K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2024

tham khảo

Trong thời đại hiện nay, khi mà công nghệ phát triển mạnh mẽ, thông tin dồi dào và cuộc sống trở nên bận rộn, một trong những yếu tố quyết định thành công của mỗi cá nhân chính là khả năng quản lý thời gian. Đặc biệt, đối với giới trẻ – những người đang trong quá trình phát triển bản thân và xây dựng sự nghiệp, kỹ năng này càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể quản lý thời gian hiệu quả, và điều này gây ra nhiều hệ lụy đối với học tập, công việc và cả sức khỏe tinh thần.

Trước hết, việc quản lý thời gian tốt giúp giới trẻ tận dụng tối đa tiềm năng của mình. Trong bối cảnh học tập và công việc ngày càng đòi hỏi sự nỗ lực và sáng tạo, nếu không biết cách phân bổ thời gian hợp lý, họ dễ rơi vào trạng thái quá tải. Một sinh viên nếu biết cách lập kế hoạch học tập hợp lý sẽ có thể học tốt mà vẫn có thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa, rèn luyện thể chất và thư giãn. Việc này không chỉ giúp họ đạt thành tích cao mà còn giúp phát triển toàn diện. Ngược lại, nếu không quản lý tốt thời gian, họ sẽ dễ dàng bị cuốn vào các hoạt động không cần thiết, bỏ bê việc học và dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều bạn trẻ gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian. Một trong những lý do chính là sự thiếu tập trung và thói quen trì hoãn. Việc sử dụng điện thoại thông minh, lướt mạng xã hội hay chơi game vô độ là những thói quen khiến thời gian bị lãng phí một cách đáng tiếc. Thêm vào đó, áp lực từ việc phải hoàn thành nhiều công việc cùng lúc, cùng với việc thiếu kỹ năng ưu tiên công việc quan trọng, khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy choáng ngợp và không biết bắt đầu từ đâu. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, dễ dẫn đến stress, lo âu.

Vậy làm thế nào để giới trẻ có thể cải thiện kỹ năng quản lý thời gian của mình? Trước tiên, họ cần phải xây dựng một kế hoạch cụ thể, phân chia công việc theo mức độ quan trọng và cấp bách. Việc lập kế hoạch hàng ngày hoặc hàng tuần giúp họ luôn có định hướng rõ ràng và dễ dàng theo dõi tiến độ công việc. Thứ hai, cần có sự tự giác trong việc tuân thủ các quy tắc thời gian, hạn chế tối đa việc bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài. Một bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả là "kỹ thuật Pomodoro", tức là làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó nghỉ giải lao và tiếp tục làm việc. Điều này giúp tăng cường sự tập trung và duy trì năng lượng làm việc.

Ngoài ra, giới trẻ cũng cần học cách nói "không" khi cảm thấy mình không thể đảm nhận thêm công việc. Việc học cách từ chối một cách lịch sự và hợp lý sẽ giúp họ tập trung vào những việc quan trọng nhất mà không bị phân tâm bởi các yếu tố không cần thiết.

Kết luận, kỹ năng quản lý thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng sự nghiệp và phát triển bản thân của giới trẻ. Dù trong học tập hay công việc, việc biết cách phân bổ thời gian hợp lý sẽ giúp các bạn trẻ đạt được hiệu quả tối ưu. Mặc dù việc này không hề đơn giản, nhưng nếu rèn luyện và duy trì thói quen tốt, các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được thời gian và phát huy tối đa khả năng của mình.

28 tháng 1 2021

Một trong những điều mà Bác Hồ căn dặn chúng ta sống ở đời chính là sự “Kiệm”. Kiệm có nghĩa là tiết kiệm và hoang phí chính là sự ngược lại với sự tiết kiệm. Con người sống trong xã hội ngày càng có những chuyển biến mới và dường như cũng không hề lo lắng cho thế hệ sau. Họ như ăn chơi và hoang phí mọi mặt, người ta cho rằng đấ nước ta là “đất nước rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”. Có lẽ chính vì thế mà lối sống hoang phí, lãng phí là một thực trạng khá báo động của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.

 

Lãng phí đó chính là một hiện tượng đang ngày càng diễn ra khá phổ biến hiện nay đối với giới trẻ. Lãng phí chính là một hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết trong cuộc sống của con người chúng ta.

Có thể thấy được rất rõ những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng. Ta như cũng nhận thấy được chính từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…) cũng có những hiện tượng lãng phí này xảy ra. Từ trong gia đình đơn giản ta cũng thấy được trong căn bếp chẳng hạn việc bạn cứ xả nước rửa rau nhưng khi xong không tắt nước ngay mà do thói quen bạn quên để nước cứ thế chảy. Hay những bóng điện không dùng đến nữa nhưng vẫn cứ bật gây tốn về tiền của cũng như điện năng cho cả gia đình. Mỗi khi bạn hoạt động mệt nhọc bật một lúc quá nhiều quạt xong khi không cần dùng nữa cũng quên không tắt hết đi,… Tất cả những thói quen này gây ra một sự lãng phí không cần thiết.

Có thể nhận thấy được chính thực trạng của việc lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ bây giờ. Ta như nhận thấy được rằng chính hiện tượng lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực,…mà dường như nó cũng chính còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…Các bạn như mải miết vào các trò chơi như thật vô bổ. Các trò chơi tiêu khiển như game,… không chịu học hành thì các bạn sẽ không tích lũy được một lượng kiến thức cần thiết để có thể trang bị cho mình phát triển hơn nữa. Thế rồi thời gian các bạn tiêu tốn cho nó cũng rất lớn khiến cho sức khỏe của mình cũng bị hao tổn. Không chỉ vậy thời gian đó nếu như các bạn dùng để có thể giúp cho gia đình mình hoặc đọc những cuốn sách hữu ích thì nó lại thiết thực hơn rất nhiều. Giới trẻ hiện nay thực sự như đang tiêu tốn quá nhiều thời gian cũng như sức lực của mình vào những trò thật vô bổ.

 

Nguyên nhân của sự lãng phí này đó cũng chính là những sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi… Khi giới trẻ lại luôn được coi là bộ phận luôn nhạy bén tiếp thu những điều mới lạ, còn một số thì lại chạy theo thị hiếu. Tất cả những điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian,… có lẽ chính vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.

Nhận thấy được chính trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay đó cũng chính là phải cùng chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm. Thực tế cần phải biết được mỗi người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, cũng như tiền bạc vào những việc có ích như học tập, đồng thời cũng phải biết giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Mọi người chúng ta cũng không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

Việc con người, đặc biệt là giới trẻ mà có thể chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… Ta như biết được đã là vấn đề chống lãng phí chính là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Thực tế cho thấy được rằng, chính việc sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Chúng ta hãy sống thật tiết kiệm và nhớ đến thế hệ sau. Nếu như chúng ta trong xã hội hiện nay mà lại khai thác quá mức thì thế hệ sau không những không có gì để khai thác mà cũng đã làm ảnh hưởng đến chính chất lượng đời sống của thế hệ mai sau. Rừng chúng ta khai thác trắng, khai thác quá mức, khai thác đến mức không cần thiết khiến cho tài nguyên bị cạn kiện, mức độ ô nhiễm môi trường như gia tăng,… Có rất nhiều hệ lụy diễn ra nhưng con người chưa ý thức được. Hãy biết tiết kiệm để tránh lãng phí không cần thiết cho chính bạn và thế hệ sau này.

Lãng phí thực sự là một việc làm không nên đối với giới trẻ hiện nay và đồng thời nó cũng chính là một việc sai lầm. Khiến cho xã hội của chúng ta khó có thể phát triển một cách bền vững được.

TL
28 tháng 1 2021

Trong cuộc sống có ba điều mất đi mà con người không bao giờ lấy lại được đó là thời gian, cơ hội và lời nói. Qua điều đó chúng ta có thể thấy thời gian chính là một trong những thứ quan trọng nhất của con người. Khi nó trôi đi chúng ta sẽ không bao giờ lấy lại được những khoảnh khắc đó, đúng như câu tục ngữ mà dân tộc Việt Nam hay nói: “Thì giờ là vàng bạc”.

 

Câu tục ngữ trên muốn nói thì giờ được so sánh như vàng bạc. Việc so sánh như vậy cho thấy thì giờ nó vô cùng đáng quý. Đây là những khoảng thời gian do tạo hóa làm nên, nó cứ xoay vòng chuyển động mỗi ngày, nó làm nên được những giá trị quý báu và vô cùng có giá trị cho mỗi con người, những điều đó để lại cho chúng ta những điều có giá trị và tuyệt vời nhất. Từ xưa đến nay, dân tộc ta đã đúc kết được những kinh nghiệm sống vô cùng quý giá và nó quan trọng đến vô ngần, khi mỗi chúng ta hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của nó, vai trò của nó đem lại cho chúng ta là vô hạn, nó nhắc nhở con người cần phải biết coi trọng thì giờ bởi đây là thứ khi mất đi sẽ không bao giờ có thể lấy lại được, những điều rất cần thiết và nó có ý nghĩa nhắc nhở cuộc sống và trong mỗi người chúng ta, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn để lại những ý nghĩa sâu sắc nhất dành cho con người.

 

Thì giờ đó chính là thời gian được tính bằng tích tắc của kim đồng hồ, một giờ có sáu mươi phút. Nhưng trong sáu mươi phút đó sẽ trôi đi rất nhanh. Nếu như chúng ta không biết tận dụng khoảng thời gian ít ỏi đó để làm nên những điều có giá trị nhất. Chúng ta sẽ hối tiếc về quãng thời gian đã qua khi không biết sử dụng hợp lý những giây phút quan trọng của cuộc đời, mỗi giây mỗi phút đều rất đáng trân trọng. Nếu chúng ta biết vận dụng nó để làm được những điều tốt đẹp thì cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng có giá trị. Từ đó mà mỗi người sẽ thêm yêu cuộc sống của mình nhiều hơn. Những giá trị to lớn đó để lại cho chúng ta những bài học quan trọng mà mang lại tầm ý nghĩa sâu sắc cho con người.

 

Chính thời gian là thứ vô cùng quan trọng chính vì vậy dân tộc ta mới so sánh nó với vàng bạc, nhưng thời gian là tài sản nghiêng về mặt tinh thần nhưng nó cũng được đem ra so sánh với thứ vật chất quan trọng như vàng và bạc. Vàng và bạc thì ai cũng đều thích nhưng chúng ta cần phải biết tôn trọng và giữ gìn nó. Thời gian cũng như vậy nó quý giá và không thể dùng tiền để mua được chính vì vậy chúng ta cần phải biết giữ gìn và trân trọng nó nhiều hơn, có như vậy chúng ta mới hiểu được những điều quan trọng mà cuộc sống này để lại cho chính mình.

 

Thời gian được đo bằng những khoảng thời gian chúng ta làm được những điều có giá trị. Nếu chúng ta không biết vận dụng và khai thác nó một cách có hiệu quả chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời này thật không có ý nghĩa. Như chúng ta đều thấy học sinh là lứa tuổi hay để cho thời gian trôi đi một cách lãng phí nhất, có nhiều bạn cứ tập trung vào vui chơi mà bỏ qua những khoảng thời gian đó vào việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, bài vở thường để đến khi sát nút thi mới ôn, chính vì vậy thường thì họ không đạt được hiệu quả trong học tập tư tưởng đó đã ăn mòn đi lối sống đúng đắn của mỗi người. Giá trị của nó để lại không chỉ có những điều có giá trị và mang lại những ý nghĩa sâu sắc nhất. Như chúng ta đều thấy bỏ qua thời gian trôi đi một cách vô ích khi nó đi chúng ta mới cảm thấy hối hận vì quãng thời gian đã qua khi chúng ta không làm được những điều mang lại niềm vui và giá trị cho cuộc sống của mình. Mỗi người chúng ta cần phải biết yêu thương và quý trọng khoảng thời gian đang có.

 

Biết trân trọng từng giây từng phút chúng ta sẽ làm được những điều có ý nghĩa và nó quan trọng vô ngần khi chúng ta làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa nhất. Mỗi chúng ta đều thấy được điều đó, đã có rất nhiều người đã vận dụng tốt khoảng thời gian của mình để làm nên những điều có giá trị. Chúng ta đều thấy được rằng chủ tịch Hồ Chí Minh người đã vận dụng quãng thời gian mình sống bên nước ngoài để trải nghiệm và học hỏi những tinh hoa của các nước phương Tây về phục vụ cho nước nhà, Bác là một tấm gương sáng cho nhân loại học tập và noi theo. Chúng ta không nên lãng phí thời gian vào những việc vô bổ không đem lại giá trị cho cuộc sống.

 

Chúng ta cần phải tạo nên cho mình những khoảng thời gian có giá trị cần thiết và ý nghĩa nhất, những điều đó không chỉ để lại cho chúng ta những kinh nghiệm sống có giá trị, làm nên những điều mang lại nhiều ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình và trở thành con người có ích cho xã hội.

Những người nổi tiếng thích đọc sách   Những người giàu có, nổi tiếng, thành đạt, thành công luôn là những người sử dụng và quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả. Họ có rất nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, tài chính, quản lý, thuyết phục, thương lượng, phân quyền, dùng người… mà nếu như không đọc sách, không trau dồi kiến thức thì họ không thể tự mình hoàn thiện bản...
Đọc tiếp
Những người nổi tiếng thích đọc sách  

Những người giàu có, nổi tiếng, thành đạt, thành công luôn là những người sử dụng và quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả. Họ có rất nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, tài chính, quản lý, thuyết phục, thương lượng, phân quyền, dùng người… mà nếu như không đọc sách, không trau dồi kiến thức thì họ không thể tự mình hoàn thiện bản thân được.

Cách đọc giúp bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Hôm nay mình sẽ chia sẻ thói quen chung của người thành công giúp họ phát triển và tiến lên trong cuộc sống và thói quen chung đó là đọc, đọc rất nhiều, họ biết đọc, học tập sẽ giúp họ cải thiện và đạt được kiến thức trường tồn.

Benjamin Franklin là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, một chính trị gia, một nhà khoa học, một nhà văn, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu. Ông đã nói: “An investment in knowledge pays the best interest” (Tạm dịch: Đầu tư vào tri thức đem lại lợi nhuận cao nhất).

 

Thomas Corley là một triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân, đồng thời là tác giả của cuốn sách bán chạy “Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals” (Tạm dịch: Những thói quen giàu có: Thói quen hàng ngày dẫn đến thành công của người giàu). Trong nghiên cứu về người giàu của mình, ông đã phỏng vấn 233 cá nhân siêu giàu (177 người trong số đó là triệu phú tự thân) với thu nhập ròng hàng năm đạt ít nhất 160.000 USD và tài sản ròng đạt từ 3,2 triệu USD trở lên. Từ nghiên cứu này, ông đã phát hiện ra một số điều thú vị trong thói quen đọc sách của người giàu:

– 85% người giàu đọc từ 2 đến 3 cuốn sách về giáo dục và lập mục tiêu hàng tháng.

– 63% người giàu nghe audio book để học tập trong lúc lái xe đến nơi làm việc.

– 88% người giàu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách nâng cao hiểu biết và tích lũy kiến thức.

– 58% đọc sách về tiểu sử của những người thành công nổi tiếng.

– 51% đọc sách lịch sử.

Trong khi đó, chỉ có 11% người giàu đọc sách với mục đích giải trí. Các tỷ phú như Warren Buffett, Bill Gates, Oprah Winfrey, J. K. Rowling hay Mark Zuckerberg …dành phần lớn thời gian mỗi ngày để đọc sách mở rộng hiểu biết.

Ông cho rằng người giàu xứng đáng được giàu có bởi họ luôn đặt ưu tiên vào những thứ mang lại thành công. Và một phần của những thứ mang lại thành công chính là đọc sách để nâng cao kiến thức.

Nếu bạn chỉ đọc sách vì mục đích giải trí, bạn sẽ là một trong 99% người bình thường của thế giới. Ngược lại, nếu bạn đọc sách để học tập và tích lũy kiến thức, bạn đang trên đường gia nhập vào danh sách 1% những người giàu nhất thế giới.

Chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu với một số người nổi tiếng nhé.

Warren Buffett

Warren Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 73 tỉ USD. Warren Buffett ước tính rằng 80% thời gian ngày làm việc của ông được dành cho việc đọc và suy ngẫm. Ông nổi tiếng với câu nói: “Tôi thường ngồi trong văn phòng và đọc hầu như tất cả mọi ngày”. Khi được hỏi chìa khóa để thành công của ông là gì. Ông đã trả lời đó là sách. Trong những ngày đầu tiên khởi nghiệp, Buffett đọc 600 – 750 trang sách hoặc hơn thế mỗi ngày. Cho đến tận hiện nay ông vẫn dành khoảng 60% thời gian để đọc sách.

Lời khuyên của Buffett dành cho mọi người: “Dù cho bạn ở giai đoạn nào của cuộc đời, không ngừng học hỏi và bạn sẽ thành công”.

Bill Gates

William Henry Gates III hay thường gọi là Bill Gates là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft. Những người theo dõi vị tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đều biết rằng ông không chỉ đam mê kinh doanh mà còn rất yêu sách.

Trong một cuộc phỏng vấn, Bill Gates được hỏi là ông có nghĩ rằng việc đọc sách là điều cần thiết cho sự thành công của mình và cho những người khác hay không?

Bill Gates trả lời: bạn không thực sự bắt đầu già đi cho đến khi bạn ngừng học. Mỗi cuốn sách dạy cho chúng ta một cái gì đó mới và giúp ta nhìn thấy mọi thứ khác đi. Ông cũng nói thêm rằng đọc sách thúc đẩy một cảm giác tò mò về thế giới, điều này đã giúp ông tiến về phía trước trong công việc và trong sự nghiệp của mình.

Oprah Winfrey

Oprah Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú và được xem là một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới, là nữ hoàng truyền thông của Mỹ, người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình. Người phụ nữ này không chỉ tượng trưng cho quyền lực của nữ giới ngành giải trí Mỹ và còn là biểu tượng của sự vươn lên không ngừng nghỉ và nỗ lực phi thường.

Có thể nói, Oprah Winfrey đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận và làm tấm gương với tất cả những ai từng một lần xem chương trình hay đọc qua về cuộc đời bà: Cuộc đời và tuổi ấu thơ gian khó.

Trong một cuộc phỏng vấn Oprah đã tiết lộ về tình yêu của cô đối với việc đọc và cách một số sách và tác giả đã giúp cô trong sự nghiệp của mình.

J. K. Rowling

Joanne Rowling lấy bút danh là J. K. Rowling, là tiểu thuyết gia người Anh, tác giả bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter.

J.K.Rowling lớn lên bao quanh bởi những cuốn sách bởi vì cha mẹ cô thích đọc sách. Cô chia sẻ “Tôi sống vì sách”. Từ khi còn trẻ, cô đã muốn trở thành một nhà văn, cô đã có một ước muốn cháy bỏng để trở thành một nhà văn. Do đó cô đã thường xuyên viết sách và đọc sách từ khi còn bé.

Elon Musk

Ông được biết đến với tư cách người sáng lập SpaceX và đồng sáng lập Tesla Motors và PayPal. Tại SpaceX ông là CEO và Trưởng bộ phận thiết kế và ở Tesla Motors ông là Chủ tịch, CEO và Kiến trúc sư sản phẩm. Musk cũng là Chủ tịch của SolarCity.

Từ nhỏ Elon đã là một thần đồng, ông sang Canada năm 17 tuổi rồi sau đó là Hoa Kỳ để học tập và theo đuổi ước mơ phát triển các công nghệ thay đổi tương lai loài người. Ông là người đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thanh toán trực tuyến, phát triển năng lượng sạch và các hệ thống giao thông tiên tiến, chinh phục không gian,… Ông là người gây cảm hứng cho nhân vật Tony Stark trong Iron Man. Ông là người mà nhiều người hâm mộ.

Elon Musk luôn khẳng định sức ảnh hưởng của những cuốn sách đối với bản thân. Không chỉ cung cấp kiến thức, sách còn cho Elon Musk cách ứng xử, cách nhìn nhận với thế giới để có được vị trí như hôm nay.

Elon Musk từng khiến rất nhiều người ngạc nhiên khi chia sẻ bản thân tự học cách chế tạo thuốc nổ, làm ra tên lửa nhờ vào việc chăm chỉ… đọc sách. Thậm chí ông còn nghĩ ra được cách để cải thiện giúp giảm chi phí khi sản xuất ra tên lửa.

Đối với Elon Musk, việc đọc sách luôn được ưu tiên dựa theo một mục tiêu nhất định mà bản thân đề ra. Dù vậy nhưng khi đã tìm hiểu được thứ mình muốn trong sách vở thì sự đam mê khám phá vẫn khiến ông tiếp tục tìm hiểu và đọc thêm nhiều sách hơn chứ không chỉ dừng lại ở mục tiêu “đọc cho biết” như dự định ban đầu.

Theo chia sẻ trong một bài phỏng vấn, thời trẻ, đã có lúc Elon Musk dành tới 10 tiếng mỗi ngày để đọc các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Mark Zuckerberg

Vào năm 2015, Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook, đã lập fanpage “A Year of Books” nhằm kêu gọi cả thế giới đọc ít nhất một quyển sách mỗi hai tuần.

CEO Facebook từng chia sẻ, ông đọc xong một cuốn sách trong vòng 2 tuần: “Tôi đọc sách chủ yếu để hiểu những nền văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử và kỹ thuật khác nhau của các nước. Sách giúp chúng ta khám phá một chủ đề và chìm đắm trong chúng một cách sâu sắc hơn các loại hình truyền thông khác ngày nay. Tôi mong muốn có thể cai nghiện truyền thông bằng cách đọc sách”.

Mark Cuban

Mark Cuban là doanh nhân, nhà đầu tư, nhà sản xuất phim người Mỹ, là chủ sở hữu của đội bóng rổ NBA’s Dallas Mavericks

Cuban từng tiết lộ, ông có thể đọc hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày – một thói quen khiến vợ ông khó chịu nhưng lại giúp Cuban thoải mái và tự tin trong việc kinh doanh.

Nói thêm về thói quen đọc sách của mình, Cuban cho biết; “Tôi đọc mọi cuốn sách hoặc tạp chí nào mà mình vớ được vì đôi khi tôi sẽ tìm được một ý tưởng thú vị nào đó trong chúng. Điều này có thể giúp tạo nên sự khác biệt kha khá”.

“Tôi luôn cố gắng dành thật nhiều thời gian cho việc tiếp nhận thêm thông tin, kiến thức. Đặc biệt là với mạng internet ngày nay thì điều này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và tôi có thể dễ dàng cập nhật thông tin công nghệ một cách nhanh chóng”.

Tony Robbins

Tony Robbins là tác giả của những quyển sách về việc tự hoàn thiện bản thân cũng như là diễn giả nổi tiếng về phát triển tiềm năng con người. Với những kinh nghiệm từ tuổi thơ không may mắn, nhiều biến cố, những bài nói chuyện của ông rất gần gũi và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho khán giả.

Robbins lớn lên trong một gia đình không mấy hạnh phúc, ông có một người mẹ nát rượu, một ông bố hà khắc và Robbins chia sẻ rằng chính những cuốn sách là thứ đã cứu rỗi cuộc đời ông, mang lại thành công cho sự nghiệp của tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới này.

Việc đọc sách không chỉ giúp cung cấp tri thức mà còn thắp nên ngọn lửa đam mê trong Tony Robbins ” Tôi từng đọc rất nhiều và rất nhanh, khoảng 700 cuốn sách trong vòng 7 năm về đủ mọi lĩnh vực từ tâm lý học, triết học… tất cả mọi thứ có thể giúp thay đổi cuộc sống của tôi.”

Barack Obama

Barack Hussein Obama II hay thường gọi là Barack Obama là tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Ông là một con mọt sách chính hiệu. Trong cuốn sách “Dreams From my Father” (Những giấc mơ từ cha tôi), ông đã chia sẻ về tình yêu văn học của mình: Obama nói “Khi tôi không phải làm việc, những ngày cuối tuần của tôi sẽ là ngồi một mình trong căn hộ trống với hàng đống sách vở xung quanh”.

Không chỉ những người nổi tiếng này mà hầu hết mọi người nổi tiếng đều thích đọc, bởi vì họ hiểu tầm quan trọng của việc học và cải thiện bản thân, họ hiểu giá trị của tri thức và cách nó có thể giúp họ phát triển và tiến lên trong cuộc đời này.

Ngay cả mình cũng muốn khuyên bạn nên bắt đầu đọc sách, sách sẽ giúp bạn tìm hiểu một quan điểm khác về cuộc sống và giúp bạn học hỏi, cải thiện và hướng tới sự cải thiện bản thân, cải thiện xung quanh.

1
29 tháng 2 2024

hay, cảm ơn

28 tháng 10 2021

                                                      Bài làm

   Trong thời đại hiện nay,kĩ năng quản lí thời gian là một kĩ năng vô cùng cần  thiết và đặc biệt là đối với các bạn trẻ với rất nhiều sự lựa chọn, không chỉ công việc mà còn những lựa chọn khác trong cuộc sống như học tập, vui chơi và mở rộng giao lưu. sinh viên,học sinh .....mọi người,mọi ngành nghề đều cần có kĩ năng này.Vậy quản lí thời gian là gì? Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.Mỗi người chúng ta đều được sống 24h một ngày như nhau nhưng không phải ai cũng biết cân bằng thời gian và sắp xếp công việc hợp lí.Biết cách quản lí thời gian ta sẽ giúp làm tăng năng suất công việc,tránh tình trạng căng thẳng và quá tải trong công việc,tránh lưỡng lự khi đưa ra quyết định,giúp hoàn thành công việc mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa.Việc quản lý thời gian hàng ngày thường không dễ dàng với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, việc tạo thói quen sắp xếp thời gian có ảnh hưởng lớn tới thành công của mỗi người. Vậy lý do gì khiến chúng ta luôn thất bại trong việc sắp xếp các lịch trình chu đáo?Nếu bạn không biết cách quản lí thời gian, nguyên nhân là vì bạn đã mắc phải một số việc sau: không lên kế hoạch trước,không viết lại mọi thứ,dễ bị phân tâm,luôn trì hoãn mọi việc,không đặt ra mục tiêu,dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính,luôn vội vàng.Môt số tấm gương điển hình của những người có kĩ năng quản lí thời gian,ko thể ko kể đến Cựu Phu nhân Đệ nhất nước Mỹ Michelle Obama  cân bằng thời gian cho bản thân bên cạnh việc tham gia các hoạt động nghĩa vụ khác của Nhà Trắng, hay Richard Charles Nicholas Branson là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. "Có quá nhiều người đặt nặng việc phải làm gì, mà không dành thời gian để suy nghĩ và cảm nhận", Branson viết trên trang blog cá nhân.Và, Herjavec cũng đảm bảo mình bắt đầu một năm thành công bằng cách lên lịch trước cho tất cả các hoạt động: "Hãy cố gắng lên lịch trước cho cả một năm và theo sát những kế hoạch đã được đặt ra". Bên cạnh đó,vẫn còn có rất nhiều người trg chũng ta còn chưa có kĩ năng này,nhưng chúng ta chắc chắn có thể học đc nó bằng cách như Xác định mục tiêu,lên kế hoạch cho những việc cần làm,sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên,tổng kết lại công việc và để làm đc nhx điều đó ta cần có tính kỉ luật và thói quen tốt,sự tập trung, Lên thời gian cụ thể cho công việc,sắp xếp nơi làm việc khoa học. Khi bạn là người có mục tiêu, biết sắp xếp công việc một cách khoa học bạn sẽ cảm thấy quỹ thời gian như được nới rộng hơn. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tự kiểm lại bản thân một cách nghiêm khắc để xem mình đã quản lý thời gian như thế nào, có hiệu quả hay không, đã bị lãng phí thời gian vì những lý do gì… Khi đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để không đánh mất thời gian vàng ngọc nữa.

                                                              _của mình đây nha_

27 tháng 3 2021

Trong thời đại hiện nay,kĩ năng quản lí thời gian là một kĩ năng vô cùng cần thiết và đặc biệt là đối với các bạn trẻ với rất nhiều sự lựa chọn, không chỉ công việc mà còn những lựa chọn khác trong cuộc sống như học tập, vui chơi và mở rộng giao lưu. sinh viên,học sinh .....mọi người,mọi ngành nghề đều cần có kĩ năng này.Vậy quản lí thời gian là gì? Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.Mỗi người chúng ta đều được sống 24h một ngày như nhau nhưng không phải ai cũng biết cân bằng thời gian và sắp xếp công việc hợp lí.Biết cách quản lí thời gian ta sẽ giúp làm tăng năng suất công việc,tránh tình trạng căng thẳng và quá tải trong công việc,tránh lưỡng lự khi đưa ra quyết định,giúp hoàn thành công việc mà cuộc sống trở nên có ý nghĩa.Việc quản lý thời gian hàng ngày thường không dễ dàng với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, việc tạo thói quen sắp xếp thời gian có ảnh hưởng lớn tới thành công của mỗi người. Vậy lý do gì khiến chúng ta luôn thất bại trong việc sắp xếp các lịch trình chu đáo?Nếu bạn không biết cách quản lí thời gian, nguyên nhân là vì bạn đã mắc phải một số việc sau: không lên kế hoạch trước,không viết lại mọi thứ,dễ bị phân tâm,luôn trì hoãn mọi việc,không đặt ra mục tiêu,dành quá nhiều thời gian trước màn hình máy tính,luôn vội vàng.Môt số tấm gương điển hình của những người có kĩ năng quản lí thời gian,ko thể ko kể đến Cựu Phu nhân Đệ nhất nước Mỹ Michelle Obama  cân bằng thời gian cho bản thân bên cạnh việc tham gia các hoạt động nghĩa vụ khác của Nhà Trắng, hay Richard Charles Nicholas Branson là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. "Có quá nhiều người đặt nặng việc phải làm gì, mà không dành thời gian để suy nghĩ và cảm nhận", Branson viết trên trang blog cá nhân.Và, Herjavec cũng đảm bảo mình bắt đầu một năm thành công bằng cách lên lịch trước cho tất cả các hoạt động: "Hãy cố gắng lên lịch trước cho cả một năm và theo sát những kế hoạch đã được đặt ra". Bên cạnh đó,vẫn còn có rất nhiều người trg chũng ta còn chưa có kĩ năng này,nhưng chúng ta chắc chắn có thể học đc nó bằng cách như Xác định mục tiêu,lên kế hoạch cho những việc cần làm,sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên,tổng kết lại công việc và để làm đc nhx điều đó ta cần có tính kỉ luật và thói quen tốt,sự tập trung, Lên thời gian cụ thể cho công việc,sắp xếp nơi làm việc khoa học. Khi bạn là người có mục tiêu, biết sắp xếp công việc một cách khoa học bạn sẽ cảm thấy quỹ thời gian như được nới rộng hơn. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tự kiểm lại bản thân một cách nghiêm khắc để xem mình đã quản lý thời gian như thế nào, có hiệu quả hay không, đã bị lãng phí thời gian vì những lý do gì… Khi đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để không đánh mất thời gian vàng ngọc nữa.

 
Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các “kỹ năng mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng...
Đọc tiếp

Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các “kỹ năng mềm” như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu…
Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất tốt… Họ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải “kỹ năng cứng” (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm.
Trước nhu cầu phát triển, hội nhập của Việt Nam với thế giới kinh tế tri thức, với kỷ nguyên internet đã khiến cho giới hạn địa lý, giới hạn dân tộc ngày càng thu hẹp. Trong thời đại làng toàn cầu, công dân toàn cầu, những kỹ năng mềm (kỹ năng sống) như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hóa,… càng trở thành hành trang không thể thiếu với bất cứ một người nào, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên- nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước.
(Khoá học kỹ năng mềm, nguồn: Cuocsongdungnghia.com)

  1. Văn bản sử dụng chủ yếu thao tác lập luận nào?
  2. Anh /chị hiểu như thế nào về kĩ năng cứngkĩ năng mềm được nói tới trong văn bản?
  3. Theo anh/chị tại sao tác giả cho rằng "Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị"?
  4. Anh chị sẽ tăng cường cho mình kĩ năng sống như thế nào ? hãy chia sẻ cách làm ấy?
0
8 tháng 12 2021

C

8 tháng 12 2021

C

16 tháng 12 2018

Đáp án A

30 tháng 5 2019

Đáp án A

8 tháng 10 2021

A. Bộ Ngoại Giao