K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 9 2024

    Khi đăng câu hỏi trên Olm, em cần trích dẫn văn bản lên diễn đàn em nhé. Như vậy mọi người mới hiểu được nội dung của văn bản và hỗ trợ em được tốt nhất. 

16 tháng 1 2019

trên hay dưới

16 tháng 1 2019

bạn lên vietjack hoặc loigiaihay nhé

6 tháng 12 2016
Câu 1: Sự khác nhau và giống nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm.
- Giống nhau.
+ Cả hai đều sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp…
+ Đều sử dụng các phương tiện biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Khác nhau:
-Văn miêu tả
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả
Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.
-Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Câu 2:
-Giống nhau:
+ Tự sự và biểu cảm cùng sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng và tưởng tượng.
+ Đều sử dụng các phương pháp biểu đạt: miêu tả, bình luận, tự sự, biểu cảm.
-Khác nhau:
Văn tự sự
Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự. Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện.
Câu 3:
- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Tất cả những bà ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.
Câu 4:
- Các bước thực hiện khi viết bài văn.
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Đọc và sữa chữa bài viết.
-Tìm ý và sắp xếp ý. Bạn có thể tìm thêm ý và sắp xếp các ý sau thành một trình tự hợp lí:
+ Mùa xuân là mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
+ Mùa xuân là mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch.
+ Mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ.
Câu 5:
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy…
- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả = > tính trữ tình.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
 
28 tháng 3 2018

Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm

Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Văn miêu tả Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả

Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:

Văn tự Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự

Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.

- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.

Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:

a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...

b. Thân bài:

- Biểu cảm về mùa xuân:

+ Thiên nhiên:

++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc

++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng

++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.

++) Hoạt động đặc trưng của con người.

+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.

- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Câu 5:

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...

- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.

17 tháng 4 2022

bạn cần làm câu mấy

 

17 tháng 4 2022

câu 3,4

28 tháng 11 2016

câu 1: bài văn có 3 đoạn:
- đ1:"từ đầu...thuyền rồng": hương vị đắc sắc của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
- đ2:"tiếp theo...nhũn nhặn":giá trị của cốm - cốm đã trở thành 1 sản phẩm chứa đựng văn hóa & phong tục của dân tộc.
- đ3: "phần còn lại": ý nghĩa sâu xa của việc hưởng thụ 1 sản phẩm, lời đề nghị của tác giả với những ngμavàthưngthcmónquàcalúanon.Bàitùybútnóiv1thquàcalúanoncm1snphmkếtthtnhngthtúycathiênnhiên,triđtvàskhéoléocaconngμavàthưởngthứcmónquàcủalúanon.-Bàitùybútnóivề1thứquàcủalúanoncốm-1sảnphầmkếtt∈htừnhữngt∈htúycủathiênnhiên,trờiđấtvàsựkhéoléocủaconng, giá trị của cốm
- tác giả sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm qua các chi tiết miêu tả, bình luận và nhận xét.
bây giờ mình phải đi học rồi, chừng nào về mình post lên tiếp nha!
tiếp nè:
2. - tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết:
+ cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ.
+ hương thơm ấy gợi nhớ đến 1 thứ quà thanh nhã và tinh khiết: cốm.
- để miêu tả đến hương vị của cốm, tác giả đã quy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác.
3. việc dùng cốm và hồng làm lễ vật sêu Tết của nhân dân ta rất thích hợp và có ý nghĩa sâu xa bởi cốm là thức dâng tặng của trời đất, thiên nhiên, mang trong nó hương vị thanh nhã vừa đậm đà của đồng quâ, vừa thích hợp với lễ nghi của 1 xứ sở nông nghiệp lúa nước. Sự hà i hòa đó được biểu hiện trên hai phương diện: màu sắc và hương vị.
4. - tác giả đã bàn về việc thưởng thức 1 món quà bình dị với 1 cái nhìn thấu đáu và 1 thái độ văn hóa:" cốm ko phải...thảo mộc"
- như vậy, theo tác giả ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở cốm: thiên nhiên, trời đất, công sức của con ng.5.cmnhncatácgivcm:thyđưcnhiugiátrkếtthđóbicmlàthcdângcatriđt,mangtrongnóhươngvthanhnhã,đmđàcathiênnhiêncùngviskhéoléocaconng.5.cảmnhậncủatácgiảvềcốm:thấyđượcnhiềugiátrịkếtt∈hởđóbởicốmlàthứcdângcủatrờiđất,mangtrongnóhươngvịthanhnhã,đậmđàcủathiênnhiêncùngvớisựkhéoléocủaconng.
6. - bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam: tác giả bộc lộ nhiều cảm giác để nhận biết về đối tượng, đặc biệt là về khứu giác để nhận ra hương thơm của cánh đồng sen, của lá, của lúa non.
- có cái nhìn tinh tế trong việc miêu tả
vd: tác giả chỉ tập trung và việc miêu tả hình ảnh những cô hàng cốm làng Vòng, cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng mà ko miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm. câu 1: bài văn có 3 đoạn:
- đ1:"từ đầu...thuyền rồng": hương vị đắc sắc của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
- đ2:"tiếp theo...nhũn nhặn":giá trị của cốm - cốm đã trở thành 1 sản phẩm chứa đựng văn hóa & phong tục của dân tộc.
- đ3: "phần còn lại": ý nghĩa sâu xa của việc hưởng thụ 1 sản phẩm, lời đề nghị của tác giả với những ngμavàthưngthcmónquàcalúanon.Bàitùybútnóiv1thquàcalúanoncm1snphmkếtthtnhngthtúycathiênnhiên,triđtvàskhéoléocaconngμavàthưởngthứcmónquàcủalúanon.-Bàitùybútnóivề1thứquàcủalúanoncốm-1sảnphầmkếtt∈htừnhữngt∈htúycủathiênnhiên,trờiđấtvàsựkhéoléocủaconng, giá trị của cốm
- tác giả sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm qua các chi tiết miêu tả, bình luận và nhận xét.
bây giờ mình phải đi học rồi, chừng nào về mình post lên tiếp nha!
tiếp nè:
2. - tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết:
+ cảm hứng được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ.
+ hương thơm ấy gợi nhớ đến 1 thứ quà thanh nhã và tinh khiết: cốm.
- để miêu tả đến hương vị của cốm, tác giả đã quy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác.
3. việc dùng cốm và hồng làm lễ vật sêu Tết của nhân dân ta rất thích hợp và có ý nghĩa sâu xa bởi cốm là thức dâng tặng của trời đất, thiên nhiên, mang trong nó hương vị thanh nhã vừa đậm đà của đồng quâ, vừa thích hợp với lễ nghi của 1 xứ sở nông nghiệp lúa nước. Sự hà i hòa đó được biểu hiện trên hai phương diện: màu sắc và hương vị.
4. - tác giả đã bàn về việc thưởng thức 1 món quà bình dị với 1 cái nhìn thấu đáu và 1 thái độ văn hóa:" cốm ko phải...thảo mộc"
- như vậy, theo tác giả ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở cốm: thiên nhiên, trời đất, công sức của con ng.5.cmnhncatácgivcm:thyđưcnhiugiátrkếtthđóbicmlàthcdângcatriđt,mangtrongnóhươngvthanhnhã,đmđàcathiênnhiêncùngviskhéoléocaconng.5.cảmnhậncủatácgiảvềcốm:thấyđượcnhiềugiátrịkếtt∈hởđóbởicốmlàthứcdângcủatrờiđất,mangtrongnóhươngvịthanhnhã,đậmđàcủathiênnhiêncùngvớisựkhéoléocủaconng.
6. - bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam: tác giả bộc lộ nhiều cảm giác để nhận biết về đối tượng, đặc biệt là về khứu giác để nhận ra hương thơm của cánh đồng sen, của lá, của lúa non.
- có cái nhìn tinh tế trong việc miêu tả
vd: tác giả chỉ tập trung và việc miêu tả hình ảnh những cô hàng cốm làng Vòng, cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng mà ko miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm. câu 1: bài văn có 3 đoạn:
- đ1:"từ đầu...thuyền rồng": hương vị đắc sắc của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
- đ2:"tiếp theo...nhũn nhặn":giá trị của cốm - cốm đã trở thành 1 sản phẩm chứa đựng văn hóa & phong tục của dân tộc.
- đ3: "phần còn lại": ý nghĩa sâu xa của việc hưởng thụ 1 sản phẩm, lời đề nghị của tác giả với những ngμavàthưngthcmónquàcalúanon.Bàitùybútnóiv1thquàcalúanoncm1snphmkếtthtnhngthtúycathiênnhiê

28 tháng 11 2016

xin lỗi nha, máy mik bị lỗi nên hiện lại hai lần.gianroi

11 tháng 12 2021

oạn bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh diều

Bố cục

Xem thêm Bố cục Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý

+ Văn bản biết về vấn đề gì?

+ Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?

+ Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?

Trả lời:

Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

- Ở văn bản này người viết muốn thuyết phục người đọc rằng Nguyên Hồng là một nhà văn của những người nhân dân cực khổ lầm than.

- Để thuyết phục người đọc người viết đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng sau:

+ Nguyên Hồng là người khóc rất nhiều à đây là con người nhạy cảm, dễ xúc động.

+ Nguyên nhân do khóc nhiều, nhạy cảm, dễ xúc động là do thiếu tình cảm gia đình từ nhỏ. Được tác giả chứng minh qua các dẫn chứng cụ thể, cha mất năm 12 tuổi, mẹ đẻ bị gia đình chồng khinh miệt, ruồng bỏ nên lấy chồng mới lại hay đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống với bà cô cay nghiệt

- Nguyên Hồng là một nhà văn đậm chất dân nghèo, dân lao động. Được tác giả chứng minh qua tuổi thơ phải tiếp xúc cùng những hạng người thấp kém nhất trong xã hội. Đến năm 16 tuổi thì nhập hẳn vào cuộc sống đó được thể hiện cụ thể qua ngoại hình và cung cách sinh hoạt.

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.

Trả lời:

Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh

1. Cuộc đời

- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.

- Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.

- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.

- Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.

2. Sự nghiệp

- Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.

- Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

3. Những tác phẩm tiêu biểu

- Ông viết rất nhiều và nổi bật về cả chất lượng và số lượng là các sáng tác về nghiên cứu và phê bình văn học.

- Một số tác phẩm nổi bật như: Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)/ Văn học Việt Nam 1945–1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)/ Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)/ Chân dung văn học, tập I (1990)/ Văn và dạy học văn (1993)

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.

Trả lời:

Ý chính của phần (1) nhằm nói đến việc Nguyên Hồng là một nhà văn rất nhạy cảm và dễ xúc động trong tất cả mọi sự việc đã xảy ra trong cuộc sống.

Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lí lẽ, bằng chứng.

Trả lời:

- Trong phần (2) tác giả tập trung phân tích tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình.

Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?

Trả lời:

- Những câu văn đó đã nói lên những thiếu thốn, bất hạnh của tuổi thơ Nguyên Hồng

Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?

Trả lời:

- Đoạn này nói đến cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội.

Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông

Trả lời:

- Điều làm nên sự khác biệt ở các tác phẩm của Nguyên Hồng là “chất dân nghèo, chất lao động” ta không thể tìm thấy điều này ở những cây bút khác

Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?

Trả lời:

- Câu nói của bà Nguyên Hồng như một dẫn chứng chân thật để nói về con người Nguyên Hồng một người nhân dân chân chất từ cách sinh hoạt, ăn mặc, nói năng và nó đi cả vào văn chương vào các sáng tác của ông.

b. Sau khi đọc

Câu 1 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?

Trả lời:

Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ

- Nội dung của văn bản có liên quan chặt chẽ tới nhan đề, trong phần nội dung tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ nhan đề “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”

- Nếu đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là “Chất riêng khác trong văn chương Nguyên Hồng”

Câu 2 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?

Trả lời:

Để thuyết phục người đọc rằng “Nguyên Hồng rất hay khóc” tác giả đã đưa ra những bằng chứng sau:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi

+ Khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước

+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc...

+ Khóc khi kể lại những oan trái, đau khổ của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”

Câu 3 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?

Trả lời:

- Nội dung phần (2) là tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình của Nguyên Hồng.

- Nội dung phần (3) là cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm nên “chất dân nghèo, chất lao động” trong những sáng tác của ông

Câu 4 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

Trả lời:

- Qua văn bản trên đã giúp em hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời về tuổi thơ của cậu bé Hồng, sự thiếu thốn tình cảm gia đình sâu sắc, khao khát được âu yếm vuốt ve trong vòng tay của mẹ.

- Đồng thời qua văn bản này em mới thấm thía những lời văn sinh động, chân thật mà rất sâu sắc được Nguyên Hồng viết ra ở đoạn trích Trong lòng mẹ

Câu 5 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.

Trả lời:

    Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.

14 tháng 9 2016
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
15 tháng 9 2016

muộn rồi bạn ạ minh làm xong lâu rồi

21 tháng 4 2019

I. KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN

1. Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nao thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn?

Ví dụ 1: Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.

Ví dụ 2: Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.

Ví dụ 3: Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.

Ví dụ 4: Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại

Trả lời:

Khi ta có một nguyện vọng hoặc một yêu cầu nào đó muốn được giải quyết là viết đơn gửi đến cơ quan, tổ chức hay cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn để được giải quyết.

2. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai?

- Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.

- Trong trường mới mở một lớp học nhạc và họa, em rất muốn theo học.

- Trong giờ toán, em đã gây mất trật tự làm thầy giáo không hài lòng.

- Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.

Trả lời:

Những trường hợp cần viết đơn là:

-    Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ xuất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em => Viết đơn gửi cơ quan công an.

-    Nhà trường mới mở một lớp học nhạc và hoạ, em rất muốn theo học => Viết đơn gửi Ban giám hiệu nhà trường.

-    Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến => Viết đơn gửi Ban giám hiệu trường cũ và trường mới.

II. CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NHỮNG NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN

Hãy đọc hai mẫu đơn tr.132-133 SGK và cho biết các mục trong đơn này được trình bày như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống nhau và khác nhau? Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được trong cả hai mẫu đơn?

Trả lời:

Qua hai mẫu đơn ta thấy:

*  Giống nhau: phần đầu, phần cuối và thứ tự các mục trong đơn.

*  Khác nhau:

-  Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Năm sinh, nơi ờ, dân tộc, trình độ văn hoá, trình độ ngoại ngữ. Phần nội dung đơn, nguyện vọng.

-  Đơn không theo mẫu: Phần kê khai về bản thân ghi không chi tiết như đơn theo mẫu, nhưng phần nội dung thì ghi rõ hơn: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì? Đặc biệt phần vì sao được trình bày rõ, cụ thể, chi tiết.

*  Những phần quan trọng không thể thiếu trong đơn:

-  Quốc hiệu

-  Tên đơn

-  Tên người viết đơn

- Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn

-  Lí do viết đơn và những yêu cầu đề nghị của người viết đơn.

-  Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn.

-  Chữ kí của người viết đơn.



 

Câu 1: Khi nào cần viết đơn?
a) Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.
(2) Em bị ốm nên không đến lớp được. Em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép được nghỉ học.
(3) Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám hiệu nhà trường xin được miễn giảm học phí.
(4) Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.
- Trong những trường hợp nào thì cần viết đơn?
- Viết đơn để gửi đến đâu, để làm gì?
b) Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần phải viết đơn? Đơn ấy gửi đến đâu?
- Các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của một bạn.

- Em rất muốn theo học lớp học ngoại khoá nhạc, hoạ ở trường.
- Trong giờ học toán, em đã mất trật tự khiến thầy giáo không hài lòng.
- Gia đình em chuyển đến chỗ ở mới, em muốn được học tiếp lớp 6 ở trường nơi mới đến.
Trả lời:
a.
- Những trường hợp cần viết đơn: có nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn, yêu cầu nào đó cần giải quyết.
- Viết đơn gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết.
b.

  • Đơn trình báo việc mất xe -> gửi đến Công an gần nhất (chẳn hạn công an phường, thành phố, …)
  • Đơn xin học lớp ngoại khóa nhạc, họa ở trường -> gửi đến BGH nhà trường và thầy Hiệu trưởng.
  • Đơn xin kiểm điểm bản thân về hành vi ồn ào trong lớp học -> Gửi đến Thầy giáo và Ban cán sự lớp.
  • Đơn xin nhập học trường mới -> Gửi đến BGH và thầy hiệu trưởng trường mới.
21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bản
Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:
a) Định hướng tạo lập văn bản;
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:
a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?
b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?
c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?
d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?
Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.
2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:
(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.
(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.
Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?
Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.
3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:
a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?
b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?
Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Gợi ý:
- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.
- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)
- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...
5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.
Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...