phân tích hình ảnh miêu tả người dân chài trong bài thơ đoàn thuyên đánh cá
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chúng tôi là những ngư dân miền biển, thường xuyên cùng đoàn thuyền ra khơi đánh bắt cá trong đêm. Công việc bắt đầu khi hoàng hôn buông xuống, màn đêm tối sập, vũ trụ rộng lớn như mở ra trước mắt. Đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh bắt cá mang về nguồn lợi kinh tế, chúng tôi phải đánh cá vào ban đêm khi dựa vào đặc tính của cá để dễ dàng nhử chúng vào lưới. Bất chấp màn đêm, chúng tôi vẫn toát lên không khí lao động say sưa, những tiếng hát, câu hát góp gió làm cánh buồm căng phồng, bằng mình là buồm khơi kì vĩ chúng tôi mượn tiếng hát, ” hát rằng cá bạc biển đông lặng” gọi cá biển giàu đẹp, những luồng cá thu đang dệt biển tạo ra muôn luồng sáng. Mong rằng chúng dệt lưới ta để chuyến ra khơi thật bội thu.
Khi thuyền đã dò được luồng cá chúng tôi bắt đầu hạ buồm đánh bắt cá, khung cảnh thiên nhiên đẹp với gió trời, trăng hòa cùng con người trong thế trận hăng say lao động, đánh bắt cá trong đêm thật hào hứng. Lao động trong đêm thật vui với tiếng hát xóa tan đi nặng nhọc, mệt mỏi. Bài hát gọi cá vào lưới được sự hỗ trợ của trăng trời trăng như giúp chúng tôi gặt hái được nhiều thành quả.
Khi sao mờ dần cũng là lúc trời sắp sáng, ánh rạng đông ló dạng, những đàn cá quẫy tung trong lưới nhảy nhót lấp lánh lung linh dưới ánh hồng bình minh buổi sáng. Không ai bảo ai chúng tôi thực hiện công việc cuối cùng đó là xếp lưới, căng buồm để trở về nhà.
Đoàn thuyền lướt đi trong gió để kịp về bến trước phiên chợ buổi sáng, một ngày mới đang bắt đầu thật đẹp, anh em trên thuyền ai nấy cũng đang chờ đợi thuyền trở về với tâm trạng hồ hởi. Cá đầy thuyền xếp đầy khoang lấp lánh li ti dưới ánh mặt trời thật đẹp, chúng tôi như quên sự mệt mỏi, vất vả của một đêm thức trắng lao động thay vào đó là sự vui mừng, phấn khởi khi chuyến đánh cá bội thu.
Chuyến đánh cá trong đêm của chúng tôi như vậy đó, tuy vất vả, mệt nhọc nhưng xứng đáng, những con người lao động hăng say, hết mình để làm giàu cho gia đình, đất nước. Rừng vàng biển bạc chúng tôi sẽ mãi yêu vùng biển quê mình và giữ gìn lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc trước mọi kẻ thù ngoại bang.
Đóng vai người dân chài kể lại chuyến ra khơi trong bài thơ Đoàn Thuyền Đánh Cá
Em cần gấp ạ 😭 😭 😭 😭 😭
Nhà thơ thể hiện nỗi nhớ của mình qua hình ảnh " màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và "con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi"
Cảnh dân chài đi đánh cá trở về được miêu tả : Họ trở về với mẻ cá bội thu, trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, cảm ơn mẹ Biển bao la đã cho họ nhận được thành quả lao động xứng đáng
- Con người ra khơi với niềm vui trong câu hát.
- Con người ra khơi với ước mơ trong công việc.
- Con người cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết ơn biển
ngày nay :
- con người ra khơi với niềm mong muốn bắt được nhiều cá để chăm lo cuộc sống của mình và gia đình.
- ô nhiễm đại dương khiến vụ mùa thất thu
- người nông dân ngày càng khó khăn hơn trong việc đánh bắt
-bão , mưa làm ảnh hưởng nhiều đến như dân.
^^
Tự hào trước tài nguyên biển cả mà họ đã được làm chủ, nếu không khí lao động vô cùng khẩn trương, khí thế lao động như đoàn quân xung trận: “Dàn đan thế trận – lưới vây giăng”. Tác giả cảm nhận sâu sắc tinh thần đó ở người lao động, kết hợp với nguồn cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ đã tạo nên chất thơ hào hùng của cảnh đánh cá trên biển: Hình ảnh người lao động và công việc của họ mà tượng trưng là hình ảnh Đoàn thuyền đánh cá được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc, vị thế của con người:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Câu thơ gợi lên giữa trời biển mênh mông, hình ảnh trung tâm, là con thuyền lướt trên biển khơi bao la. Đây là hình ảnh thơ hào hùng nhưng cũng rất thơ mộng. Vì nó có “gió” làm “lái”, có “trăng” làm “buồm” nên lướt đi giữa “biển bằng” mà tưởng như lướt trên “mây cao”. Cảnh thực mà như ảo, bởi vì Huy Cận đã thổi vào câu thơ cảm hứng lãng mạn bay bổng làm con thuyền bỗng trở nên kì vĩ, hoà vào tầm kích của vũ trụ. Qua đó, có thể hình dung người dân chài trên con thuyền ấy cũng dc nâng lên tầm những vị thần chinh phục thiên nhiên, vũ trụ. Rồi khi bình minh lên hình ảnh họ trở thành tượng đài rắn chắc tạc vào thiên nhiên lộng lẫy: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Nhịp lao động cũng được thể hiện trong nhịp thơ cuồn cuộn, diễn tả rõ nhịp làm việc khẩn trương, đuổi kịp và vượt nhịp chuyển vận của thiên nhiên. Sự hài hoà giữa người lao động và vũ trụ thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên và trình tự công việc lao động của người dân chài. Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Con thuyền ra khơi làm việc giữa “mây cao”, “biển bằng”, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng sao. Đến lúc sao mờ, tức là khi đêm sắp tàn họ đã kéo lưới thu hoạch và khi họ xếp lưới ngơi tay thì cũng là lúc nắng bỗng lên (Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng). Đúng như Huy Cận đã từng tâm sự “Bài thơ của tôi là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.
Tự hào trước tài nguyên biển cả mà họ đã được làm chủ, nếu không khí lao động vô cùng khẩn trương, khí thế lao động như đoàn quân xung trận: “Dàn đan thế trận – lưới vây giăng”. Tác giả cảm nhận sâu sắc tinh thần đó ở người lao động, kết hợp với nguồn cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ đã tạo nên chất thơ hào hùng của cảnh đánh cá trên biển: Hình ảnh người lao động và công việc của họ mà tượng trưng là hình ảnh Đoàn thuyền đánh cá được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao để làm tăng thêm kích thước, tầm vóc, vị thế của con người:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Câu thơ gợi lên giữa trời biển mênh mông, hình ảnh trung tâm, là con thuyền lướt trên biển khơi bao la. Đây là hình ảnh thơ hào hùng nhưng cũng rất thơ mộng. Vì nó có “gió” làm “lái”, có “trăng” làm “buồm” nên lướt đi giữa “biển bằng” mà tưởng như lướt trên “mây cao”. Cảnh thực mà như ảo, bởi vì Huy Cận đã thổi vào câu thơ cảm hứng lãng mạn bay bổng làm con thuyền bỗng trở nên kì vĩ, hoà vào tầm kích của vũ trụ. Qua đó, có thể hình dung người dân chài trên con thuyền ấy cũng dc nâng lên tầm những vị thần chinh phục thiên nhiên, vũ trụ. Rồi khi bình minh lên hình ảnh họ trở thành tượng đài rắn chắc tạc vào thiên nhiên lộng lẫy: Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Nhịp lao động cũng được thể hiện trong nhịp thơ cuồn cuộn, diễn tả rõ nhịp làm việc khẩn trương, đuổi kịp và vượt nhịp chuyển vận của thiên nhiên. Sự hài hoà giữa người lao động và vũ trụ thể hiện ở sự nhịp nhàng giữa nhịp điệu vận hành của thiên nhiên và trình tự công việc lao động của người dân chài. Khi mặt trời xuống biển, vũ trụ vào đêm cũng là lúc khởi đầu một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Con thuyền ra khơi làm việc giữa “mây cao”, “biển bằng”, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng sao. Đến lúc sao mờ, tức là khi đêm sắp tàn họ đã kéo lưới thu hoạch và khi họ xếp lưới ngơi tay thì cũng là lúc nắng bỗng lên (Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng). Đúng như Huy Cận đã từng tâm sự “Bài thơ của tôi là cuộc chạy đua giữa con người với thiên nhiên và con người đã chiến thắng”.