghĩa là ''vua''Nhưng từ ''vương'' là tiếng Hán, chỉ vua bên giặcKhi sử dụng từ ''đế'', ta vẫn sẽ hiểu đó là vua nhưng là vua nước Nam. 
17 tháng 12 2022

Tham khảo:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.

Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.

Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.

Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. 

Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ.  Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.

Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.

Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.

Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.

17 tháng 12 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)

Thân đoạn:

Giới thiệu về mẹ em:

+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?

+ Mẹ em làm nghề gì?

Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:

Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...

Mẹ dạy em học bài...

...

Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.

3 tháng 5 2024

cũng hơi hay

 

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA 1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?3 Em cảm nhận được gì...
Đọc tiếp

SOẠN BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

1 Cảm xúc bao trùm của bài thơ được khơi gợi từ sự việc nào?Theo âm thanh của " tiếng gà trưa" , hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

2 Từ "tiếng gà trưa" , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ ?Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của nhà thơ?

3 Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm bà cháu trong bài thơ.

4 Về ý nghĩa của nài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu dằm thắm , sâu nặng . Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giũa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương , đất nước. Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

5 Theo em , bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ , ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ , các biện pháp nghệ thuật ? Những đặc điểm đó đã góp phần thể hiện thành công tình cảm . Cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

10
20 tháng 11 2016

Câu 1:

-Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

-Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2.

  • Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ :

-Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

-Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

-Hình ảnh người bà soi từng quả trứng cho gà ấp.

  • Tiếng gà trưa gợi nhớ những kỉ niệm dấu yêu thời thơ ấu.Những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm hồn người cháy, bởi đó là tình cảm gia đình, ruột thịt, tình cảm quê hương, cội nguồn không thể thiếu được trong mỗi con người.

Câu 3:

-Hình ảnh người bà :

+Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

+Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ

+Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=>Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

-Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4:

-Mỗi khổ trong bài thơ ngũ ngôn thường có 4 câu, trong bài này chỉ có khổ 3,5,6 là 4 câu, còn các khổ khác thường nhiều câu hơn ( 5 -6 câu, khổ 1 tới 7 câu).

-Cách gieo vần : phần lớn là vần cách, không nhất thiết gieo đúng vần mà chỉ cần đúng âm điệu. Câu cuối khổ trước cũng không vần với câu đầu khổ sau.

-Câu thơ “ tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần, dùng để mở đầu khổ thơ thứ 2,3,4,7. =>Tác dụng :

+việc bắt đầu khổ thơ bằng câu thơ 3 tiếng góp phần tạo nên điểm nhấn cảm xúc.

+Sau tiếng gà trưa là kỉ niệm => câu thơ khiến cho mạch cảm xúc trong bài được liên mạch, kết nối các khổ thơ với nhau, mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ => Tình cảm chân thật, da diết, nồng nàn.

Bạn tham khảo nhé!

20 tháng 11 2016

1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.

Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

2 .

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3.

- Hình ảnh người bà:

  • Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

  • Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

  • Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

5.

Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
BÀI TIẾNG GÀ TRƯA 1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " Tiếng gà trưa" hãy ghi lại mạch cảm xúc cảu tác giả trong bài thơ2.từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổ thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết3. Em cảm nhận được gì về hình...
Đọc tiếp

BÀI TIẾNG GÀ TRƯA

 

1.Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " Tiếng gà trưa" hãy ghi lại mạch cảm xúc cảu tác giả trong bài thơ

2.từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổ thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết

3. Em cảm nhận được gì về hình tượng ngườ bà và tình cảm của bà cháu trong bài thơi

4. về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng. nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương, đất nước. EM tán thành vs ý kiến nào, vì sao

5 theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, h.ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật? những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ ntn?

Giúp mình với!

3
16 tháng 11 2016

1.

- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì ? (được khêu gợi từ tiếng gà trưa, đó là “tiếng gà ai nhảy ổ, cục... cục tác cục ta”.)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào ? (diễn biến từ nghe tiếng gà trưa mà cảm thấy xôn xao trong lòng, vui lên và quên đi n nỗi khủng khiếp của chiến tranh ).

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.
5.
Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:
- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.
- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.
- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.
4. Em tán thành với cả 2 ý kiến
Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

 

 

20 tháng 11 2016

Câu 1:

  • - Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

  • - Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ =>Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

  • Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

  • Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

  • Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

  • Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

  • Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

  • Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

  • Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

  • Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

  • Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mặc dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

  • Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

14 tháng 11 2021

Phía sau nhà em là một khu vườn nhỏ xinh. Mỗi buổi sáng, khi vừa thức dậy, em đều ra thăm vườn và tưới nước cho cây. Đó là thói quen của em suốt gần một tháng nay rồi. Vào buổi sáng mùa hè, mới năm rưỡi sáng nhưng trời đã sáng rõ. Cảnh vật hiện lên tươi mới sau giấc ngủ dài trong đêm. Tuy nhiên, do trời chưa có nắng, nên vẫn còn một màn sương mỏng vắt ngang trên các lùm cây.

Những chiếc lá, vạt cỏ đều ướt đẫm, long lanh những giọt sương đẹp như viên pha lê. Lớp nền đất của vườn cũng ươn ướt, dẫm lên nghe lạo xạo. Những cơn gió lúc này thật nhẹ nhàng và mát mẻ. Thậm chí còn cảm thấy hơi se lạnh nữa cơ. Theo hương gió, em ngửi được mùi thơm trong lành tinh khiết của những giọt sương, mùi hương ngai ngái của bùn đất, mùi hương chan chát của cỏ cây, mùi hương ngọt ngào của quả chín. Tất cả khiến em cảm thấy được thư giãn hơn bao giờ hết. Thoáng chốc, các tia nắng dần dần xuất hiện, đánh thức cả khu vườn dậy. Đầu tiên là các chú chim nhỏ trong vườn cây.

Chúng chui ra từ những hốc cây và các chiếc tổ nhỏ trên tán lá, bay lượn và hót véo von. Rồi đến những bông hoa nhỏ e ấp nở từng chút từng chút một. Và cả những chiếc lá xanh tỉnh lại, vươn rộng ra hứng lấy ánh sáng mặt trời ấm áp. Tiếng chim hót, tiếng dế kêu, tiếng gió thổi qua lá cây xào xạc, khiến cả khu vườn trở nên rộn ràng và sôi động.

Sau khi thư giãn xong, em liền mở vòi nước để tưới nước cho cây. Em tưới chậm rãi và cẩn thận, để cây nào cũng được no nước. Ở những vạt rau, luống hoa thì tưới ít nước với lực nhẹ, còn những cây ổi, cây mít thì có thể tưới mạnh hơn. Dưới dòng nước mát, cành lá trong vườn rung rinh như đang reo hò, vui sướng. Ánh nắng nghịch ngợm nhảy vào dòng nước phun ra từ vòi, ánh lên những vầng sáng nhỏ nhiều màu, như là phiên bản cầu vồng tí hon. Thật là thích thú. Lấp ló trong góc vườn, từng chú bướm nhỏ không biết từ đâu bay tới, đang chậm rãi lượn quanh các bông hoa mới nở, như để nói lời chào buổi sáng.

Tưới nước xong, em ngắm nhìn khu vườn lần cuối rồi quay vào nhà, chuẩn bị đến trường. Được tận hưởng bầu không khí tuyệt vời của khu vườn vào buổi sáng đã tiếp thêm cho em một nguồn năng lượng để học tập và rèn luyện trong cả một ngày dài.

16 tháng 8 2021

Tham khảo:

a) I/ Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn.

Biết em vẫn luôn mơ ước có một trang trại nhỏ với cây, với hoa đủ loại, bố đã dành ra một khu đất nhỏ làm cho em một khu vườn thật xinh xắn. Đó là khu vườn tràn ngập nắng gió, hương thơm và tiếng chim ca.

II/ Thân bài

a. Biểu cảm về cảnh quan khu vườn

- Khu vườn nhà em tuy nhỏ nhưng lúc nào cũng tươi sáng bởi hàng cây ăn quả xanh rờn và dải đất trồng hoa đủ màu sắc rực rỡ.

- Làm nhiệm vụ bảo vệ và làm khu vườn xinh xắn như trong truyện tranh là hàng rào gỗ đan chéo nhau hình quả trám.

- Em yêu biết mấy thứ ánh sáng ấm áp tràn ngập khu vườn vào buổi sáng. Không khí trong lành cùng chút gió nhẹ tạo nên cảm giác sảng khoái dễ chịu lạ thường.

- Không biết có phải “đất lành chim đậu” hay không mà khu vườn nhà em chim chóc, ong bướm tụ hội về đủ cả. Tiếng chim ríu rít trong vòm lá làm không gian rộn rã hơn. Ong bướm nhìn chẳng khác gì những người thợ cần mẫn đang đi tìm nhụy hoa đẹp nhất để tìm thứ phấn, thứ mật ngọt nhất.

b. Biểu cảm về các loại cây, hoa

- Khu vườn được bố em thiết kế theo một bố cục hài hòa và đẹp mắt.

- Hàng cây ăn quả mang vẻ rêu phong cổ kính tọa lạc xung quanh hàng rào như người vệ sĩ bảo vệ cho khu vườn.

- Cảm giác chờ đợi cây ra hoa rồi kết thành quả thật thú vị. Nhìn trái xoài non mới ngày nào còn e ấp trong vòm giờ đã to bằng bàn tay người lớn lắt lẻo trên cây, em thấy mình như đã trở thành người làm vườn thực thụ vậy,

- Em thích nhất là ngắm mấy khóm hoa đang cố khoe ra hương sắc đẹp nhất của mình. Kìa là chị hồng nhung lấp lánh cánh hoa dưới giọt sương sớm long lanh như hạt pha lê. Kia là bé hoa hướng dương cánh vàng nhụy nâu đang hướng thân mình về phía đằng Đông nơi mặt trời mọc. Rồi đám cẩm tú cầu, hoa giấy mỏng manh hiện ra với vẻ đẹp yểu điệu mà giản dị. Góc vườn đầy hoa này lúc nào cũng mang lại cho em một cảm xúc bình yên và dễ chịu.

- Thích hoa nhưng em cũng mê đắm vô cùng với giàn dây leo và luống rau xanh bắt mắt được trồng thẳng hàng thẳng lối.

- Ai bảo khu đất trồng rau nhạt nhòa lắm thì thật sai lầm. Màu xanh trắng của cải bắp hòa lẫn với hoa vàng của cải ngồng tạo nên mảng màu sắc tuyệt đẹp.

c. Khu vườn gắn với kỉ niệm của em

- Em nhớ mãi cái ngày em cùng bố nâng niu từng hạt giống gieo xuống đất để giờ đây khu vườn trở nên tươi tốt như vậy.

- Khu vườn là nơi ghi dấu sự trưởng thành của em. Nhớ ngày còn bé em thường đứng dưới gốc cây để đo chiều cao của mình. Thân cây xù xù đầy những vết khắc là dấu ấn của bao kỉ niệm tuổi thơ.

- Cứ mỗi dịp cuối tuần, em lại hóa thân thành cô nông dân bé nhỏ hăm hở tưới nước cho cây, đào xới đất trống để trồng thêm những cây hoa mới.

- Mấy chiếc ghế đá nhỏ xinh đặt ở góc vườn là nơi lý tưởng để ngồi đọc một cuốn sách hay nhâm nhi một cốc cà phê sáng nóng hổi.

III/ Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về khu vườn.

Khu vườn không chỉ làm cho cảnh quan nhà em thêm đẹp mà còn là nguồn cung cấp rau sạch và hoa quả tươi cho cả nhà. Em yêu khu vườn nhà em lắm, em sẽ chăm sóc cẩn thận để khu vườn mãi xanh tươi.

b) I/ Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu về con vật nuôi.

Hè năm ngoái nhân dịp về quê, em được bà cho một chú mèo con tuyệt đẹp. Em đặt tên cho nó là Bún vì nó có bộ lông trắng tinh như sợi bún vậy. Từ đó đến nay, Bún đã trở thành người bạn thân thiết của em.

II/ Thân bài

a. Biểu cảm về vài nét nổi bật của con vật

-  Về nhà em đã được một năm rồi nên Bún đã quen với mọi người trong nhà.

- Gần một năm trước, nó còn là một con mèo đỏ hỏn to bằng hai bàn tay em úp lại, giờ thì nó đã phổng phao hơn nhiều.

- Ôi nhìn bộ lông của Bún mới đẹp làm sao. Bộ lông trắng muốt, mềm mại như tơ như lớp áo choàng bảo vệ Bún khỏi giá lạnh của thời tiết.

- Đôi chân ngắn cũn cỡn có lớp đệm phía dưới nên chú mèo di chuyển rất nhẹ nhàng. Nhờ đặc điểm này mà bao con chuột đáng ghét đã bị tiêu diệt dưới móng vuốt của Bún rồi đấy.

- Hai cái tai Bún lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng âm thanh xung quanh.

- Đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve trông thật đáng yêu. Nhưng đừng coi thường nhé, đôi mắt ấy còn có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối nữa đấy.

- Cái miệng rộng thỉnh thoảng lại nhe ra mấy chiếc răng nhọn hoắt.

- Em rất thích nhìn Bún làm trò với cái đuôi dài của mình. Lúc vui cái đuôi ấy xoắn tít lại, lúc buồn thì đuôi lại cụp xuống.

- Bún quả thật là com mèo biết hưởng thụ. Sáng sớm, nó nằm dài trên bể nước để tắm nắng. Đôi mắt lim dim cùng mấy sợi ria thỉnh thoảng lại nhếch lên trông thật đáng yêu.

b. Biểu cảm về những kỉ niệm với con vật

- Bún là chú mèo rất thông minh nên em thường dạy cho nó nhiều trò hay như đi bằng hai chân, kêu meo meo làm toán...

- Bún gắn bó với em vô cùng. Lúc em ngồi học, nó dụi dụi đầu vào chân nũng nịu, lúc em đi ngủ nó cũng nhảy tót lên giường nằm.

- Ở bên Bún em có cảm giác thật dễ chịu. Bún như một người bạn thật sự, không ồn ào và biết lắng nghe. Mỗi khi em có tâm sự, em lại ôm Bún vào lòng, nói hết ra những điều em muốn nói. Có lẽ Bún không hiểu đâu nhưng nó cứ ngồi im đấy, thỉnh thoảng lại gật gật cái đầu ra vẻ là mình hiểu hết đấy nhé. Có Bún, em như trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

- Có lần Bún làm rơi vỡ mất món quà lưu niệm rất có ý nghĩa với em. Có vẻ như nó biết mình đã làm điều gì sai nên đôi mắt cứ mở to long lanh và cái miệng cứ luôn miệng meo meo khiến em không thể nổi giận được. Nhìn điệu bộ mắc cười của Bún em chỉ có thể bế nó vào lòng, vỗ nhẹ vào bộ lông mềm mại và nhắc nhở rằng lần sau không được nghịch như thế nữa nhé. Lúc đó cái miệng của Bún lại nhe ra và đôi mắt thì tít lại ra vẻ đồng ý và ngoan ngoãn vâng lời.

III/ Kết bài

- Nêu cảm xúc của em về con vật

Em yêu quý Bún lắm. Chú mèo đáng yêu này sẽ mãi là người bạn thân thiết của gia đình em từ bây giờ và cả sau này nữa.

c)I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ em

Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình người mẹ

a. Ngoại hình

– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi

– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.

– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.

– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.

– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ

– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.

– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.

– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.

– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ

– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.

– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.

 

3. Vai trò người mẹ với em

– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.

– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.

– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

d)

1. Mở bài

- Dẫn dắt để giới thiệu về ngôi trường của mình.

- Khái quát về những suy nghĩ, tình cảm của bản thân dành cho ngôi trường, cùng thầy cô, bè bạn.

2. Thân bài

- Giới thiệu chung về ngôi trường:

Giới thiệu về tên gọi, địa điểm, truyền thống của ngôi trường…Miêu tả, giới thiệu về những cảnh vật, tòa nhà, lớp học… (khi miêu tả, luôn gắn với tình cảm, suy nghĩ, kỉ niệm của bản thân với nơi được miêu tả).

- Giới thiệu về những thầy cô mà em đã từng được học hoặc có ấn tượng sâu sắc. Trong đó, em hãy chọn một người giáo viên mà em yêu quý nhất để kể lại một kỉ niệm với người đó.

- Kể kỉ niệm đáng nhớ của em và các bạn ở trường.

- Nêu những tình cảm, suy nghĩ của em dành cho ngôi trường. Em có mong muốn, kỳ vọng gì dành cho ngôi trường của mình.

3. Kết bài

- Một lần nữa, khẳng định những tình cảm của em dành cho ngôi trường.

- Sau khi đã tốt nghiệp thì em sẽ trở lại thăm trường, và cố gắng đóng góp cho trường trong khả năng của mình.

16 tháng 8 2021

này chép mạng chéc chén lun nà :(