K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:  Chèo đi rán(1) thứ sáu Thấy nước vằn mông mốc Xé nhau đục vật vờ Chèo đi thôi, chèo đi! Một người cầm cán dầm cho vững, Nước cuộn thác chớ lo Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn. Chèo đi rán thứ bảy, Nước ác kéo ầm ầm, Nơi đây có quỷ dữ chặn đường, Nơi đây có ngọ lồm(2) bủa...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Chèo đi rán(1) thứ sáu

Thấy nước vằn mông mốc

Xé nhau đục vật vờ

Chèo đi thôi, chèo đi!

Một người cầm cán dầm cho vững,

Nước cuộn thác chớ lo

Biển nổi bão phong ba đừng run đừng rợn.

Chèo đi rán thứ bảy,

Nước ác kéo ầm ầm,

Nơi đây có quỷ dữ chặn đường,

Nơi đây có ngọ lồm(2) bủa giăng

Chực ăn người đi biển,

Chực nuốt tảng(3) nuốt thuyền

Mau mau lên lấy tiền, lấy tiền ra thế,

Đem vàng bạc ra lễ chuộc thân.

Có bạc mới được qua.

Chèo đi rán thứ tám,

Nước đổ xuống ầm ầm,

To hơn bịch đựng lúa.

Nước xoáy dữ ào ào,

Nước thét gào kéo xuống Long Vương.

Nhanh nhanh tay chèo sang qua khỏi.

Chèo đi rán thứ chín,

Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,

Khắp mặt biển nước sôi gầm réo.

Biển ơi, đừng giết tôi,

Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền,

Đừng cho thuyền lật ngang,

Đừng cho tôi bỏ thân chốn này, biển hỡi!

Chèo đi rán thứ mười,

Thuyền lướt theo nước trời băng băng,

Cánh dầm tung bốn góc

Rán lại rán bay đi…

Chèo đến rán mười một,

Sóng đuổi sóng xô đi

Nước đuổi về sau lưng.

Chèo mau lên, chèo cố

Cho thuyền đến cửa biển ta dừng,

Cho thuyền đến bãi cát vàng bình an.

Chèo đi rán mười hai,

– A! Bờ biển kia rồi,

Ta chèo mau lên thôi,

Chèo mau lên, hỡi người trai trẻ!

Trai trẻ hãy lắng tai,

Trai trẻ nghe tôi bảo,

Lại đây nghe tôi dạy:

– Mau lên ta kéo thuyền vào cạn,

Cùng lôi tảng vào bến,

Kéo thuyền vào bãi cát chói hồng,

Kéo thuyền vào bãi bướm vàng vờn bay!

– Mời nàng hương(4) hai cô

Mời em hãy ôm hoa lên bến,

Mời nàng hãy ôm hương hầu slay

Quân quan lên “bời bời”(5)

Đàn bà cầm nón ra thuyền

Đàn ông cầm ô lên bến

Tay trái xách giày hoa ra tảng,

Tay phải xách giày đẹp lên bờ,

Gánh gồng lên rầm rập theo slay(6),

Bao của quý khiêng lên đi lễ người.

Mười hai rán nước nay đã qua rồi,

Bây giờ mới biết tôi sống sót.

Binh mã(7) slay rầm rập

Kéo vào chợ Đường Chu(8)

Sau lưng trơ lại tôi

Ngồi bên bờ biển đất trời mênh mông,

Tự than thân trách phận,

Cay đắng lắm đời sa dạ sa dồng(9).

Chèo thuyền qua lò than, qua biển

Nhìn đường về, nước cuộn ầm rung…

(Trích Vượt biển, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam - Tập IV, tr.887 - 889)

Chú thích: 

(1) Rán: Ghềnh nước hoặc những khúc sông, suối nước chảy xiết, vực sâu nguy hiểm đe dọa những người chèo mảng.

(2) Ngọ lồm: Quỷ vô hình.

(3) Tảng: Loại mảng rất kiên cố có thể đi biển được.

(4) Nàng hương: Nàng hầu của quan slay. Trong thực tế, đây là hai cô gái đẹp chưa chồng, đến phục dịch trà thuốc cho thầy pụt cúng. Theo quan niệm mê tín cũ, những cô gái này khi chết cũng vẫn làm nàng hầu cho quan slay ở xứ ma.

(5) Bời bời: Đông đúc.

(6) Slay: Quan cai trị ở “cõi ma” (âm phủ).

(7) Binh mã: Xe ngựa, quân lính nơi cõi âm.

 

(8) Chợ Đường Chu: Chợ ở “xứ ma”. 

  

(9) Sa dạ sa dồng: Những người làm phu phen đầy tớ cho các quan slay ở cõi âm.

Tóm tắt: Vượt biển là truyện thơ dân gian của dân tộc Tày – Nùng, dài khoảng 1000 câu thơ. Nội dung như sau: Có hai anh em mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Người anh sau này khi lấy vợ thì trở nên lạnh nhạt, bỏ mặc em sống nghèo đói. Người chị dâu thương tình, vá áo cho em chồng, chẳng may làm in những ngón tay đang nhuộm chàm lên lưng áo rách. Người anh ghen tuông khiến em bị chết oan ức. Linh hồn em không nơi nương tựa, bị các quan slay ở cõi âm bắt làm sa dạ sa dồng – phu chèo thuyền vượt biển. Mỗi lần vượt biển phải trải qua hành trình mười hai rán nước vô cùng hiểm nguy. Tác phẩm này được các thầy cúng đọc trong các lễ cầu hồn, cầu mát, được phổ biến rộng rãi ở vùng xung quanh hồ Ba Bể, Bắc Kạn.

Câu 1. Xác định người kể trong văn bản.

Câu 2. Hình ảnh “biển” hiện ra trong văn bản có đặc điểm gì?

Câu 3. Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 4. Các rán nước trong văn bản là biểu tượng cho điều gì?

Câu 5. Những âm thanh nào được thể hiện trong đoạn thơ: Chèo đi rán thứ chín,/ Trông thấy nước dựng đứng chấm trời,/ Khắp mặt biển nước sôi gầm réo./ Biển ơi, đừng giết tôi,/ Nước hỡi, đừng lôi lấy thuyền? Những âm thanh đó gợi cho em cảm xúc gì?

0

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu văn bản: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những có thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh linh hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mủ, trẻ câm, chủng cũng đều học cả.... (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đa A-mi-xi) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (1.0 điểm) Câu 2. Xác định ít nhất hai từ láy và hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. ( 1,0 điểm) II.Tạo lập văn bản: ( 7,0 điểm) Câu 1: ( 2,0 đ) Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái Câu 2: (5,0 đ) "Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đền biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ăn thầy cô từ sâu thẳm tâm hổn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trổng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kinh yêu.

0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:Có đất nước nào kì diệu đến thế không?Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọcCơn hồng thủy làm miền Trung phải khócTriệu trái tim cả dân tộc hướng vềTừ thị thành đến khắp các vùng quêĐã cùng nhau nhường cơm sẻ áoNhững chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạoĐang gửi về vùng mưa bão miền...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Có đất nước nào kì diệu đến thế không?
Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc
Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc
Triệu trái tim cả dân tộc hướng về
Từ thị thành đến khắp các vùng quê
Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo
Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo
Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung
( Lưu Hương Quế - Nguồn Internet)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 0,5đ
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 1,5đ
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã sử dụng trong bốn câu thơ in đậm? 1đ
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1: Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn. (2,0 điểm)
Câu 2: (5,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.

0
Ngữ Văn ​· Lớp 1MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu...
Đọc tiếp

Ngữ Văn· Lớp 1

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách tuyệt vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc, bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng. Nhà văn Jerry Garcia từng nói: “Bạn không chỉ muốn thành người giỏi nhất. Bạn còn muốn được thiên hạ công nhận là người duy nhất thực hiện điều ấy” Đôi khi thất vọng sẽ đến. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người. Ta cố gắng hết sức, trung thành với giấc mơ và theo đuổi lý tưởng. Thế mà chẳng có gì xảy ra. Nhưng mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế! ( Trích “ Đời ngắn đừng ngủ dài” – RoBin Sharma ) 1. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. 2. Câu 2. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của nhà văn Jerry Garcia có tác dụng gì ? 3. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn : Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ (1,0 đ ) 4. Câu 4. Anh / chị hãy trình bày cách hiểu của bản thân về câu nói : Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. 5. Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về suy nghĩ của RoBin Sharma: Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại

0
I.Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi...
Đọc tiếp

I.Đọc hiểu văn bản: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3: “En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đẩy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chi trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những có thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh linh hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mủ, trẻ câm, chủng cũng đều học cả.... (Trích Chương 8, Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô đa A-mi-xi) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Xác định ít nhất hai từ láy và hai từ ghép đẳng lập có trong đoạn trích. Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên. II.Tạo lập văn bản: Câu 1: Dựa vào nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-8 câu nêu suy nghĩ của em về sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học tập của con cái Câu 2: "Tạ ơn thầy dẫn con vào rừng tri thức Cảm nghĩa cô dắt con đền biển yêu thương” Thật khó có thể nói hết ngàn lời yêu thương, có thể dùng từ ngữ mà bật lên tiếng tri ăn thầy cô từ sâu thẳm tâm hổn những con người vĩ đại suốt đời hi sinh cho sự nghiệp trổng người. Em hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ về người thầy hoặc cô mà em kinh yêu.ai help mik với mik đang cần gấp!!

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:Tre xanh xanh tự bao giờ?Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanhThân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên lũy nên thành tre ơi?Ở đâu tre cũng xanh tươiCho dù đất sỏi đất vôi bạc màuCó gì đâu, có gì đâuMỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiềuRễ siêng không ngại đất nghèoTre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cùVươn mình trong gió tre đuCây kham...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm

(Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)

Câu 1: Câu thơ nào miêu tả cây tre?

Câu 2: Hai câu thơ sau nói lên đặc điểm gì của cây tre?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Câu 4: Từ hình ảnh của cây tre trong đoạn thơ trên, anh (chị) hãy cho biết tác giả nói về những phẩm chất gì của dân tộc Việt Nam?

Ai lm giúp mik vs mik đang cần gấp í

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng”.

Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: “Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.

Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?”. Các học trò nhìn nhau hết sức  ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.

Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!”.

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong  hết!”.

Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau”.

Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.

                                                                                                (Sưu tầm)

 viết 1 bài luận trình bày suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ câu: "Một năm sau mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. "

0
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: CÙNG ÔNG THĂM LÚA (Nguyễn Lãm Thắng) Cùng ông thăm lúa trên đồng Cháu vui vui giữa mênh mông đất trời Bồng bềnh mây trắng êm trôi Tiếng chim ríu rit gọi mời hân hoan Cánh đồng như một biển vàng Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay Hạt vàng tròn trịa căng đầy Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều Theo ông cháu biết bao...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: CÙNG ÔNG THĂM LÚA (Nguyễn Lãm Thắng) Cùng ông thăm lúa trên đồng Cháu vui vui giữa mênh mông đất trời Bồng bềnh mây trắng êm trôi Tiếng chim ríu rit gọi mời hân hoan Cánh đồng như một biển vàng Gió đưa lớp lớp hàng hàng sóng lay Hạt vàng tròn trịa căng đầy Mùi hương thơm ngát ngất ngây đồng chiều Theo ông cháu biết bao điều - Có hạt cơm, phải mất nhiều công lao. Nói gì mà lúa rì rào? Hình như lúa bảo: - sắp vào mùa vui. Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? Câu 2 (1,5 điểm): Văn bản trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó? Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ có trong khổ thơ thứ 2. Câu 4 (2,0 điểm): Bài học có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc xong văn bản là gì?

GIÚP VỚI Ạ,GẤP.HỨA TICK

0
15 tháng 3 2022

1, Cậu / la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

CN                                               VN

2, La cà : có nghĩa là đi hết chỗ này rồi đến chỗ khác, đi không có mục đích rõ ràng.