K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2017

chích bông mang lại vẻ đẹp cho mùa xuân . vừa bắt sâu giúp cho cây ko bị sâu ăn. chích bông là loại chim được các bé yêu thích 

12 tháng 11 2017

Chích bông bé nhỏ nhưng lại là loài chim có ích. Ai cũng quí, cũng yêu con chim xinh xinh ấy, coi nó như một người bạn thân thương, người thầy thuốc, “người cảnh vệ: nhiệt tình cần mẫn cho vườn cây của mình”.

Đọc đoạn văn sau và làm bài tập :Chim chích bôngChích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mở chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và làm bài tập :

Chim chích bông

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.

Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mở chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.

Chích bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.

a) Tìm những câu tả hình dáng của chích bông.

b) Tìm những câu tả hoạt động của chích bông.

c) Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.

4
14 tháng 5 2018

a) Tìm những câu tả hình dáng của chích bông.

Trả lời:

+ Là một con chim bé xinh đẹp.

+ Hai chân chích bông bằng hai chiếc tăm.

+ Hai chiếc cánh nhỏ xíu.

+ Cặp mỏ bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

b) Tìm những câu tả hoạt động của chích bông.

Trả lời:

+ Cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, nhảy cứ liên liến.

+ Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút, cặp mỏ tí hon gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt và biết khéo léo moi những con sâu độc ác.

c) Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.

+ Đó là loài chim gì ?

+ Em thích nhất đặc điểm nào của chúng ?

+ Tình cảm của em dành cho loài chim đó.

Trả lời:

Đó là một con chim sáo biết nói mà bố em nuôi từ lâu. Hai cái chân nó vàng như nghệ. Mỗi lần khách đến, nó nói rất điệu nghệ: "Chào khách! Chào khách!"

9 tháng 4 2024

Chimmmm chích bỗng

29 tháng 2 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 

29 tháng 2 2020

Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.

Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.

Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.

Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.

26 tháng 2 2023

Văn miêu tả hơi khó !khocroi

5 tháng 3 2018

Chúng ta là người Việt Nam và thật tự hào khi sử dụng Tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa và được sử dụng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào. Không những thế, Tiếng Việt giờ đây đã mất đi sự trong sáng hoàn toàn. Thay vào đó là những ngôn từ thô tục, thiếu lịch sự,... và không khó để có thể nhìn thấy những từ ngữ theo kiểu sáng tạo của giới trẻ ở tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram,... Nhưng các bạn vẫn phải luôn nhớ rằng sử dụng Tiếng Việt bừa bãi sẽ làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng của nó. Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ nhưng 1 khi đã bị thay đổi thì sẽ không còn giữ được nét đẹp tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam nữa. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn ngôn ngữ ấy và sáng tạo ntn để không làm mất đi vẻ đẹp đáng quý đó.

5 tháng 3 2018

Chúng ta là người Việt Nam và thật tự hào khi sử dụng Tiếng Việt- ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa và được sử dụng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào. Không những thế, Tiếng Việt giờ đây đã mất đi sự trong sáng hoàn toàn. Thay vào đó là những ngôn từ thô tục, thiếu lịch sự,... và không khó để có thể nhìn thấy những từ ngữ theo kiểu sáng tạo của giới trẻ ở tràn lan trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram,... Nhưng các bạn vẫn phải luôn nhớ rằng sử dụng Tiếng Việt bừa bãi sẽ làm mất đi những giá trị đích thực và mất đi sự trong sáng của nó. Dù biết rằng ngôn ngữ là sự phản ánh đời sống qua từng thế hệ nhưng 1 khi đã bị thay đổi thì sẽ không còn giữ được nét đẹp tinh hoa, văn hóa của dân tộc Việt Nam nữa. Vì vậy chúng ta phải biết bảo tồn ngôn ngữ ấy và sáng tạo ntn để không làm mất đi vẻ đẹp đáng quý đó.

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Bài thơ có tựa đề Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) nhưng câu thơ mở đầu lại không hề nói đến ngọn thác ấy, mà miêu tả làn khói tía (tử yên) đang tỏa lên từ ngọn núi Hương Lô. Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi: “Nhật chiếu Hương Lô”. Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây bỗng trở nên thi vị và thật hữu tình...

Nhưng cho dù đã đắm mình trong không gian ấy, chúng ta vẫn không quên rằng nhà thơ đang miêu tả ngọn thác núi Lư. Vậy câu mở đầu có phải lạc chủ đề không?

Ai cũng biết thơ Đường, trừ thơ trường thiên, thường có khuôn khổ gò bó, có những quy tắc rất nghiêm ngặt về số câu, số chữ... Bởi thế, để đạt được ý đồ nghệ thuật của mình, nhà thơ luôn phải chọn lựa những chữ rất “đắt” và hàm súc; phải dùng những thủ pháp nghệ thuật như gợi, ước lệ, tượng trưng... Bài thơ của Lí Bạch mà chúng ta đang nói là một bài tứ tuyệt thất ngôn; lại là một bài hay của thơ Đường, thì chắc chắn mỗi câu, mỗi chữ của ông đều có một giá trị nghệ thuật nhất định.

Quả vậy, đọc lại câu thơ ta không chỉ thấy một không gian thi vị, hữu tình mà còn cảm nhận tầm vóc vũ trụ của ngọn Hương Lô kia. Dưới mặt trời đang tỏa nắng là một ngọn núi tựa như một bình hương khổng lồ đang nghi ngút tỏa những làn khói tía vào vũ trụ. Hương Lô là một ngọn núi của dãy Lư Sơn, nơi ngọn thác đang đổ xuống. Vậy thì ở câu thơ này, Lí Bạch không chỉ tả, mà điều cốt yếu là ông muốn gợi mở tầm cao vũ trụ của ngọn thác.

Nếu như câu một là gợi thì câu hai lại tả, nhưng tả thông qua sự cảm nhận mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà thơ: Đứng từ xa mà nhìn lại thì ngọn thác như treo (quải) trên dòng sông phía trước. Động từ “quải” (treo) gợi trí tưởng tượng của người đọc về thế dựng đứng của ngọn thác, tô đậm cảm giác về sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Và chính ý đó đã tạo đà cho câu thơ thứ ba: Phi lưu trực há tam thiên xích.

Đến đây bức tranh ngọn thác núi Lư được hiện lên với những đường nét rõ ràng nhất. Những động từ “phi” (bay), “trực” (thẳng) có sức biểu hiện mạnh mẽ, mang lại một ấn tượng mạnh về tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao ba nghìn thước. Như vậy, sự kì vĩ, tầm vóc vũ trụ của ngọn thác mới chỉ được gợi và gợi tả ở câu một và câu hai, thì đến câu ba nó được thể hiện một cách cụ thể: Chẳng những kì vĩ mà còn mang trong mình nó một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì cản được.

Dường như nét bút tả ngọn thác đã đến đỉnh điểm của nó. Và chính điều ấy khiến người đọc phải sững sờ bởi hình ảnh ngọn thác:

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

Dải Ngân Hà - một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy, vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, không phải là một dòng sông thực, mà chỉ là một dòng sông trong tưởng tượng. Nói cách khác, dòng Ngân Hà chỉ là một hình ảnh tưởng tượng, có tính trừu tượng. Việc nhà thơ mang một cái trừu tượng để so sánh với cái cụ thể đã làm cho cái cụ thể trừu tượng hơn. 

Nhưng nhờ đó mà hình ảnh thơ (ngọn thác) trở nên huyền ảo và mang một nét đẹp diệu kì. Trước vẻ đẹp ấy, người đọc bị chông chênh giữa hai chiều nhận thức: Thực - ảo; tiên giới - trần gian;... Điều đó không có gì lạ, mà nó chỉ khẳng định thêm cái cảm nhận về sự giao duyên, gặp gỡ giữa trời và đất mà chúng ta đã nói đến ở câu một mà thôi.

Thơ với người là một. Nét bút bay bổng, mạnh mẽ của Lí Bạch ở đây cũng chính là tâm hồn của nhà thơ. Một tầm vóc kì vĩ, một sức mạnh hào hùng và vẻ đẹp nên thơ cũng chính là những khao khát, ước vọng mà nhà thơ Lí Bạch vẫn thường vươn tới.

3 tháng 12 2019

Bài mẫu 1 : Tả về con ngỗng.

Nhà em có nuôi rất nhiều ngỗng. Con nào cũng có bộ lông xám mượt mà cùng với chiếc cổ vươn dài. Đôi chân chúng cao, có màu vàng cam. Trứng ngỗng to gấp đôi trứng vịt. Bố bảo loài ngỗng rất thính, vì vậy nó nó còn biết giữ nhà và xua đuổi người lạ. Em rất yêu thích loài ngỗng vì chúng thật có ích với gia đình em.

Bài mẫu 2 : Tả về con chim én.

Cứ mỗi độ xuân về, én lại rủ nhau về tụ hội trên bầu trời. Chim én khoác trên người bộ áo màu xanh đen và nổi bật với phần bụng trắng phau. Đôi cánh chúng xòe rộng. Đuôi có hình chữ V. Hình dáng của chú như một chiếc tàu lượn bé nhỏ trên bầu trời. Buổi chiều trên cánh đồng, đàn én nhanh nhẹn tìm mồi, bắt sâu cho nhà nông. Chim én là sứ giả của mùa xuân, là người bạn của dân cày. Trông chúng thật thảo hiền và thật đáng yêu.