K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

- Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

22 tháng 10 2016

MB: Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xướng, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chóng dành cho vợ

KB:

Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng Một duyên hai nợ thì bà Tú văn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.

Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 10 2016

MB:Nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến không gian gia đình, ở đó người vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị của chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây, Tàu nhốn nháo, không còn đâu cái cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”, bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua.Chân dung của bà Tú hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian công việc. “Quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà còn gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian, nó chứng tỏ cuộc mưu sinh không có hồi kết thúc. Không gian “mom sông” vừa có giá trị tả thực - là doi đất nhô hẳn ra lòng sông, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh.

KB:

“Thói đời” ở đây phải chăng là sản phẩm của buổi giao thời đã tạo ra những người chồng hờ hững? để rồi người phụ nữ phải mang gánh nặng trụ cột gia đình. Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhà thơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức: trở thành người thừa ngay trong chính gia đình của mình.
 
Có thể nói với “Thương vợ”, Tú Xương đã khắc hoạ rõ nét và sống động hình ảnh người vợ tảo tần với những nét phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Đằng sau tiếng thơ là tiếng lòng tri ân trân trọng, cảm thông đồng thời là nỗi day dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với người vợ thảo hiền.
10 tháng 1 2019

Nỗi lòng của nhà thơ

- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người chồng không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.

1 tháng 2 2016

           Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.

            Trong bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:

                                    “Nuôi đủ năm con với một chồng”

            Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.

            Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: “Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì “phu xướng, phụ tuỳ” thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.

           Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xú mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

 

 

15 tháng 5 2023

Introduction:

Hello everyone, we are members of this group and today we would like to present to you our healthy diet plan.
Describing the healthy diet: Firstly, we start our day with three biscuits and two glasses of milk. This gives us the energy we need to start our day. We also make sure to eat four eggs a week as they are a good source of protein.
We believe that fruit is an essential part of a healthy diet, so we make sure to eat two bananas a day. They are rich in potassium and other important vitamins.
In addition to eating a healthy diet, we also do exercise or play sports to keep fit. This helps us maintain a healthy weight and keeps our bodies strong.

Conclusion:

In conclusion, a healthy diet is crucial for maintaining a healthy lifestyle. By incorporating fruits, vegetables, protein, and exercise into our daily routine, we can ensure that we are taking care of our bodies and living our best lives. Thank you for listening.

17 tháng 5 2023

cảm ơn bạn nha!

1 tháng 2 2016

                Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.

                Trong bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhiều. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:

                                              “Nuôi đủ năm con với một chồng”

                  Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con, cả chồng, nuôi đảm bảo đến mức: “Cơm hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô”. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.

                 Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: ”Xuất giá tòng phu”, đối với quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tuỳ thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.

                Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xúc mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.

 

 

1 tháng 2 2016

Thơ xưa viết về người vợ đã ít mà viết về vợ khi đang còn sống lại càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời, kể cũng là điều nghiệt ngã, khi người vợ đi vào thiên thư mới được đi vào địa hạt thi ca. Bà Tú có thể đã chịu nghiệt ngã của cuộc đời nhưng lại có được niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Ngay lúc còn sống, bà đã đi vào thơ ông với tất cả niềm yêu thương, trân trọng của chồng. Ông Tú phải thương vợ lắm thì mới hiểu và viết được như thế. Trong thơ ông ta bắt gặp hình ảnh bà Tú hiện lên phía trước, ông Tú khuất lấp theo sau.
Trong bài thơ, hình ảnh bà tú hiện lên rõ nét qua những nét hoạ của Tú Xương, nhưng để làm được điều đó hẳn ông phải là một người chồng yêu thương và hiểu vợ rất nhieeuf. Ông luôn giõi theo những bước đi đầy gian truân của bà Tú, thương nhưng chẳng biết lằm gì, chỉ biết thể hiện nó qua thơ ca. Bằng những lời thơ chân chất, mộc mạc chân thành, tú Xương đã khắc học rõ nét hình ảnh bà Tú với lòng yêu thương da diết. Mỗi chữ trong thơ Tú Xương đều chất chứa bao tình ý, yêu thương và lòng cảm phục sâu sắc:
Nuôi đủ năm con với một chồng
Tù đủ trong nuôi đủ vừa nói rõ số lượng, vừa nới chất lượng. bà Tú nuôi cả con. cả chồng, nuôi đảm bảo đén mức: Cơn hai bữa cá kho rau muống. Quà một chiều: khoai lang, lúa ngô. Tuy chỉ ẩn hiện đằng sau hình ảnh bà Tú, khó thấy, nhưng khi đã thấy rồi thì ấn tượng thật sâu đậm, ở đây cũng vậy, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện qua từng câu thơ. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là một tấm lòng không chỉ thương mà còn là tri ân vợ. Có người cho rằng, trong câu thơ trên, ông Tú tự coi mình là một đứa con đặc biệt để bà Tú phải nuôi. Tú Xương đã không gộp mình với con để nới mà tách riêng rặch ròi là để ông tự riêng tri ân vợ. Nhà thơ không chỉ cảm phục biết ơn sự hi sinh rất mực của vợ mà ông còn tự trách mình, tự lên án bản thân. ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Bà Tú laays ông là do duyên, nhưng duyên một mà nợ hai. Tú Xương tự coi mình là cái nợ mà bà Tú phải gánh chịu. Nợ gấp đôi duyên, duyên ít, nợ nhiều. Ông chủi thói đời bạc bẽo, vì thói đời là một nguyên nhân sau xa khiến bà Tú phải khổ, sự hờ hững của ong với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo.
Ở cái xã hội đã có luật bất thành văn đối với người phục nữ: Xuất giá tòng phu, đối với quan hệ vợ chồng thì phu xướng, phụ tuỳ thế mà có một nhà thơ dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quân ăn bám vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót, mà còn giám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm sao. Nhan đề Thương vợ chưa nới hết sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như chưa thể hiện đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của tâm hồn Tú Xương. Ở bài thơ này, tác giả không chỉ biết thương vợ mà còn biết ơn vợ. không chỉ đẻ lên án thói đời mà còn là để trách bản thân. Nhà thơ dám tự nhận khuyết điểm, càng thấy mình khiếm khuyết, càng thương yêu, quya trọng vợ hơn.
Tình yêu thương, quý trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Cảm xú mới mẻ đó lại được diễn tả bằng hình ảnh và ngôn ngữ quen thuộc của văn học dân gian, chứng tỏ hồn thơ Tú Xương vừa mới lạ, độc đáo vẫn rất gần gũi với mọi người, vẫn có gốc rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc.