viết một bài văn tả về cảnh vật xung quanh vào những ngày thường. Trong đó viết có khoảng 5-9 ( hoặc hơn ) có sử dụng phó từ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.
- Kết bài: phát biểu ấn tượng cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.
. Đoạn mở bài và kết bài của bài văn đã đáp ứng yêu cầu của bài văn tả cảnh sinh hoạt.
+ Mở bài: giới thiệu cảnh sinh hoạt chợ nổi Cái Răng.
+ Kết bài: phát biểu ấn tượn cảm xúc sau khi thăm phiên chợ nổi.
Tham khảo:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
- Cấu trúc gồm có 3 phần:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Chùa Tây Phương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu trữ nhiều pho tượng phật quý giá.
Chùa Tây Phương nằm trên đồi Câu Lâu ở thôn Yên xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – Thành phố Hà Nội. Theo các tư liệu để lại thì chùa xây từ đời Cao Biền (865 -875). Vào niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705). Tây Vương Trịnh Tạc đi qua thấy cảnh trí trang nghiêm, bèn truyền cho sửa lại chùa và xây tam quan. Sau đó chùa bị tàn phá do chiến tranh. Đến nay Chùa Tây Phương đã được xây lại trên nền chùa cũ vào khoảng năm 1788 – 1789 dưới triều Tây Sơn với tên mới là “Tây Phương cổ tự”. Một số sách báo hay những tài liệu sử cũ còn ghi lại, núi chùa Tây Phương tên cổ gọi là núi Ngưu Lĩnh. Theo truyền thuyết phong thủy, thềm núi Ba Vì về phía Nam có dãy núi đất chạy xuống huyện Quốc Oai tựa như đàn trâu, có một ngọn núi như quay lại đón nước sông Tích phát nguyên từ các dòng suối trên núi Ba Vì chảy xuống quả núi đó được gọi là Ngưu Lĩnh sơn (núi con trâu) – chính là núi Tây Phương hiện nay. Chính vì thế, chùa Tây Phương hiện nay với kiểu kiến trúc cổ Việt Nam mang dáng dấp “Thượng sơn lâu đài, hạ sơn lưu thủy” là nơi địa linh của non sông đất nước ta.
Chùa Tây Phương là nơi tập trung nhiều pho tượng Phật được coi là nhiều kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Khi thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương, ta có thể miêu tả chi tiết về những bức tượng phật nơi đây. Theo một số tài liệu lịch sử, nguồn gốc của những pho tượng phật trong chùa chính là hiện thực cuộc sống nghèo nàn khổ chực và nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỷ XVIII. Chùa có 72 pho tượng phật được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm tượng La Hán chính là hình tượng đã được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời. Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau với những đường nét, hình khối, dáng điệu vô cùng sinh động.Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa về nội tâm và ngoại hình, mang biểu tượng một nỗi đau khôn nguôi của con người: buồn vui lẫn lộn, suy tưởng, giả say, thiếu ngủ…Nét mặt khắc khổ từ bi, từng nếp nhăn trên vầng trán, từng mạch máu, đường gân, thớ thịt, khớp xương, đôi môi, con mắt đến trang phục xiêm y đều được bàn tay nghệ nhân khắc họa diệu kỳ.
Chùa Tây Phương là niềm tự hào của người dân Thạch Xá nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nó xứng đáng được bảo tồn và lưu truyền mãi mãi về sau. Nếu có dịp về thăm quê hương tôi, tôi sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch để thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương để các bạn hiểu rõ hơn.
đây nha bn nó hơi dài
Trời cuối đông,vàng úa nhuộm màu buồn vô hạn. Một làn gió lạnh thổi qua : mấy chiếc lá rụng.
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại….
Câu 3 : Phần thân bài của bài văn miêu tả cần đạt yêu cầu gì:
A. Tập trung trình bày diễn biến sự việc
B. Tập trung nêu những nét tiêu biểu đặc trưng của cảnh
C. Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự nhất định
D. Cả A,B,C
đáp án có 2 cái đúng????
Câu 3 : Phần thân bài của bài văn miêu tả cần đạt yêu cầu gì:
A. Tập trung trình bày diễn biến sự việc
B. Tập trung nêu những nét tiêu biểu đặc trưng của cảnh
C. Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự nhất định
D. Cả A,B,C
2 đáp án B và C đều đúng ?????
B1: tham khảo:
Từ ngày có bé Ngọc, cả nhà em vui hẳn lên. Bé Ngọc là con chị hai em. Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
Bé có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng như trứng gà bóc. Hai má căng mịn, ai thấy cũng muốn hôn. Đôi mắt tròn đen như hai hạt nhãn. Khi bé Ngọc tập bước đi từng bước nghiêng ngả, thấy cả nhà em reo lên thì thích lắm, miệng cười toe toét để lộ mấy cái răng sữa vừa nhú. Nghe tiếng cười và lời động viên của mẹ “giỏi, giỏi,...”, bé bước nhanh hơn làm cho thân hình lắc lư như con lật đật.
Bé Ngọc thường mặc chiếc áo đầm màu hồng, mang tất màu hồng. Tóc của bé được cột bằng chiếc nơ màu hồng nên mọi người thường gọi bé là bé “hồng”. Mỗi lần thấy mẹ đi đâu về là bé gọi “mẹ... mẹ...” nghe không rõ. Nhiều lúc bé nói ngọng làm cả nhà ai cũng cười. Bé thích xem phim hoạt hình và ca nhạc. Mỗi lần thấy chương trình ca nhạc của thiếu nhi trên ti vi, bé cùng xòe tay múa theo.
Có người nói: “Tuổi thơ là tuổi thần tiên”. Đúng vậy, từ việc nói, đi, ăn, chơi của bé đều thể hiện nét ngây thơ. Bé Ngọc thích chơi búp bê, có lúc ôm cả búp bê lên giường ngủ. Bé lười ăn và còn bú mẹ, nhưng bé ngủ rất nhanh. Mỗi lần bé ngủ, khuôn mặt hiền như vầng trăng của bé trông thật đáng yêu. Mỗi buổi trưa hay tối, mẹ em nằm ôm vào lòng hát ru bé ngủ, bé ngủ nhanh lắm. Giấc ngủ thật ngon lành.
Bé Ngọc là niềm vui của gia đình em, ai cũng cưng bé. Riêng em, em mong bé chóng lớn để cùng em đi học, cùng em xem phim hoạt hình
Bé vừa tròn mười hai tháng tuổi, tuổi tập nói, tập đi. Trông bé rất đáng yêu.
THAM KHẢO
B1
Mấy hôm nay, căn nhà nhỏ của gia đình em rộn rã tiếng cười vì dì Út về chơi bế theo cu Bin, con trai dì mới hơn một tuổi. Bé đang tập đi, tập nói rất đáng yêu.
Cu Bin mới chỉ mười lăm tháng tuổi, da trắng hồng, mịn màng như cánh hoa. Khuôn mặt bé bầu bĩnh, đôi mắt đen lay láy mở to thật đáng yêu. Đôi môi bé chúm chím như nụ hồng, miệng tươi tựa thoa son, trông thấy bé là muốn nựng ngay. Đầu cu Bin tròn trĩnh, rất xinh với mái tóc tơ mềm mượt, hoe hoe vàng nâu chứ không đen nhánh. Tay chân bé bụ bẫm, trắng trẻo.
Bé mặc áo thun kẻ sọc xanh trắng và quần ngắn màu xanh dương có dây đeo, trông bé như một chú lính thuỷ tí hon. Chú lính thuỷ này không đi trên tàu, chú đang chập chững tập đi và bi bô tập nói. Cu Bin chưa đi được nhiều. Bé đi nhiều nhất là dăm bước rồi ngồi bệt xuống đất hoặc ngã ngay vào lòng mẹ, cười toe toét. Ấy thế mà bé rất thích tự mình đi, không chịu cho người lớn dắt tay. Bé vịn vào tay mẹ, đứng lên cho vững rồi rụt tay lại, muốn đi một mình.
Bé bước từng bước một, đôi chân bụ sữa dẫm lên nền nhà, tay bé vươn ra theo đà đi tới. Gắng đi được năm bảy bước, bé ngồi bệt xuống sàn nhà gọi mẹ rất to: “Ma ma... ma ma”. Bé nói tiếng “Ba” là rõ nhất còn những từ khác thì chưa được rõ ràng. Khi muốn ăn, bé nói: “Măm măm” nghe rất dễ thương. Bé cũng biết đòi bế đi chơi trong vườn. Khi muốn đi chơi, bé sà vào lòng em, một tay sờ mặt em, tay kia đập nhè nhẹ vào vai em rồi nói: “Đi, đi, đi...”. Nhân đó, dì út dạy bé nói tiếng “chị” nhưng bé chỉ nói được tiếng “xi” làm cả nhà lăn ra cười.
Cu Bin ngủ ngày hai giấc. Bé ngủ dậy được mẹ cho bú rồi chơi một tí. Bé chơi lúc lắc, búp bê lật đật. Chơi chán, bé tụt xuống đất rồi vịn mép giường đi tới. Để bé tự đi, em đến trước mặt bé cách xe một tí rồi vỗ tay gọi, bé thả tay vịn giường bước nhanh ba bước rồi sà vào tay em. Em vỗ tay hoan hô bé rồi bế bé, hôn thật kêu lên má. Bé thích chí cười nắc nẻ rất dễ thương.
Dì út thường cho bé ăn cháo nấu với thịt và rau củ. Cu Bin thấy chén cháo liền vỗ tay: “măm” làm cả nhà cười rộ lên. Em rất yêu cu Bin, thích nựng bé. Chơi với bé, em hôn bé thật kêu làm bé nhột, cười lên thích thú. Em rót nước, giúp dì cho bé ăn và chơi với bé. Cu Bin rất ngoan, chơi chán, bé đòi bế lên giường và không cần võng đưa, bé nằm ình ra gối thiu thiu ngủ. Thật hay là bé không đòi mẹ, vì dì tập cho bé từ nhỏ, để dì tiện làm việc.
Bác Hồ đã viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Cu Bin đúng là búp hồng trên cành mà cả nhà yêu thương, nâng niu, chăm sóc. Ở chơi một tuần, dì vào lại thành phố, vắng cu Bin, cả nhà đều nhớ bé.
B2
Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.
Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.
Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.
Những chú chim thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.
Và mọi người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến ta không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp khiến ta không thể không đi chợ hoa để ngắm nhìn và rước vài bông về nhà. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm mọi người vui vẻ, trò chuyện mỗi khi gặp người quen trên đường. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây theo lời Bác dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … Ta bỗng thấy mình trẻ lại, dẫu một mùa xuân nữa tới, một tuổi lại trôi đi. Lòng người ta vẫn mãi trẻ và tràn đầy sức sống khi người ta còn có thể cười, có thể vui và không ngừng theo đuổi hạnh phúc.
Xuân đến từ đất trời và cả từ lòng người nữa. Khởi đầu một năm với tuổi trẻ và tình yêu, với đam mê thì dẫu hạ có chói chang hay đông có lạnh lẽo, chúng ta vẫn có thể mỉm cười chào đón, phải không?