K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2024

lên internet có nha!

2 tháng 2 2018

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

2 tháng 2 2018

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết.Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân.

28 tháng 1 2018

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.

Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.

Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.

Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài.

Gần hai phần ba thời gian trôi qua, chúng tôi gần như sắp hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo. Có những người có vẻ hài lòng với những gì mình đã viết, ngồi cười tùm tỉm và viết nốt những nội dung còn lại của bài văn. Có bạn lại không hài lòng lắm với bài làm và ngồi lắc đầu, nhưng sau đó vẫn cố gắng tiếp tục viết tiếp vì đã không còn nhiều thời gian để làm lại bài. Mỗi hành động của từng người lúc đấy làm tôi không thể nào quên được, tôi còn nhớ như in cái Quỳnh làm 3 tờ giấy vì bạn ấy là một trong những học sinh giỏi Văn nhất lớp tôi. Quỳnh cứ lấy bút là viết những lời văn của bạn ấy thực sự rất hay và sâu sắc.

Không còn nhiều thời gian nữa, ai nấy đều hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo, những giây phút cuối cùng có vẻ như ồn ào hơn một chút. Có bạn đã hoàn thiện bài viết của mình trước giờ và đang ngồi đọc lại để sửa lỗi chính tả, có bạn chưa viết xong, cặm cụi viết tiếp cho kịp giờ. Không khí lúc ấy thật đặc biệt. Khi cô giáo thông báo hết giờ thì tất cả dừng bút và không ai viết tiếp nữa. Tôi còn nhớ rõ năm đó là Minh, bạn thân của tôi làm lớp trưởng. Bạn ấy đứng lên và đi thu từng bài một, sắp xếp gọn gàng rồi nộp cho cô giáo. Tiếng thở phào nhẹ nhõm của mỗi thành viên được vang lên bởi lẽ chúng tôi đã hoàn thành bài viết của mình. Cho dù nó có như thế nào đi chăng nữa thì bọn tôi cũng đã cố gắng hết sức mình để làm tốt bài Làm văn.

Chẳng hiểu sao khi nhìn lại kí ức ấy, tôi lại nghĩ nó như vừa xảy ra vậy, thân quen một cách lạ thường. Quang cảnh của lớp học trong giờ viết Làm văn có lẽ sẽ theo tôi trong suốt chặng đường của mình, nó hiện hữu trong tôi một cách đặc biệt, khó có thể diễn tả bằng lời. Tôi còn nhớ trong bài Văn ấy tôi được cô giáo cho 7 điểm và nhận xét rằng tôi có tiến bộ. Thật sự quang cảnh lớp học hôm đấy làm tôi nhớ mãi, sẽ không bao giờ quên.

28 tháng 1 2018

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.

Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.

Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.

Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài.

15 tháng 10 2023

Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
 Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
 Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.
Cùng với thác Cam Ly, hồ Than Thở... Hồ Xuân Hương là một thắng cảnh đẹp của Đà lạt, hấp dẫn du khách mỗi khi có dịp đến Lâm Đồng.
Hồ Xuân Hương nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,...
 Người ta cho rằng hồ có tên gọi Xuân Hương là vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện tạo nên một mùi hương thoang thoảng làm ngất ngây du khách nên gọi là Hồ Xuân Hương. Huyền thoại lịch sử lại kể rằng: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953, người ta gọi tên hồ như thế là muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19: Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.
Nước hồ xanh biếc vào mùa khô và đỏ ngầu vào mùa mưa lũ. Hồ càng lộng lẫy vào những ngày tháng cuối năm , mặt hồ lăn tăn gợn sóng, hoa anh đào nở rộ khoác cho hồ một bộ áo rực hồng, làm cho hồ nổi nét kiệu sa diễm lệ. Hồ Xuân Hương dịu êm soi bóng khách sạn Palace, một công trình kiến trúc khá độc đáo, một di tích đáng ghi nhớ-nơi đã tiếp đoàn Đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự cuộc hội nghị với thực dân Pháp năm 1946, để chuẩn bị cho hiệp ước chính thức giữa chính phủ ta và nhà cầm quyền thực dân Pháp về Việt Nam.
Hồ Xuân Hương không chỉ là một thắng cảnh lộng lẫy, dịu dàng , chan chứa của tình yêu, mà hồ Xuân Hương cũng đã bao lần nổi sóng cùng các phong trào đấu tranh của sinh viên, của nhân dân Đà Lạt vùng lên, của phụ nữ Đà Lạt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cuả cả dân tộc.
Cái đẹp, cái duyên dáng, cái kiêu sa, lộng lẫy của hồ Xuân Hương đã gắn với lịch sử đấu tranh bất khuất của thành phố Đà Lạt càng làm cho hồ Xuân Hương trở thành một thắng cảnh không những có đủ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có đầy đủ vẻ đẹp của một địa danh lịch sử địa phương.

mik viết hơi dài, nên viết lại hơi lâu, bn thông cảm.

15 tháng 10 2023

moi tay!####

26 tháng 3 2023

lạc kkk

 

17 tháng 4 2023

để tui giúp nè, kết bài bn tự viết nh:é

Có một buổi sáng rất bình yên, nhẹ nhàng và thư thái như một vùng quê ngay giữa lòng thành phố đó là buổi sáng trên đường phố nhỏ nơi em đang sống.

Đường phố cũng có lúc đi ngủ, ấy là khi chẳng còn ai đi trên đường, thế nhưng có lẽ đường phố cũng dậy sớm nhất vì có những người đi lại rất sớm. Vào buổi sáng, đường phố rất vắng lặng thưa thớt người qua lại, khi ấy em mới có thể để ý đến những thứ xung quanh con đường. Đó là hàng cây hoa sữa đang chuẩn bị ra hoa, một số cây nở sớm đã đem hương thơm thoang thoảng dịu ngọt của mình gửi vào trong gió, nhờ gió lan toả. Được hít hà hương hoa sữa trong buổi sáng trong lành thật sảng khoái, em nhìn thấy những hàng bánh mì bán rong đã túc trực sẵn dưới những gốc cây hoa sữa, chờ những người đi làm, đi học ghé mua ăn sáng. Cũng dưới hàng cây ấy và đi trên vỉa hè là các ông các bà, các bác lớn tuổi đi tập thể dục về, xuống đường vào lúc vắng xe nhất là rất an toàn và thư thái để tập luyện. Những chiếc xe đạp chở gánh hàng hoa, rau quả đạp chậm trên phố, những chiếc xe rác đi thu gom rác và quét đường cho một ngày mới.

17 tháng 4 2023

cảm ơn bn nhưng lần sau bn chú ý hơn nhé,đề là viết đoạn văn chứ ko phải bài văn ạ:)

6 tháng 1 2022
Là ko khí nha
6 tháng 1 2022

Tôi và Duy Mạnh là những người bạn vô cùng thân thiết của nhau. Chúng tôi vừa là những người hàng xóm, vừa là bạn học cùng lớp với nhau trong nhiều năm qua.

Duy Mạnh là một cậu con trai vô cùng hoạt bát. Cậu rất cao. Mạnh là người cao nhất trong số các bạn nam của lớp tôi. Mái tóc ngắn với khuôn mặt điển trai. Làn da ngăm đen trong vô cùng khỏe khoắn. Vầng trán cao và rộng, đôi mắt sáng và đầy mạnh mẽ. Tất cả đều gợi cho người đối diện cảm giác về sự thông minh.

Trong lớp học, Mạnh là một cậu con trai vô cùng tốt bụng. Cậu thường xuyên giúp đỡ bạn bè: khi thì giảng bài, khi thì trực nhật thay… Không chỉ vậy, Mạnh học cũng rất giỏi, nhưng không chỉ riêng một môn nào cả. Tuy nhiên, trong các một học, Mạnh thích học và học giỏi nhất môn Toán. Tôi đã từng rất nhiều lần nhờ Mạnh giảng bài cho. Những lúc như vậy, Mạnh luôn kiên nhẫn giảng bài cho tôi. Cách giảng bài của cậu cũng dễ hiểu. Đối với các thầy cô, Mạnh là một học sinh ngoan ngoãn, nên luôn được các thầy cô yêu mến.

Ngoài giờ học, Mạnh cũng hay chơi các môn thể thao. Mạnh nói với tôi rằng, môn thể thao cậu yêu thích nhất là đá bóng. Ước mơ của cậu chính là một cầu thủ đá bóng chuyên nghiệp. Tôi hy vọng rằng, Mạnh sẽ sớm thực hiện được ước mơ của mình.

Tình bạn với mỗi người thật đáng quý. Với tôi cũng vậy, tôi luôn coi trọng tình bạn giữa tôi và Mạnh. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ mãi giữ gìn được tình cảm quý giá này.

17 tháng 4 2023

Lồng ghép?
https://download.vn/ta-con-mua-mua-xuan-43492

17 tháng 4 2023

4p viết được từng này cũng hơi lạ

19 tháng 2 2017
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.

Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.

Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.

5 tháng 9 2016

các bn giúp mik đi

5 tháng 9 2016

Không khí mùa xuân quê em : Mùa xuân lại ùa về theo đàn chim én và những cành đào , cành mai. Từ lúc sáng sớm , mẹ tôi dậy từ rất sớm để chuẩn bị bữa sáng cho mọi người . Không khí tưng bừng , náo nhiệt của mùa xuân , tôi lại đc thêm một tuổi . Các con , các cháu  tất bật về quê thăm gia đình . Có người thi đi chùa hái lộc may , có người đi chúc tuổi cho ông bà , cô chú ,... Mùa xuân đến , mang lại nhiều niềm vui , hạnh phúc cho mọi người .