K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Theo e truyện ko chỉ có vậy

Hình tượng biển xanh chính là công lí của nhân dân, là thái độ của nhân dân

Mụ vợ - những kẻ tham lam độc ác sẽ bị trừng trị thích đáng

Ông lão - lương thiện, vô tội

27 tháng 1 2022

thank bạn nha

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.” Dường như tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Điều đó cũng cho em thấy nếu muốn cảm nhận được rõ nét một tác phẩm văn chương, ta phải hóa thân vào trong tác phẩm để cảm nhận rõ nét và đầy đủ nhất những cảm xúc văn chương dạt dào của người nghệ sĩ.

24 tháng 12 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Những bài thơ viết về đề tài mùa thu: Sang thu – Hữu Thỉnh, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Gió thu – Tản Đà, Tiếng thu – Lưu Trọng Lư, Tức cảnh chiều thu – Bà Huyện Thanh Quan,...

- Cảm xúc về mùa thu: Bốn mùa trong năm, có lẽ mùa thu là khoảng thời gian mà gợi cho con người nhiều cảm xúc khó tả.Đấy là mùa của lá vàng rơi và những đám mây trắng trôi lững lờ trên nền trời trong xanh.Mùa của tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn bên chiếc lồng đèn ông sao, cá chép đỏ hồng.Làm sao quên, buổi tựu trường bắt đầu năm học mới, chúng ta đi trong ánh nắng mùa thu.Mẹ dẫn con bước qua cánh cổng trường để bước vào “Thế giới diệu kì”. Không như mùa xuân tươi thắm, mùa hạ rộn ràng, tưng bừng, mùa thu mang vẻ đẹp dịu dàng, êm đềm thơ mộng. Ôi, cảm ơn mùa thu mát mẻ gợi trong lòng người cảm giác bình yên giữa nhịp sống ồn ào hối hả.

25 tháng 10 2019

Tham khảo:

Người nông dân Việt Nam yêu nước chống ngoại xâm đã xuất hiện từ rất lâu, ít nhất cũng trên mười mấy thế kỷ nay. Nhưng trong văn học, hình ảnh người nông dân ấy chỉ thực sự xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX với bài văn “ Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên bức tượng đài nghệ thuật đầu tiên về người nông dân – nghĩa sĩ Việt Nam. Đó là hình tượng rất đẹp, rất chân thực đầy tính bi tráng, bi thương mà hào hung như cuộc chiến đấu bi tráng mà nhân dân Việt Nam đã tiến hành suốt nửa sau thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, vì cuộc sống, vì độc lập, tự chủ của Tổ quốc mình.

Nguyễn Đình Chiểu đã rất có lý, rất sâu sắc khi mở đầu khúc bi ca của mình:

Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền: lòng dân trời tỏ.

Quả là, qua cuộc đấu tranh này, qua cái thử thách khắc nghiệt này, bản chất tốt đẹp, tấm lòng yêu nước của những nông dân bình thường này, vẻ đẹp thực sự của tâm hồn họ được bộc lộ một cách trọn vẹn. Họ vẫn có đấy, vẫn sống đấy, nhưng sống trong thầm lặng của sự quên lãng. Nguyễn Đình Chiểu, với sự cảm thông cao độ, nhận ra rằng cuộc sống của họ đã từng vất vả xiết bao:

Nhớ linh xưa:

Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó.

Bao nhiêu lượng thông tin chứa đựng trong tám tiếng ngắn ngủi ấy đã nói với chúng ta rất đầy đủ về tình cảnh của người nông dân Cần Giuộc, người nông dân lục tỉnh, cũng là người nông dân Việt Nam ngày đó. Bóng dáng của họ, nhỏ bé và cô đơn trong cuộc sống, sự khắc nghiệt và những tai họa trong thiên nhiên, từ xã hội, như hiện lên rõ mồn một qua từng chữ. Tưởng như, chỉ chừng ấy lo toan vất vả cũng quá đủ đối với họ, tưởng như họ, những người nông dân vất vả ấy, chẳng còn có thể nghĩ gì thêm, lo toan gì thêm ngoài những “ toan lo nghèo khó” vốn đã quá lớn lao ấy.

Thế mà không, quân xâm lược đã xâm chiếm đất nước, đã đến tận xóm làng, đã đến tận ngôi nhà của họ. Và, những con người đang cúi xuống ấy bỗng đứng phắt dậy vươn vai, và họ chợt trở thành người khổng lồ như chú bé làng Gióng mấy nghìn năm xưa khi chợt nghe lời truyền của sứ giả. Nhưng có một điều cơ bản rất khác xưa là tiếng rao truyền cứu nước không phải phát đi từ cung điện nhà vua mà đã được phát đi từ chính trái tim của những người nông dân Cần Giuộc. Nó chính là lòng căm thù sôi sục vì hành động cướp nước:

Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp: muốn tới ăn gan: ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

Như một phản ứng hạt nhân tất yếu, lòng căm thù giặc cao độ đã làm nảy sinh một khát vọng cao độ: khát vọng đánh giặc. Đó là ước muốn hoàn toàn tự nhiên và hoàn toàn tự nguyện:

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình:

Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc rat ay bộ hộ.

Người nông dân của Nguyễn Đình Chiểu thật đã khác hoàn toàn với người nông dân chỉ trước đó không bao lâu.” Bước chân xuống thuyền, nước mắt như mưa” khi phải sung làm lính đi biên thú phương xa để bảo vệ cương thổ của nhà vua. Tự nguyện chiến đấu, ấy là nét bản chất nhất trong hành động của người nghĩa sĩ thực sự. Phải chăng đó là sự tiếp tục giữa nghĩa sĩ Cần Giuộc đánh ngoại xâm với chàng tráng sĩ Lục Vân Tiên đánh cướp mà động cơ duy nhất:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Trong việc nghĩa, không có việc nào lớn hơn việc cứu nước. Thấy việc nghĩa thì phải làm, làm một cách vô tư, không vụ lợi, không chần chừ, không cần đợi có đủ điều kiện mới làm. Đó là chỗ bi kịch của người nông dân Cần Giuộc, đó cũng là chỗ hùng ca của người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bi kịch vì:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin qua như trời hạn trông mưa.

Họ bắt đầu cuộc chiến đấu vào lúc lẽ ra triều đình phong kiến cùng quan quân của họ đã phải tiến hành cuộc chiến đấu ấy từ lâu nhưng lại “ án binh bất động” một cách khó hiểu. Bi kịch còn cho họ là những người:

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm: tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Bước vào chỗ sống chết của chiến trường mà những con người ấy chỉ mang theo những trang thiết bị chỉ đủ để làm những người cày ruộng.

Trước giặc dữ là những tên lính nhà nghề có đủ “ tàu sắt tàu đồng”, đạn to, đạn nhỏ, họ chỉ là những người nông dân không có kiến thức gì về trận mạc, chỉ có “ một manh áo vải”, “ một ngọn tầm vông”, chỉ có “ lưỡi dao phay”. Cuộc chiến đấu mới chênh lệch làm sao! Kết cục cuộc chiến đấu ấy như thế nào thì đã rõ rang rồi. Đó là tấn bi kịch của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc, cũng là tấn bi kịch của cuộc sống nước ta vào thời kỳ nghiệt ngã ấy, tấn bi kịch đã đưa đến cái họa mất nước kéo dài cả thế kỷ.

Nhưng chính trong cái bi kịch ấy, bản hùng ca của cuộc sống đã cất lên. Hùng ca trước hết là sự ngoan cường của những con người quyết chiến thắng, vượt lên trên nỗi lo thất bại để chiến thắng, lấy tinh thần xả thân vì nghĩa để bù đắp hết mọi sự thiếu hụt, chênh lệch của mình so với kẻ thù:

Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không, nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có,

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Thật là phấn chấn, thật là hào hùng, thật là hả dạ. Đúng là họ đã chiến đấu như những người lính tuyệt vời dũng cảm. Ở đây, sức mạnh tinh thần đã phát huy đến mức tối đa và trong một chừng nào đó, đã tỏ rõ hiệu quả của nó trước sức mạnh của chiến thuật, của vũ khí, trang bị:

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia: gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rơi đầu quan hai nọ.

…Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh…

Trong văn chương Việt Nam, cho đến Nguyễn Đình Chiểu, quả chưa hề có một bức tranh hào hùng như thế về tư thế chiến đấu của người lính áo vải. Hình ảnh người nông dân ở đây là sự kết tinh và thăng hoa ở mức độ cao nhất những gì vốn là bản chất của họ. Trong những giây phút tuyệt vời ấy, người nông dân Cần Giuộc đã đi vào vĩnh cửu.

Quả Nguyễn Đình Chiểu đã tạc nên một bức tượng đài của người nông dân – nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nhưng đây không phải là tượng đài của một người, mà của nhiều người, của một tập thể anh hùng. Không có cái tập thể ấy, không làm sao có được sự hòa hợp tuyệt đẹp, cái khí thế bừng bừng áp đảo hiểm nghèo, áp đảo cái chết, với những “ đạp rào lướt tới”, “ xô cửa xông vào”, với những “ kẻ đâm ngang người chém ngược”, bọn hè trước, lũ ó sau như thế được.

29 tháng 10 2019

Vẻ đẹp người nông dân

+ Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, “côi cút làm ăn” sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp.

+ Lòng căm thù, ghét cay ghét đắng trước hình ảnh kẻ thù xâm chiếm đất nước ta.

+ Lòng yêu nước cao độ.

+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm chống quân thù.

+ Hi sinh anh dũng


HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài viết mẫu

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

     Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Thanh mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuổi thơ của Thanh tuy đầy sự vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ nhưng lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên rằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Tuy đã xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê, với Thanh ngôi nhà ấy vẫn như ngày nào vậy, tựa như tình yêu thương nơi người bà “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá.

     Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy ở Thanh toát lên một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà hơn cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Mỗi lần về thăm quê, Thanh đều có cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên. Thanh cảm thấy thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng, phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị đến vậy. Theo bước chân của Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, được ngắm nhìn khung cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa. Câu văn ngắn gọn mà chan chứa tình cảm của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đã khiến cho người đọc thấy xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ khi còn nhỏ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”.

      Hình ảnh người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng chỉ với vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm của bà dành cho Thanh, ta cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn tình cảm bao la của người bà. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?…”. Bà sợ cháu đi đường xa về mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Hình ảnh người bà đã thể hiện trọn vẹn chất thơ trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, khiến người đọc thấy cảm động trước tình cảm gia đình – tình bà cháu thiêng liêng.

     Không gian trong truyện ngắn cũng được Thạch Lam thành công miêu tả một cách sống động, hình ảnh khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Một khu vườn với cây hoàng lan vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với Thanh đến lạ thường. Và trong không gian bóng hoàng lan ấy, hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến Thanh hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

     Hình ảnh cây hoàng lan xuyên suốt câu truyện gắn với những kỉ niệm khi xưa của Thanh và cũng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng của đôi trẻ Thanh – Nga. Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Thạch Lam đã đưa chất thơ vào thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, đó cũng chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù cho tình yêu của Thanh và Nga có chưa đầy sự gian khổ, khó khăn khi Thanh một lần nữa phải lên đường thì nó vẫn bền vững như ngày nào dưới sự chứng kiến của cây hoàng lan, Nga vẫn sẽ đợi Thanh, vẫn sẽ hái hoa hoàng lan cài lên tóc mỗi mùa hoa nở như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

      Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời. Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, người đọc không chỉ cảm thán bởi tình cảm gia đình, tình bà cháu hay tình yêu đôi lứa của Thanh và Nga mà còn thán phục trước vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng mà đầy chất trữ tình.

17 tháng 12 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)

Thân đoạn:

Giới thiệu về mẹ em:

+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?

+ Mẹ em làm nghề gì?

Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:

Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...

Mẹ dạy em học bài...

...

Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.

3 tháng 5 2024

cũng hơi hay