K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

* Đoạn kết truyện Vợ nhặt: Trong bữa cơm ngày đói, người vợ nhặt kể về việc phá kho thóc Nhật của người dân miền ngược. Hiện lên trong tâm trí anh Tràng là hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ.

* Đoạn kết truyện Chí Phèo: Cái chết của Chí Phèo, Bá Kiến và hình ảnh cái lò gạch cũ hiện lên trong tâm trí của thị Nở với suy nghĩ “Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi thì làm thế nào”?

* So sánh:

- Giống nhau:

+ Đều mở ra một cuộc đời mới

+ Đều thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

- Khác nhau:

+ Truyện ngắn Vợ nhặt: Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ gợi mở về một tương lai tươi sáng cho tất cả các nhân vật, đánh thức một điều gì đó thật mới mẻ và giúp Tràng bắt đầu bước gần hơn với con đường cách mạng.

=> Chỉ có đi theo cách mạng, đứng lên đấu tranh chống lại cái bạo tàn, áp bức mới có thể bảo vệ được hạnh phúc và sự bình yên của những người thân yêu.

+ Truyện ngắn Chí Phèo: Nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ.

=> Gợi liên tưởng về cái vòng luẩn quẩn của bi kịch Chí Phèo: Chí Phèo chết đi nhưng bi kịch Chí Phèo vẫn còn đó, áp bức, bạo tàn vẫn còn thì vẫn còn những cảnh đời khốn cùng như Chí.

=> Mở ra bi kịch mới.

4 tháng 9 2023

Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, có nhiều tình huống độc đáo và thú vị. Tình huống chính trong truyện là khi anh Tràng, một người nghèo xấu trai, "nhặt" được vợ giữa lúc nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Điều này gây ngạc nhiên và tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tình huống này cũng thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của nhà văn Kim Lân trong việc xây dựng câu chuyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)

- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.

- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ, là người khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.

- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao:

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình.

+ Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

= > Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Thể hiện sự xót thương đối với những người thấp cổ, bé họng, bị chèn ép như Chí Phèo và phản ánh sự thối nát, chèn ép của xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.

b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)

- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945. Tên tuổi cũng không có và gọi là “vợ nhặt”

- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.

- Ngoại hình: Thân hình gầy nhom, quần áo tả tơi, là người không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.

- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.

- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị:

+ Là người có khát vọng sống mãnh liệt, sau khi lấy Tràng trở thành một người có ý tứ và nết na. Tuy cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

+ Thị là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của tác giả Kim Lân: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.

⇒ Kim Lân thể hiện niềm cảm thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ. Nói lên tiếng nói khẳng định, đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ: đó là tình yêu thương đùm bọc, tình mẫu tử, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Từ đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất đồng thời cũng lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

11 tháng 11 2021

Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê lam lũ, hồn hậu, chất phác mà giàu tình thương yêu. “Vợ nhặt” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật người vợ nhặt, một người phụ nữ nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Nhưng sâu trong con người họ đề khao khát được hạnh phúc.

 - Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.

+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

Phăng - tin là một người phụ nữ xinh đẹp, kiên cường, dù gánh trên vai số tiền lớn, cô vẫn cố gửi tiền về cho vợ chồng chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Vì thương con, cô sẵn sàng cắt bỏ mái tóc, sau đó là răng và cuối cùng là làm gái. Cứ càng về sau, người phụ nữ ấy ngày càng sa đọa. Điều này giống như nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao. Hai con người này đều vì gánh chịu những định kiến không có nhân tính từ miệng đời mà mặc kệ dòng đời đưa đẩy. Nhưng sâu thẳm trong trái tim chúng ta đâu chỉ toàn sỏi đá, trái tim vẫn le lói ngọn lửa của yêu thương, tình người. Nếu Chí Phèo có bát cháo hành của Thị Nở để bùng cháy lên ngon lửa khao khát thành người lương thiện, thì Phăng-tin cũng vậy. Hình ảnh đứa con ngây thơ, trong sáng luôn là ngọn lửa sáng chói trong tâm hồn cô, cho cô niềm tin khát vọng cuộc sống. 

Cuộc sống ngày một khó khăn hơn để rồi đỉnh điểm khiến cô chính thức xa ngã, không lối thoát, cô lựa chọn con đường làm "gái điếm". Trong khi đó, Chí Phèo lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.