K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2024

`hat{xAB}`

17 tháng 11 2024
                Rối loạn tiêu hóa 1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn thành những chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa để vào máu. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng cho đến ruột già. Bất kỳ nguyên nhân nào làm thay đổi, cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa đều được gọi là rối loạn tiêu hóa.

Đây không phải là một bệnh lý mà là hậu quả của một số nguyên nhân nhất định. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị đúng cách thì người bệnh rất có thể sẽ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó điển hình là ung thư đường ruột.

 

2. Triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Các triệu chứng thường gặp như:

  • Chướng bụng: luôn cảm thấy bụng căng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn xong. Thức ăn không được tiêu hóa hết, ứ đọng trong ống tiêu hóa gây nên tình trạng này.

  • Buồn nôn, nôn mửa: Các nguyên nhân gây kích thích đường tiêu hóa sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

  • Ợ hơi, ợ nóng: Các rối loạn tại dạ dày và tá tràng thường gây nên tình trạng ợ hơi, ợ nóng. Nếu bạn thấy mình thường xuyên có triệu chứng này chứng tỏ bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa rồi đấy.

  • Đau bụng âm ỉ: Hầu như ai bị rối loạn tiêu hóa đều kèm theo đau bụng. Cơn đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày, vùng bụng dưới. Ban đầu nhẹ, sau đó lan rộng và nặng hơn, đặc biệt là sau khi ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc bị ngộ độc thực phẩm.

  • Đại tiện bất thường: các dấu hiệu bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,… tất cả là do sự rối loạn chức năng đào thải của hệ tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài, đặc biệt là tiêu chảy sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược.

  • Chán ăn: Khi bị các vấn đề về tiêu hóa, bệnh nhân thường có cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì.

  • 3. Điều trị
  • Chế độ dinh dưỡng: thức ăn và nước uống là tác nhân dễ gây ra chứng rối loạn tiêu hóa nhất. Vì thế, việc cân bằng dinh dưỡng và lựa chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn đồ quá cay nóng, quá chua, quá nhiều đạm hoặc mỡ. Đối với bệnh nhân tiêu chảy mạn tính không nên ăn nhiều thức ăn giàu xơ. Người bệnh nên được bổ sung men tiêu hóa và các loại thức uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.

    Sử dụng thuốc: bạn có thể sử dụng kháng sinh đúng liều để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ. Vì thế bạn cần đến khám và nhờ bác sĩ kê đơn điều trị nếu xuất hiện các dấu hiệu nặng.

    Điều trị tại bệnh viện: các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch nếu bị mất nước do nôn, tiêu chảy. Các trường hợp sốt cao, mất máu do đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước,… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

    4. Cách phòng ngừa
  •  
  • Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.

  • Đối với người thường xuyên táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.

  • Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn.

  • Bổ sung men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

  • Tập thói quen đi vệ sinh khoa học, mỗi ngày đều nên đi vệ sinh 1 lần vào cùng một thời điểm.

  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

  •  
29 tháng 9 2016

1.cách phòng ngừa bệnh sán lá gan :

. Biện pháp dự phòng

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.

- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.

2. Biện pháp phòng chống dịch

- Biện pháp tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.

- Biện pháp chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch, kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước; tuyên truyền người dân không ăn gỏi cá, không ăn rau sống mọc dưới nước. Người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan tại vùng có dịch.

3. Kiểm dịch y tế biên giới

Kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước.

2.bn tự tìm hiểu nhé .

chúc bn hok tốt haha

Câu 1:

Biện pháp dự phòng:
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ; không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.
- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.
Biện pháp phòng chống dịch:
- Tổ chức: nếu có dịch xảy ra phải thành lập ngay Ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch.
- Chuyên môn: thu dung bệnh nhân tới cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh; kiểm soát trâu, bò vùng có dịch, kiểm tra nguồn bò lai nhập khẩu vào trong nước; tuyên truyền người dân không ăn gỏi cá, không ăn rau sống mọc dưới nước. Người nghi ngờ nhiễm bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chủ động phát hiện và điều trị sớm bệnh sán lá gan tại vùng có dịch.

Câu 2:

- Bệnh sán lá gan nhỏ: người hoặc động vật ăn phải ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
- Bệnh sán lá gan lớn: người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong…) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.

 

18 tháng 11 2021

-Thoái hoá khớp: tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn -Triệu chứng: Đau khớp, cứng khớp, khớp biến dạng, hạn chế hoạt động -Nguyên nhân: tuổi già, di truyền, bíeo , có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao... - Cách chữa trị: Trị liệu vật lý, tập luyện, dùng thuốc, phẫu thuật

Người ta tiêm vắc xin để phòng ngừa những bệnh do tác nhân nào gây ra : do vi rut

 Vì sao có những loại vắc xin phải tiêm nhiều lần ​

 Nguyên nhân có các mũi tiêm nhắc lại là  với một số loại vắc-xin (như vắc-xin bất hoạt) thì một liều không đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhiều liều để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch nhiều hơn nhằm đạt hiệu quả miễn dịch bền vững.

Tìm hiểu nguyên nhân cách lây truyền và biện pháp phòng chống covid-19 ?

Nguyên nhân : qua đường hô hấp 

Biện pháp: 

Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch

Thường xuyên khử khuẩn

Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh

Hạn chế đi lại và tập trung nơi đông người

Học cách đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng

Thực hiện khai báo y tế

Tự trang bị và cập nhập thông tin Covid-19

Câu 1: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

Nghĩa là chúng ta phải ngăn ngừa bệnh trước, chứ không phải để bệnh xảy ra rồi mới tìm kiếm giải pháp chữa bệnh.

Đồng thời giúp ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể vật nuôi.

Giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Hạn chế tổn thất cho người chăn nuôi.

Câu 2:

Vì trâu bò có 4 dạ dày và trong đó có 1 dạ dày cỏ có thể tiêu hóa được thức ăn cỏ, rơm rạ.

 

3 tháng 5 2021

Câu 1 Chăm sóc tốt,nuôi dưỡng tốt để vật nuôi không mắc bệnh, cho năng suất cao sẽ kinh tế hơn là phải dùng thuốc để chữa bệnh.Vì dịch bệnh xảy ra phải can thiệp rất tốn kém,hiệu quả thấp.

Câu 2 Trâu,bò ăn được cỏ,rơm vì chúng có dạ dày 4 túi,một trong 4 túi đó là dạ cỏ.Trong dạ cỏ có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp cho việc tiêu hóa rơm,cỏ thuận lợi.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Tên

bệnh

Nguyên nhân

Biện pháp phòng

Ngộ

độc

thực

phẩm

- Do sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học, các thực phẩm biến chất, ôi iu hoặc có sẵn độc tố,…

- Có chế độ dinh

dưỡng hợp lí.

- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Vệ sinh răng

miệng đúng cách.

- Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi

khuẩn.

- Xây dựng thói

quen ăn uống lành mạnh.

- Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.

- Hạn chế sử dụng

chất kích thích.

- Vệ sinh răng

miệng đúng cách.

- Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.

Tiêu

chảy

- Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh

đường ruột,…

Giun

sán

- Do môi trường sống ô nhiễm; thói quen ăn thực phẩm sống, rửa

chưa sạch; nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng,…

Sâu răng

- Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách,

thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,…

Táo

bón

- Do chế độ ăn uống không hợp lí (uống ít nước, thiếu chất xơ, ăn

nhiều thực phẩm giàu chất béo,…); do mắc các bệnh lí; sử dụng

một số loại thuốc;…

Viêm

dạ dày

- Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,…

 

16 tháng 7 2018

- Một số bệnh lây qua đường tiêu hóa: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn,

- Nguyên nhân gây ra bệnh lây qua đường tiêu hóa: Thức ăn không hợp vệ sinh (thiu, chứa độc tố, chưa chín,…), môi trường không được vệ sinh sạch sẽ.

- Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa ta cần:

     + Ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống.

     + Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

     + Giữ vệ sinh môi trường.

8 tháng 8 2023

Dù là ai, ở độ tuổi nào thì cũng đều có thể gặp vấn đề với chức năng tuần hoàn. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng tuần hoàn điển hình có thể kể đến như:

- Cao huyết áp.

- Bệnh tiểu đường.

- Béo phì hoặc quá thừa cân nặng.

- Tiền sử gia đình đối với bệnh tim mạch.

- Nồng độ cao cholesterol trong máu.

- Nhịp tim rối loạn.

- Suy tim.

- Động mạch bị xơ vữa.

- Hút thuốc lá, có tiếp xúc nhiều với khói thuốc.

- Thường xuyên dùng chất kích thích và rượu bia.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023

Đề xuất và tuyên truyền biện pháp phòng bệnh về hệ vận động:

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa sức.

- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất.

- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
11 tháng 9 2023