Ở một loài , chu kì nguyên phân diễn ra trong 12 giờ . Thời gian kì trung gian nhiều hơn các kì còn lại là 10 giờ. Thời gian diễn ra kì đầu , kì giữa , kì sau , kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3:2:2:3. Chu kì được tính từ khi hợp tử hình thành , NST chưa nhân đôi .
-X/đ tg mỗi kì
-Số tb mới đc hình thành và hình thái NST tại các thời điểm phân bào :
+35 giờ
+47 giờ
+71 giờ 30 phút
Chu kì được tính từ khi NST chưa nhân đôi --> một chu kì bắt đầu từ kì trung gian đến kì cuối. Kì trung gian chiếm 10 giờ, vậy các kì còn lại chiếm 2 giờ = 120 phút
Tỉ lệ các kì còn lại là 3:2:2:3 --> kì đầu = 3/10 * 120 = 36 phút, tương tự kì giữa = 24 phút, kì sau = 24 phút, kì cuối = 36 phút.
+ Tại thời điểm 35 giờ = 2 x 12 giờ + 10 giờ + 60 phút --> Tế bào đã phân chia 2 lần, vừa kết thúc kì giữa và bắt đầu sang kì sau (tức các NST chuẩn bị tách nhau tại tâm động) --> Số TB mới được hình thành = 2^2 = 4, NST ở trạng thái co xoắn, kép.
+ Thời điểm 47 giờ = 3 x 12 +
10 giờ + 60 phút --> Tế bào đã phân chia 3 lần, vừa kết thúc kì giữa và bắt đầu sang kì sau (tức các NST chuẩn bị tách nhau tại tâm động) --> Số TB mới được hình thành = 2^3 = 8, NST ở trạng thái co xoắn, kép.+ Thời điểm 71 giờ 30 phút = 5 x 12 + 10 giờ + 90 phút --> Tế bào đã phân chia 5 lần, đã qua kì sau và đang ở kì cuối --> Số TB mới được hình thành = 2^5 = 32, NST ở trạng thái bắt đầu dãn xoắn, đơn.