K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2024

tham khảo:

Bài thơ "Đưa con đi học" của Tế Hanh mang trong mình sự trầm lắng của mùa thu, vẽ nên bức tranh tươi đẹp về hình ảnh người cha đưa đứa con bé tới trường. Bầu không khí trong lành của mùa thu mới đến đã tạo nên một bức cảnh mới mẻ, trong đó cha và con hòa quyện vào không gian tươi mới. Sương đọng trên cỏ, ánh nắng lấp lánh giữa hàng hạt ngọc, tất cả cùng hòa quyện, tạo nên một bức tranh tuyệt vời về cuộc sống. Dòng thơ đầu tiên nêu bật tình cảm cha con qua hình ảnh cha dẫn con nhỏ đến trường. Lúa đang chín cả, xanh tươi cao ngất, con nhìn quanh với vẻ ngỡ ngàng - những hình ảnh này phản ánh sự tò mò, ngạc nhiên của đứa con trong môi trường mới. Hương thơm của lúa lan tỏa, giống như hương thơm của quê hương, đẩy đến ý nghĩa sâu xa hơn về tình cảm thiêng liêng của mẹ đất, của tổ quốc. Điều này tái hiện mối liên hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên, và cũng tạo ra một sự tương phản đẹp giữa tình cha con và tình yêu đất nước. Câu thơ cuối cùng phản ánh sự hi vọng và niềm tin của cha dành cho tương lai con. Mặc dù đây chỉ là bước đầu trên hành trình học tập, tình thân và sự hướng dẫn từ cha sẽ luôn bên cạnh, giúp con vượt qua mọi thử thách và tiến tới thành công.

22 tháng 11 2023

Công cha mẹ giống như núi Thái Sơn. Không gì có thể yêu con bằng cha mẹ.Nhưng con cũng phải biết kính trọng những công lao của bố mẹ.

Cho like đi

22 tháng 11 2023

ngắn thế

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa.

Cảm nhận chung sau khi đọc bài thơ: xót xa thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ theo năm tháng

17 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ, xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc trong bài

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Mẹ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi, tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh minh mẫn như ngày xưa.

Cảm nhận chung sau khi đọc bài thơ: xót xa thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ theo năm tháng

Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Gánh mẹ":   Cho con gánh Mẹ một lần,Cả đời Mẹ đã tảo tần gánh con.   Cho con gánh Mẹ đầu non,Cả lòng Mẹ đã gánh con biển trời...   Ngày xưa Mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời Mẹ ru.   Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...   Để con gánh Mẹ đừng can,Sợ khi Mẹ mất muộn màng gánh ai?   Cho...
Đọc tiếp

Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ "Gánh mẹ":

   Cho con gánh Mẹ một lần,

Cả đời Mẹ đã tảo tần gánh con.

   Cho con gánh Mẹ đầu non,

Cả lòng Mẹ đã gánh con biển trời...

   Ngày xưa Mẹ gánh à ơi!

Con xin gánh lại những lời Mẹ ru.

   Đường đời sương gió mịt mù,

Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...

   Để con gánh Mẹ đừng can,

Sợ khi Mẹ mất muộn màng gánh ai?

   Cho con gánh cả tháng dài,

Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.

   Cho con... gánh cả đôi vai,

Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.

   Mẹ già lá sắp xa cây

Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?

   Mẹ ơi sóng biển dạt dào,

Con sao gánh hết công lao một đời.

   Bông hồng cài áo đúng nơi,

Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.

   Cho con gánh lại Mẹ già,

Để sau người gánh chính là con con...

   Còn trời, còn nước...còn non

Con xin gánh Mẹ...cho tròn phần con...

                            (Gánh mẹ - Trương Minh Nhật)

2
15 tháng 1 2023

Tham khảo nhé 

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời còn"

Hạnh phúc vẹn tròn khi có cha, có mẹ ở bên. Mẹ luôn là một người đặc biệt và sống mãi trong lòng tôi. Là người tôi luôn yêu thương và kính trọng.

Năm nay em lên lớp 10 cũng là lúc mẹ tròn tuổi 40. Năm tháng qua đi nhanh quá, mới ngày nào em còn chập chững, mới ngày nào mẹ còn là một cô gái trẻ xinh đẹp vậy mà giờ đây cái tuổi tứ tuần cùng những lo toan vẫn vả cuộc cuộc sống đã khiến mẹ già đi. Những vết chân chim in hằn trên khoé mắt, làn da mẹ không còn mịn màng như trước. Dáng mẹ gầy mảnh khảnh, nặng trĩu trên vai những bộn bề cuộc sống, vì chồng, vì con, vì gia đình nhỏ thương yêu. Tóc mẹ dài có bao giờ buông thả, mẹ vẫn bối gọn gàng trên mái đầu cho tiện bề làm việc, nụ cười mẹ vẫn luôn dịu dàng và bao dung như thế, mỗi lúc mẹ cười em thấy mình yên bình đến lạ. Có lẽ, lúc mẹ cười là lúc mẹ đẹp nhất, tôi ao ước rằng mẹ có thể mãi vui cười như vậy, dẫu cho cuộc sống có nhiều những trắc trở khó khăn. Mẹ không cầu kỳ, phô trương trong mọi việc, là người luôn giản dị và khiêm tốn. Những chiếc áo mẹ mang không hề đắt tiền, mẹ cũng ít khi mua quần áo mới bởi dành tiền lo cho gia đình. Nhìn mẹ tiết kiệm cái ăn, cái mặc nhưng chưa bao giờ để tôi phải thiếu thốn một thứ gì, tôi càng thương mẹ vô cùng. 

Mẹ ơi, con rất thương mẹ, những nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua, những hy sinh mà mẹ phải đánh đổi vì con thật quá lớn lao. Còn nhớ những ngày thơ, mẹ là người kiên trì dạy con từng con chữ, uốn cho con từng nét bút, dạy cho con biết đọc biết viết như cô giáo của con vậy. Lớn lên rồi, con lại không may mắn có được sự khoẻ mạnh như bao bạn bè cùng trang lứa, mẹ lại phải chăm sóc, lo toan cho con nhiều hơn. Vậy mà, chưa bao giờ con thấy mẹ than vãn một lời, mẹ vẫn cứ thế, lặng lẽ hy sinh, thầm lặng yêu thương con như thế. Con còn nhớ ngày em trai bị tai nạn, mẹ đã đau đớn đến thế nào khi nghe tin rằng em không qua khỏi. Nhìn mẹ gục ngã trước phòng mổ của bệnh viện với nước mắt cả sự đau thương ấy con càng nhói lòng. Mất mát ấy làm sao có điều gì có thể bù đắp được mẹ nhỉ. Con biết mẹ làm sao có thể không thương, không đau lòng cho được, dù thời gian dài có khiến nỗi đau nguôi ngoài thì lòng mẹ và cả gia đình mình vẫn còn đó những vết thương lòng . Nhưng mẹ à, con mong rằng mẹ và con và cả ba nữa hãy thật mạnh mẽ, sống tiếp cuộc đời còn lại của em con. Chúng ta phải thật hạnh phúc thì em nơi ấy mới yên lòng mẹ nhỉ. Con và ba sẽ mãi bên mẹ, mẹ à.

Mẹ ơi, có đôi lúc trong cuộc sống này còn khiến mẹ buồn, mẹ lo lắng, lúc đó, có lẽ vì cái tôi của mình quá lớn mà còn không nghe lời mẹ. Thậm chí cãi lại cả lời mẹ. Những lần như thế, con luôn tự dằn vặt và thấy có lỗi với mẹ thật nhiều, vậy mà ngày cả ba từ" con xin lỗi" con vẫn không thể thốt ra. Còn biết mẹ buồn lòng vì con nhiều lắm, con hứa từ nay sẽ thay đổi, không làm mẹ buồn phiền hay lo lắng nhiều vì con nữa, mẹ hãy yên tâm ở con, mẹ nha. 

Con cũng cảm ơn về những ân tình, những lời dạy bảo đầy ân cần về điều hay lẽ phải của mẹ. Những lời mẹ dạy dỗ luôn là hành trang cho con vào đời, cho con trưởng thành hơn nữa trong cuộc sống của mình. 

Mẹ chính là nguồn sống đời em, là ý nghĩa và động lực để em cố gắng học hỏi và phát triển mỗi ngày. Mẹ luôn là bờ vai tin cậy và vững vàng nhất của con. Với em, mẹ là tất cả, em muốn nói với mẹ rằng: "mẹ ơi, con yêu mẹ thật nhiều"

cảm ơn ạ yeu

tham khảo:

 

Ca dao là thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao dân ca Việt Nam là một kho tàng lớn, nó đa dạng và phong phú vô cùng. Những câu hát về tình cảm gia đình là một trong số loại ca dao dân ca gần gũi nhất với mọi người. Đó cũng mang một ý nghĩa ca cả, đầy tình thương chan chứa của con người. 

Ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Nhưng ài ca dao về tình cảm gia đình thể hiện nhiều nhất, bộc lộ nhiều cảm xúc yêu thương nhất, nó mạng một ý nghĩa vô cùng to lớn và cao cả. Trong bài thơ, nhân vật chính chính là ba mẹ chúng ta, người đã sinh ra và dạy dỗ chúng ta nên người. Trong bài, người ta đã so sánh hết lần này, đến lần khác sự côn ơn sinh thành của cha mẹ, đó cũng là một trong số biểu hiện biết ơn đối với họ.

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"  

Tuy bài ca dao chỉ có 4 dòng, và nó thật ngắn ngủi, nhưng lại mang một ý nghĩa cực kì to lớn, đó mang đựng cả một lòng biết ơn sâu sắc, một lòng thờ kính của tất cả mọi người với cha mẹ của mình. Và bài ca dao này còn có một ý nghĩa khác, đó là lời dạy dỗ từ cha mẹ đến con cái, khuyên các con phải lấy chữ hiếu làm đầu.   

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Hai câu đầu đã sử dụng phép so sánh ngang bằng. So sánh giữa cha và núi Thái Sơn, núi Thái Sơn là núi cao to, rộng lớn, người ta so sánh cha và núi Thái Sơn nhằm nói lên công ơn của người cha một cách to lớn, rộng vô bờ bến. Ngoài câu so sánh với núi Thái Sơn, người ta còn so sánh cha với núi ngất trời, điều này cũng tương tự đó là nói đến công lao của cha một cách to lớn. So sánh giữa mẹ và nước trong nguồn, điều này có lớn lao hơn nữa, nước trong nguồn thì không bao giờ mà đếm hết được, vì thế người ta so sánh mẹ với nước trong nguồn là nhằm nói lên tình nghĩa lớn lao của người mẹ đối với con cái mà không thể đếm hết được.

"Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"  

Ở đây, người ta nói đến một lòng có nghĩa là chúng ta chỉ được sử dụng một lòng, và lòng này là lòng biết ơn thật, không có lòng thứ hai, điều này nói lên sự trân thành từ người con đối với cha mẹ. "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", đây là lời nhắn từ cha mẹ dành cho con cái, nhằm nói lên những lời dạy dỗ, phải đặt chữ hiếu lên làm đầu, đó là những mong muốn con trưởng thành, sống tốt của cha mẹ.  

Qua bài ca dao trên, ta cũng đã nhận ra được những công lao to lớn của cha mẹ, và điều đáng quý nhất là họ đã sinh ra và dạy dỗ chúng ta nên người. Hiếu thảo là thước do phẩm giá của con người, kẻ bất hiếu là kẻ đáng bị nguyền rủa, lên án. Ta đã rút ra được một bài học chính đáng. Còn nữa, công cha nghĩa mẹ không chỉ thể hiện trong văn học mà còn được nhắc đến rất nhiều ở ngoài đời, trong âm nhạc, phim ảnh, hội họa…. Từ đó, chúng ta có thể dần cảm thấy quen thuộc, gần gủi, vậy không cớ nào chúng ta lại không thực hiện chúng. Đậy cũng sẽ là bài học đáng quý cho những ai không có sự hiếu thảo, không yêu quý cha mẹ mình, tình yêu thương của cha mẹ không bao giờ đếm hết, vậy chúng ta hãy yêu thương họ như họ đã yêu thương chúng ta đi, điều đó sẽ là ta cảm thấy thoải mái hơn, yên bình hơn. Mỗi lần đọc bài ca dao là một lần tự nhủ về đạo làm con phải sao cho tròn chữ hiếu. 

26 tháng 12 2022

Bạn tham khảo rồi triển khai thêm nhá: 

Bài thơ như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão tương lai.

  
19 tháng 3 2024

\(\)

15 tháng 3 2022

Wow hay đấy

18 tháng 10 2021

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

Lời ru của mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Thật vậy! Lời ru của mẹ chính là cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn để từ đó tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Lời ru còn là thứ bảo vệ người con bằng những nốt thanh ấm áp lòng mẹ. Lời ru cũng là những ca dao tục ngữ vô thức dạy con về đạo làm người. Không những thế, nó còn chắp cánh cho mọi ước mơ của con từ thuở trong nôi. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn rất ít những người mẹ cất lười ru đầy thân thương đó, việc này cũng đã đôi phần làm giảm đi cái ý nghĩa của lời ru nhỏ bé đó. Phải, lời ru nhỏ bé nhưng là con đường lớn cho con tập tễnh bước vào đời.

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ lên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế.Cảnh thu rất đẹp nhưng buồn phảng phất. Đó chính là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian tĩnh lặng trong bài thơ góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ. Đó cũng chính là cái tính rất gợi cảm, tác động tới tâm hồn nhà thơ: một tâm trạng cô quạnh, đau xót trước tình hình đất nước bị xâm lược. Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả việc  câu cá. Câu cá chỉ là cái cớ để nhà thơ mở rộng cõi lòng mình đón nhận cảnh thu, tình thu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được một tấm lòng thiết tha gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà vẫn không kém phần sâu sắc(đúng ko nhỉ!!)
20 tháng 11 2021

TK

Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là “trời thu xanh ngắt”. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm “mấy tầng cao”, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu “xanh ngắt”. Nét cong mềm của “cần trúc” vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy “lơ phơ” gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu” gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn?
 

=> Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:

- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc

- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc

- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc

- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt

a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:

- Xác định đề tài và cảm xúc.

- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.

- Tập gieo vần.

a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:

- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.

- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:

- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào? 

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật

 

a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:

- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng

sâu đậm trong em.

- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.

a.6. Viết văn bản tường trình:

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.

      Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.

7 tháng 1 2024

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.

8 tháng 1 2024

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.