K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2023

Khi làn gió thu se lạnh ùa về báo hiệu khoảnh khắc giao mùa cũng là lúc tâm hồn thi nhân bỗng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết để đón nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu: "Thu vịnh", "Thu điếu", "Thu ẩm" để bắt lấy trọn vẹn bức tranh thu, Lưu Trọng Lư lắng nghe "Tiếng thu về", thì Xuân Diệu - "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" lại đón thu trong sự xôn xao, đợi chờ qua "Đây mùa thu tới". Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thiên nhiên trong thời điểm giao mùa, từ hạ sang thu.

Cảm nhận tinh tế của "ông hoàng thơ tình" được thể hiện ngay ở nhan đề của bài thơ. "Đây mùa thu tới" gợi ra trước mắt người đọc bước đi một đi không trở lại của thời gian, mùa thu như hiện hữu ngay trước mắt người đọc với sự chuyển động hữu hình. Tâm hồn tinh tế của nhà thơ nắm lấy từng khoảnh khắc để rồi hồn thơ bắt gặp hồn thu, cho thấy một trái tim vô cùng nhạy cảm với những đổi thay của đất trời. Bức tranh chuyển mùa cứ thể hiện lên qua hồn thơ tinh tế đó.

Thiên nhiên nói chung và mùa thu nói riêng vốn là đề tài quen thuộc trên mảnh đất văn học phong phú và đa dạng. Khi miêu tả nàng thu, các thi nhân xưa thường sử dụng những thi liệu mang phong vị cổ điển như "Ngô đồng nhất diệp lạc - Thiên hạ cộng trì thu", còn Xuân Diệu- "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (theo cách nói của Hoài Thanh) lại tạo ấn tượng bởi hình ảnh rặng liễu:

"Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng"

Trong không gian buồn "đìu hiu", vắng vẻ của khoảnh khắc giao mùa, rặng liễu xuất hiện trầm mặc trong tư thế "đứng chịu tang" cho thấy cảm quan nghệ thuật mới mẻ của nhà thơ: Lấy con người là vẻ đẹp chuẩn mực cho thiên nhiên. Nỗi buồn của thi nhân thấm vào cảnh vật, khiến rặng liễu cũng trĩu nặng "lệ ngàn hàng" tạo nên cách cảm nhận vô cùng tinh tế về một dáng liễu, một nét liễu. Những rặng liễu giăng mắc cả một khoảng trời rủ xuống như "rơi lệ" trong cảnh "đứng chịu tang" làm cho nỗi buồn càng thêm thấm thía hơn. Hồn thu còn hiện lên gắn với nét hao gầy và rơi rụng qua hình ảnh: "Với áo mơ phai dệt lá vàng" đầy thi vị, gợi lên sự tàn phai trong vẻ đẹp rực rỡ. "Áo mơ phai" còn là hình ảnh cho thấy sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sắc màu. Như vậy, qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ, bước đi vô hình và hết sức nhẹ nhàng của thời gian cùng những đổi thay linh diệu của đất trời khi thu sang hiển hiện qua từng sắc lá, dáng cây.

Thi sĩ còn mở rộng biên độ của tâm hồn và vận dụng mọi giác quan để nắm bắt lấy những ý niệm vô hình, biến chúng thành sự hữu hình:

"Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh"

Với tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, tác giả đã bắt trọn từng khoảnh khắc để bắt lấy sự đổi khác và cái cựa mình của thiên nhiên. Khi những con gió thu se se lạnh chợt ùa về, những cành cây khẳng khiu như run rẩy, khẽ rùng mình trong luồng gió lạnh đầu mùa. Sự chuyển động của thời gian được miêu tả thành công thông qua việc sử dụng phụ âm "r" qua các từ ngữ rụng, rũa, run rẩy, rung rinh đem đến giá trị thẩm mĩ và ẩn chứa những ý niệm về sự tinh tế. Và thậm chí, tâm hồn nhà thơ còn lắng nghe được cái lạnh trong làn gió: "Đã nghe rét mướt luồn trong gió". Động từ "luồn" kết hợp cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã được tác giả vận dụng một cách tài tình để cụ thể hóa cái "rét", gợi lên cái lành lạnh của chiều thu, cho thấy người thi nhân không chỉ cảm nhận hồn thu, gió thu bằng các giác quan mà còn bằng tâm hồn hết sức nhạy cảm.

Cảm nhận tinh tế của tác giả còn thể hiện qua việc tô điểm cho mùa thu một nỗi buồn từ bên trong qua các hình ảnh đầy thi vị như "nàng trăng tự ngẩn ngơ", "u uất hận chia ly", "thiếu nữ buồn không nói". Mùa thu với hai nét vẽ: thu trên bầu trời như "nàng trăng tự ngẩn ngơ" và thu dưới mặt đất như "người thiếu nữ buồn không nói" đem đến phong vị buồn man mác và mang đậm màu sắc chia ly, tiễn biệt.

Như vậy, với tâm hồn nhạy cảm và sự cảm nhận vô cùng tinh tế, bước đi của thời gian, bước thu đi đã được tác giả miêu tả thành công qua từng nét thu, từng dáng thu đẹp đẽ nhưng thấm đượm nỗi buồn. Chính điều này đã làm nên cái "tôi" riêng của Xuân Diệu trong làng thơ mới. Đó là cái "buồn không nói", hoàn toàn khác với nỗi sầu thiên cổ, nỗi buồn "điệp điệp" của Huy Cận, và càng không giống với sự "buồn thiu" của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được một hồn thơ khao khát giao cảm với thiên nhiên, đất trời cùng tình yêu thiên nhiên của Xuân Diệu.

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-nhung-cam-nhan-tinh-te-cua-xuan-dieu-truoc-thien-nhien-the-hien-trong-bai-day-mua-thu-toi-42219n.aspx
Đây mùa thu tới là bài thơ thu đầy cảm xúc của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, sau khi tìm hiểu bài Phân tích những cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước thiên nhiên thể hiện trong bài Đây mùa thu tới, các em có thể khám phá những đặc sắc của bài thơ qua bài: Bình giảng bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Chứng minh thiên nhiên đẹp và gợi cảm qua những bài thơ Tràng giang, Đây mùa thu tới, Đây thôn Vĩ Dạ, Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Phân tích khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới: "Hơn một loài hoa... xương mỏng manh."

ĐÂY NHA 

 

11 tháng 2 2022

Tham khảo:

Bài thơ “Ngắm trăng” được trích trong tập “Nhật kí trong tù”, vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vừa chứng minh cho tinh thần lạc quan yêu đời của Bác trong hoàn cảnh tù đày. 

11 tháng 2 2022

tham khảo

 

Trăng từ lâu đã trở thành một thứ ánh sáng vô cùng linh lung huyền ảo mà quen thuộc trong thi ca. Dường thi thi sĩ nào cũng yêu thích người bạn trăng của mình mà “phát lời” ra ngôn ngữ những bóng trăng đổ tràn trên trang giấy. Có lẽ cũng xuất phát từ một tâm hồn yêu trăng như thế mà ngay trong cảnh ngục tù tối tăm, Bác vẫn có những vần thơ về trăng thật sinh động, dạt dào.

Chân dung của Bác hiện lên với một hoàn cảnh không hề thơ mộng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

(Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Câu thơ mở đầu là sự diễn tả hoàn cảnh mà Bác đang mang, đó là trong ngục, mà trong ngục tối thì “không rượu, không hoa”. Câu thơ hiển nhiên được nói với một ngữ điệu thản nhiên như không. Trong tù, điều kiện không có, đến nước cũng phải thay phiên để uống hay rửa mặt thì làm sao lại có thể có rượu, có hoa. Thế nhưng khi “đối” diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Có lẽ rằng những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù không làm cho tâm trạng trước cảnh đẹp thiên nhiên của người tù giảm đi hay cảnh thiên nhiên đêm ấy đẹp tới mức những thiếu thốn kia bị lu mờ cả? Thiên nhiên tươi sáng mời gọi con người cùng chung vui khiến cho không một tâm hồn nào có thể “hững hờ” với nó đặc biệt, Bác có một tâm hồn thi sĩ vô cùng nhạy cảm lại càng không thể cảm thấy rạo rực hứng cảm trước một cảnh đêm đẹp. Và ta có chút tò mò rằng vì đâu mà đêm ấy có vẻ đẹp mê hồn đến vậy, thì ra là do có sự xuất hiện của vầng trăng:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Khi xưa, các tao nhân mặc khách có thú vui tao nhã là uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Bác lúc này với hoàn cảnh không có rượu nhưng vẫn thưởng nguyệt, làm thơ hết sức say sưa. Hai câu thơ cuối tạo sự đăng đối cho ý thơ. Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ tuy có khoảng cách về địa lí nhưng tâm hồn họ lại có thể tìm đến với nhau dễ dàng. Song sắt nhà tù kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ, tách biệt thân thể Người với thế giới bên ngoài bằng hình thức chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng vẫn tràn đầy niềm tin yêu vào cuộc sống, có lẽ chính vì niềm tin yêu ấy mà đến ánh trăng cũng muốn tìm đến soi rọi vào góc tối tăm của nhà tù để ở đó, sáng ngời lên hình ảnh của một thi nhân chân chính. Khi này, Người không phải là một tù nhân nữa mà trở thành “thi gia”. Bài thơ chính là vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu trăng, một tâm hồn thi gia vô cùng tinh tế, nhạy cảm.

Thơ điệu hồn của cảm xúc, là tiếng nói của tâm hồn, bài thơ là sự phản ánh rõ nét tâm hồn Bác với sự lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và đặc biệt là với trăng.

11 tháng 2 2022

tham khảo

 

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước.

Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn.

Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.

Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Thơ Nguyễn Trãi chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ, vừa bình dị, gần gũi. Đó có thể là những khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ như Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, Vọng Doanh, cũng có thể là chốn thôn quê bình dị, dân dã, thân thuộc với đất cày ngõ ải, giậu mùng tơi, lảnh mùng, bè muống,...

⇒ Tâm hồn Nguyễn Trãi luôn tinh tế, nhạy cảm, nâng niu từng khoảnh khắc giao hoà thiên nhiên. 

14 tháng 2 2018

“Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút “tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiêng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều” nhớ vợ con gia đình, nhớ quê hương, nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội…”. Mỗi tháng ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

 

Tháng giêng và mùa xuân Hà Nội. Mùa xuân Bắc Việt đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách “thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân “ và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không gì lạ hết”. Cách so sánh đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “ Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được…”, “ai cấm được…ai cấm được.. ai cấm được”. Chữ “thương” được nhắc lại 4 lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ” đầy ấn tượng và
rung động.

Là một khách tài từ yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím” rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần” yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu…tôi yêu.. và tôi cũng xây mộng… những yêu nhất…”.Thoáng gợi một câu thơ Kiều Nguyễn Du, một cách viết tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, nơi mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” cùa mùa xuân quê huơng. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân Bắc Việt: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,  tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.. Tình  thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu Trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.


12 tháng 2 2018

ai nhanh nhất mình tích cho

15 tháng 3 2019

Vẻ đẹp của mùa hè và tâm hồn Nguyễn Trãi:

- Vẻ đẹp của mùa hè:

   + Hình ảnh cảnh vật: hòe lục đùn đùn, thạch lựu hiên phun thức đỏ, hồng liên trì…

   + Âm thanh sự sống: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve

- Sự quan sát lắng nghe vẻ đẹp cuộc sống từ tất cả những giác quan tinh tế nhất của tác giả.

→ Bức tranh màu hè giàu màu sắc, sôi động, căng tràn sức sống, đó cũng chính là tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời của tác giả.

Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: yêu thiên nhiên, mong mỏi dân chúng được an ổn, no đủ

   + Bức tranh mùa hè gợi cho ta thấy cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả

   + Tác giả là người có tấm lòng chân thành, tâm hồn chan chứa yêu thương, gắn bó với cuộc sống, cuộc đời

23 tháng 8 2023

Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Hai khổ thơ cuối là những lời thổ lộ chân thành của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu:

- Một tâm hồn khao khát yêu thương mãnh liệt, sôi nổi, rộn ràng, nhiều cung bậc cảm xúc trong tình yêu và muốn chinh phục mọi giới hạn đặt ra để có tình yêu đích thực.

- Luôn trân trọng và thủy chung với tình yêu của mình.

- Rất chủ động, táo bạo và quyết liệt trong tình yêu nhưng cũng vô cùng nữ tính, dịu dàng.