K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

Mình với cậu chỉ là bạn thôi 
Không thể hơn, suốt đời chỉ vậy! 
Dù vắng cậu, mình có buồn thật đấy 
Nhưng buồn - đâu phải đã cô đơn!

Mình với cậu chưa có phút giận hờn 
Nhớ về cậu chưa bao giờ mình... khóc 
Gặp nhau ở cầu thang, chỉ cười bằng mắt 
Chỉ cười hoài... vì là bạn, không hơn!

Cậu ở bên, mình luôn thấy rất vui 
Nhưng không bực nếu cậu đi cùng người khác 
Và hồng trắng là hoa mình yêu nhất 
Cậu biết rồi... Sao lại tặng hồng nhung?

Mình với cậu chỉ là bạn thôi

29 tháng 10 2017

                                                  bài làm:

em có một người bạn tên là Châu.nhà Châu rất là nghèo dù kinh té khó khăn nhưng bạn ấy rất chăm học và học rất giỏi. em và châu là bạn thân từ nhỏ nên rất hiểu tính nhau.một lần, câu bị bọn con trai bắt nạt em vội xông lại và đánh tụi con trai ngả lăn, châu cảm ơn em. rồi có một hôm em và bạn ấy đang đi chơi ở vắt đá trên núi thì em bị trược chân xuống bạn ấy liền nắm lấy tay em nhưng em nặng quá bạn ấy không kéo được bạn ấy cũng rơi theo nhưng may là bạn thấy một cành cây nên bám vào nhưng cành cây thì chỉ chịu nổi sửa của một người em kêu châu thả em ra bạn ấy không bỏ mà cứ kêu cứu thật to may là lúa đó có mộddoanf người lên núi mới về nghe thấy tiếng kêuneen họ chạy lại giúp.một hôm em nghe thấy ban ấy bại bênh nên qua thăm nhưng em không bết rằng bện bạn ấy rất nặng phải tốn rất nhiều tiền để chữa bênh nghe tin em vội vàng bảo mẹ và mọi người quyên góp cho gia đình châu.

      rất may là nhờ tình cảm của bà con cô bác mà châu đã khoẻ lại và đi học.chiều hôm đó khi đi học về bạn châu nói với em rằng chúng ta xin hưa từ nay sẽ mãi là bạn của nhau.

văn hết rùi

18 tháng 10 2018

  Em nghe thầy đọc bao ngày

    Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

    Mái chèo nghe vọng sông xa

    Êm êm như tiếng của bà năm xưa

    Nghe trăng thuở động tàu dừa

    Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

    Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

    Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra

18 tháng 10 2018

Tôn sư trọng đạo là truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời xưa đến nay. Truyền thống ấy thể hiện rõ nét nhất trong ngày 20/11 hằng năm - là ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Tình cảm thầy trò thân thiết, gắn bó, mang nặng nghĩa tình được ghi lại qua những bài thơ, bài ca thật giàu hình ảnh và xúc động. Nhưng có lẽ chân thành mộc mạc, tự nhiên nhất vẫn là những bài văn của chính các em học sinh viết về thầy cô. 

Dưới đây là một số bài văn hay đã từng đạt giải trong những cuộc thi cảm nhận về thầy, cô giáo nhân dịp 20/11. 

Thầy cô dạy dỗ em nên người

Tác giả: Vũ Nguyễn

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn hay và xúc động viết về thầy cô, giáo số 2
 

Cô giáo dạy văn của em

Tác giả: Đỗ Thị Lan Thu - 12A3 - THPT B Phủ Lý (2012- 2015)

Dưới mái trường thân thương - nơi lưu giữ bao kỉ niệm của tuổi học trò thì cô giáo dạy văn đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tác giả. Trong kí ức của mình, những kỉ niệm về cô cứ thế hiện lên từ những ngày đầu tiên cô học trò nhỏ đặt chân vào ngôi trường trung học phổ thông cho đến những bài giảng đầy nhiệt huyết và yêu nghề của cô giáo. Cái cách cô truyền đạt thật đặc biệt, cô khiến cho học trò tiếp thu không chỉ những bài học trên sách vở mà cả trong cuộc sống. Đó là người thầy mẫu mực có nhân cách cao đẹp khiến cho mỗi học sinh đều cảm thấy hạnh phúc khi được học cô.

Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỉ niệm khó phai. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường, chắc hẳn ai cũng có ấn tượng với một thầy cô giáo nào đó. Những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời hay vực ta đứng dạy từng những nơi tối tăm, hay đơn giản là cách giảng bài sâu sắc mà không sao quên được. Tôi cũng vậy, suốt ba năm phổ thông cô Hưng dạy văn là người tôi nhớ nhất.Viết về hình tượng cô giáo ngay từ bé chúng tôi đã được nhào nặn trong trí tưởng tượng đó là cô giáo với mái tóc đen dài bóng mượt, cặp gọn gàng bằng một chiếc kẹp giản dị, da trắng môi đỏ, luôn mặc áo dài thướt tha và dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Với tôi, chắc chắn đó là cô giáo bước ra từ giấc mơ.

 Ngày đầu ngỡ ngàng bước vào lớp mười, buổi đầu tiên gặp gỡ, cô bước vào lớp với cặp kính râm to đen, chúng tôi có chút nhốn nháo và bất ngờ, cô hóm hỉnh giải thích: “Buổi đầu chào cả lớp mà cô giống mafia quá, cô xin lỗi các em nhưng nếu bây giờ cô bỏ kính ra thì cả lớp chắc không ai học được vì sợ vừa vì cười đấy. Cô bị ngã xe, lớp thông cảm cho cô nhé!” và kèm theo đó là nụ cười rạng rỡ. Tôi cũng phát hiện ra rằng không phải cô giáo dạy văn nào cũng có giọng nói ngọt như mía lùi hay lanh lảnh như chim hót. Cô Hưng giọng khá trầm và khàn nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy ngao ngán với tiết văn của cô. Ngày đầu tiên ấy, cô còn giới thiệu và kể thêm vài câu chuyện vui về “cái tên giông tên con trai” của cô. Vậy là giờ dạy mở màn, cô đã đốn tim trọn vẹn bốn mươi lăm thành viên 10A3, đặc biệt là tôi, cảm nhận được một tâm hồn đồng điệu.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ  nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Cô Hưng cũng không phải ngoại lệ. Nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng tôi không thể dời khỏi lời giảng của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút cái tôi cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi. Ông nội tôi trước đây là một nhà Nho dạy chữ Hán vì vậy ông rất thích con cháu nối nghiệp ông. Mỗi lần về thăm quê, ông lại thủ thỉ với tôi: “Làm giáo viên con nhé! Tôi chỉ biết mỉm cười và lẳng lặng gật đầu”. Tôi yêu trẻ nhưng nóng tính mà ngành giáo luôn cần sự kiên nhẫn và tôi đã tự nhủ rằng “không bao giờ mình thi sư phạm”. Nhưng rỗi mỗi tiết văn của cô lại truyền thêm cho tôi cảm hứng. Tôi sẽ đứng trên bục giảng, thổi hồn vào từng câu chữ và học sinh sẽ quý mến tôi như chứng tôi kính trọng, yêu quý cô bây giờ. Tôi sẽ niềm nở, hài hước và thân thiện giống cô. Tôi sẽ dạy cho những đứa con thứ hai của tôi không chỉ tri thức mà còn cả cách làm người, cách yêu thương cuộc sống, cách gieo lòng nhân hậu với những con người ra chưa từng biết, chưa từng gặp qua mỗi trang sách giống như cô dạy chúng tôi trong mỗi tiết học.

Cô Hưng mang dáng dấp của người phụ nữ hiện đại nhưng cũng không quên đi nét truyền thống trong mình. Không phải phóng đại, nhưng cô là người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việt nhà. Cô luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động Đoàn trường, nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên xuất sắc. Năm học 2012-2013, lần đầu tiên cô bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 mang lại thành tích rực rỡ như thế: Ba giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích, đứng nhất tỉnh năm đó. Ở nhà, hai con của cô luôn là những con ngoan trò giỏi. Hai em luôn dạt danh hiệu học sinh giỏi qua từng năm học. Niềm vinh dự hơn cả là con trai cô từng đạt giải học sinh tỉnh lớp 5. Cô là người giữ lửa và ngọn lửa ấy luôn bùng cháy trong gia đình nhỏ hạnh phúc của cô.

Tôi đang cảm nhận từng ngày trọn vẹn khi còn là học sinh, khi còn được ngồi trên ghế nhà trường. Và tôi không thể nào quên những kỉ niệm thời áo trắng bên bạn bè, trang sức cùng hình ảnh người cô miệt mài bên giáo án. Người đã truyền dạy cho tôi bao tri thức, bao ước mơ và hi vọng - Cô Hưng.

Thầy cô chắp cánh ước mơ cho chúng em

Tác giả: Trần Thu Hường

Bài văn viết về thầy cô của tác giả Trần Thu Hường đọc lên thật thấm thía. Với lối viết văn súc tích, giàu hình ảnh, cách dẫn dắt tự nhiên, sáng tạo; tác giả đã cho chúng ta thấy được công ơn của thầy cô với cuộc đời mỗi con người quan trọng như thế nào. Đồng thời, nghề dạy học cũng hiện lên thật vất vả gian truân - đó là công việc thầm lặng nhưng cũng rất vinh quang. Sự trưởng thành của mỗi cô cậu học trò chính là những món quà vô giá đối với thầy cô. Nhưng quý hơn cả vẫn là tình thầy trò thiêng liêng xuất phát từ những trái tim biết rung động. Chúng ta hãy cùng đọc và cảm nhận bài văn sau:

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc đời này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.

Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao – uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.

Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuất phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.

Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.

Thầy cô như thể mẹ cha

Tác giả: Trần Thanh Sương

Bài văn viết về thầy cô dưới đây là của một học sinh lớp 7. Bài văn tuy không dài nhưng rất hay và ý nghĩa. Đó là món quà to lớn dâng lên thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Bất cứ thầy cô nào khi đọc bài văn này đều cảm thấy vui và tự hào. Vui vì học sinh biết kính trọng và ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô; tự hào vì sự nghiệp trồng người của mình thật vinh quang nếu như đào tạo được lớp lớp học sinh như thế.

Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.

Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô: “Kính thầy mới được làm thầy” Hay: “Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy Thật vậy, nếu không có thầy cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khóa để mở cửa tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh- những con đò cập bến. Hết chuyến đò này đến chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. Công ơn của thầy cô thật là to lớn. 

Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của lứa tuổi học sinh: ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy phá, thậm chí vô lễ với thầy cô… Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau. Hiện tại, em là học sinh lớp bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh.

Thầy cô rất buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng… nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng.

Thầy cô: ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ ơn thầy cô: những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo chúng em bao tháng ngày qua: 
                                         “Thầy cô như thể mẹ cha
                               Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”.

Công ơn thầy cô

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng

Một trong những món quà ý dành nghĩa tặng thầy cô nhân ngày 20-11 đó chính là những món quà có giá tinh thần. Những món quà ấy không bao giờ phai nhạt cùng thời gian, mà luôn luôn được thầy cô nâng niu, coi trọng. Bài văn dưới đây cũng là một món quà như thế. Tuy không sắc sảo về hình ảnh và câu từ, chỉ mộc mạc thôi, giản đơn thôi nhưng ý nghĩa và đáng trân trọng.

Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành, thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn. Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha, người mẹ thứ hai. 

Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui, niềm không chỉ riêng của chúng em, mà còn của thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.   

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em, uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn. Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Rồi từng ngày, chúng ta bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức.Thầy cô luôn dõi theo chúng ta. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp. 

Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt, mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ. Ở đây, thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy, người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc, những tâm sự của chúng em. Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng. Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em. Thầy cô khẽ cười và gật đầu khi chúng em cúi chào lễ phép. Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo. Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư, để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em. Vâng, tất cả, tất cả từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em. 

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò. Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau. Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò, một tình thầy trò thực thụ. Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11. Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em. Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em, để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện. Thầy cô ơi, thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.  

30 tháng 9 2016

Cây phượng vĩ
 

I. DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu? Từ bao giờ?

2.  Thân bài:

* Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng của nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... nhưthể nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm? Màu sắc của cánh hoa, nhuỵ hoa?

- Cây phượng gắn bó với đời học sinh ra sao?

3.  Kết bài:

* Tình cảm của em đối vói cây hoa phượng:

- Yêu mến, gắn bó, xem cây phượng như người bạn thân thiết...

30 tháng 9 2016

“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây toả ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh, mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thoả sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng.  phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò" muaf hoa phượng kết thúc học sinh quay trở lại trường học được gặp bạn bè, thầy cô rất vui khi bước vào năm học mới
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất.

26 tháng 2 2021

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

bn tham khảo nha

26 tháng 2 2021

bạn nào giúp mik với

 

8 tháng 11 2016

Như các bạn đã biết, trong cuộc sống và trong trái tim của mỗi con người luon luôn tồn tại sự hạnh phúc, niềm vui của tình bạn. Từ khi mới chào đời, chúng ta đã có những người bạn cùng khóc oe oe... với mình khi mới sinh ra. Khi mới biết lật, biết bò, biết đi chập chững, tập nói thì có những người bạn hàng xóm chơi cùng. Rồi ngày đi mẫu giáo, lên cấp 1, cấp 2, cấp 3 và lớn hơn nữa chúng ta lại có những người bạn trong trường trong lớp và ngoài xã hội. Tình bạn là thứ vô giá mà thượng đế ban tặng loài người trên hành tinh xanh tươi đẹp này.
Thời gian là thước đo cho tình bạn. Đối với mỗi người, tình bạn đẹp như ánh cầu vồng lung linh bảy sắc, thơ mộng như những câu chuyện cổ tích ngàn xưa thần kì đẹp đẽ. Tình bạn như 1 ngọn lựa bùng cháy, thắp rực lên trái tim của mỗi con người niềm vui và hạnh phúc. Cho dù chúng ta bộc lộ cảm xúc về tình bạn đến cỡ nào, nhưng cũng không bộc lộ hết được hết cảm xúc trào dâng cùa tình bạn.
Tình bạn sẽ đẹp biết bao khi chúng ta biết cách giữ gìn và trân trọng nó. Nhưng đôi lúc cũng rạn nức theo thời gian bởi những điều không hợp nhau và những sự vô tình, lạnh lùng, thờ ơ của chúng ta. Tình bạn đôi lúc có chúc dỗi hờn hay 1 sự hiểu lầm nào đó nhưng khi biết được sự thật và thật sự tha thứ cho nhau thì chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm qua sự trải nghiệm về tình bạn, giúp ta cảm thấy tình bạn rất cần thiết và thật sự quan trọng với mình. Nếu trong cuộc sống của mỗi con người, không có tình bạn thì sẽ trở nên vô vị và buồn chán. Tình bạn là thứ vô tri, vô giác không mua được, cũng không thể đổi được bằng vật chất, của cải, mà chúng ta phải chinh phục và hòa nhập với nó bằng cả trái tim chân thành của mình thì mới biết dược tình bạn cao cả, đẹp đẻ và quý giá đến cỡ nào. Tình bạn cũng là 1 phần sức mạnh để ta phấn đấu trong học tập. Có câu ca dao ca ngợi về tình bạn rằng:"Tình bạn là vạn bông hoa
Tình bạn là vạn bìa ca muôn màu"
Tình bạn tạo cho ta tính đoàn kết, biết chia sẻ với nhau những lúc vui, buồn. Tình bạn là bầu tâm sự để ta trút hết nỗi buồn. Tình bạn cũng chia sẻ khi niềm vui đến, ngọn lửa tình bạn rực cháy trong lòng ta, làm tăng thêm niềm vui trào dâng đó. Tình bạn làm tô đẹp thêm cho bức tranh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Khi hạnh phúc của tình bạn trào dâng thì những giây phút ấy thật ngọt ngào như thanh kẹo socola thơm ngon làm ngây ngất lòng ta. Nhưng đôi lúc cũng có sự bội bạc, căm ghét nhau làm trái tim ta đắng cay như muốn xé nát trái tim ra làm nhiều mảnh. Tình bạn đang phai nhòa bởi sự xung đột và những sự hiểu lầm, những giây phút ấy lòng ta như có 1 nỗi buồn tràn trề. Tình bạn đến với chúng ta dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo, nhưng cũng khó mà xa nếu chúng ta đã thật sự trải nghiệm và cảm thấy thật sự cần nó. Nói chung tình bạn rất đẹp, đẹp lắm, tuyệt vời như 1 bức tranh kỳ diệu mà không có 1 họa sĩ thiên tài hay 1 nhạc sĩ tài ba nào có thể bộc lộ hết vẻ đẹp và bí ẩn trong tình bạn của mỗi con người.
Tình bạn tràn ngập khắp năm châu. Tôi chắc chắn sẽ tình bạn sẽ mãi mãi tồn tại trên hành tinh xanh đầy sức sống này. Tình bạn là 1 phần sự sống của mỗi con người. Tình ban cho ta một niềm vui tột đỉnh, 1 hạnh phúc tuyệt vời. Nếu ai biết cách giữ gìn nó thì... 2 từ tình bạn sẽ mãi in sâu và khắc trên trái tim của chúng ta, theo chúng ta đến cuối đời không bao giờ phai nhòa.

8 tháng 11 2016

bn ơi, chỉ 5-7 câu thôi, viết như bn 45' mk chắc ko kịp làm bài

25 tháng 9 2018

Trong gia đình em, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ.

Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

5 tháng 12 2018

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu thơ trên quả không sai một chút nào. Trong gia đình, người mà tôi yêu nhất và kính trọng nhất chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã gần năm mươi tuổi, cái tuổi của một thời xuân sắc đã trôi qua. Mẹ có dáng người gầy nhỏ và nước da nâu vì sương gió. Mẹ tôi không có làn da trắng hồng và đôi bàn tay thon dài với những ngón tay tháp bút. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp.

Mẹ tôi có mái tóc đen đã điểm bạc dù tuổi chưa đến năm mươi, có lẽ là vì sự vất vả mà mẹ tôi đã già trước tuổi. Mẹ tôi có đôi mắt biết nói, đôi mắt ấy tràn ngập tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho những đứa con yêu của mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ cần cù và chăm chỉ, dịu dàng và tâm lí, bởi mẹ luôn biết cách quản lí và quán xuyến mọi việc trong gia đình, biết cách thể hiện tình yêu và sự quan tâm cho cả ba anh em chúng tôi.

Có lẽ thứ mà tôi nhớ nhất chính là nụ cười và giọng nói của mẹ. Những lúc mẹ cười trông mẹ trẻ ra nhiều lắm, trông tươi vui và hạnh phúc vô cùng. Còn giọng nói của mẹ tôi, nó trầm ấm và vô cùng dịu dàng. Tôi còn nhớ rõ lúc mẹ kể chuyện cho chúng tôi nghe, giọng nói của mẹ như nhẹ nhàng êm dịu như dòng nước đưa chúng tôi vào giấc ngủ. và chẳng biết từ bao giờ giờ giọng nói ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí chúng tôi nhẹ nhàng mà mãnh liệt như những đóa hoa dại không tên.

Tôi yêu mẹ tôi nhiều lắm, yêu bằng cả tâm hồn và trái tim của một đứa con thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ nó. Tôi chỉ mong mẹ luôn vui tươi và hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.

29 tháng 10 2018

Tôi phải ngồi lại trên các bậc đá nghỉ chân đến ba lần trước khi bước vào cổng chùa. Ngôi chùa nhỏ nằm trên một triền núi, được phủ mát bởi những tàng cây. Ngôi nhà khách bằng gỗ, khá xinh xắn, nằm trong một khu vườn toàn hoa vạn thọ. Phía trước là một tượng Phật ngồi dưới gốc cây bồ đề, cành lá được cắt tỉa công phu. Chung quanh là cả một vùng núi trời tĩnh mịch. Tôi không phải là phật tử, nhưng ngồi nghe tiếng mõ và lời cầu kinh trong chùa vọng ra, cũng thấy lòng nhẹ hẳn đi trước bao nhiêu điều phiền não.

Hôm nay là mồng một Tết, nhưng cảnh chùa khá im ắng, bởi chùa nằm khá xa khu dân chúng. Ngày hôm qua tôi có đến đây, nhưng thầy trụ trì đi vắng. Tôi đã để lại tấm danh thiếp của chồng tôi, viết vài dòng phía sau xin hẹn thầy hôm nay trở lại.

Chú tiểu còn rất trẻ, mang trà ra mời và xin tôi chờ thêm mươi phút nữa, vì thầy trụ trì đang khai kinh cho buổi lễ tân niên. Tôi nôn nao muốn sớm được nhìn mặt vị ân nhân của mình, nhưng cũng dặn lòng phải kiên nhẫn và cẩn trọng ý tứ trước một nhà sư.

Hơn ba mươi năm trước. Lúc ấy tôi còn là cô bé học trò của trường huyện An Túc, nằm giữa thị trấn An Khê, bên QL 19 nối liền Qui Nhơn với Pleiku. Chiến tranh đang thời kỳ ác liệt. Tuổi còn nhỏ, nhưng ngày nào tôi cũng nghe cha mẹ và các thầy cô bàn chuyện chiến trường: đánh lớn ở Pleime, Dakto, Tân Cảnh. Mấy năm nay, An Khê tương đối bình yên, nhờ Sư Đòan 101 Không Kỵ Hoa Kỳ có căn cứ ở đây, và dọc theo đèo An Khê có đồn bót của các đơn vị thuộc Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Giữa lúc chiến tranh ngày khốc liệt, bất ngờ lực lượng đồng minh rút quân về nước, làm dân chúng ở đây hoang mang, lo lắng. Xứ họ đạo của tôi cũng được cha chánh xứ tổ chức những toán tự vệ, phối hợp với quận, lo canh gác khu vực của mình.
 

Chiều ba mươi Tết, được thông báo của tỉnh, các cơ quan trên quận phối hợp với các thầy cô giáo và cả Hội Đồng giáo xứ đi mọi nhà kêu gọi đóng góp những gói quà tượng trưng dành tặng cho anh em chiến sĩ của một đơn vị từ xa tới, thay thế lực lượng đồng minh, đồn trú ở đây.

- Tội nghiệp, nghe nói anh em đã phải rời căn cứ từ sáng sớm 30 để chiều mồng một Tết có mặt ở đây. Họ có biết tết nhất gì đâu ! - Ông cha xứ nói với chúng tôi như thế.

Cả quận vui mừng, nô nức trước tin vui. Riêng tôi còn vui hơn khi tưởng tượng sẽ có nhiều anh lính đến cái thị trấn nhỏ xíu buồn tênh này, nên rất sốt sắng trong việc gói quà. Tôi tự tay thực hiện được hai gói quà, gồm một số bánh mức, chiếc khăn tay do tôi thêu lấy, kèm theo lá thơ chúc mừng năm mới tới hai anh chiến sĩ vô danh nào đó. Tôi nắn nót viết thật đẹp rồi đề tên, lớp và trường học phía dưới. Vì “sao y bản chánh” từ một bài luận văn tháng trước, nên hai lá thư giống nhau như đúc. Nhìn hai gói quà tôi mỉm cười, khi nghĩ sẽ có hai “người tình không chân dung” nào đó nhận được lá thư nồng nàn của một cô “em gái hậu phương”. Ban đầu, các thầy cô cho biết, đám học trò chúng tôi được hướng dẫn vào căn cứ để tận tay tặng quà cho các anh chiến sĩ. Bọn tôi đứa nào cũng hớn hở, lăng xăng giặt ủi lại chiếc áo dài trắng ưng ý nhất. Nhưng sau đó dưới tỉnh cho biết là trước khi vào An Khê, các đơn vị này còn phải hành quân mở đường, giải tỏa một số đồn bót của lực lượng Đại Hàn nằm dọc theo đèo An Khê, bị địch quân bao vây đã ba hôm nay. Cuối cùng tất cả quà đều được nộp cho trường, và thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo sẽ mang vào cho đơn vị để trao lại cho anh em chiến sĩ khi tình hình an ninh cho phép. Bọn học trò chúng tôi tiếc hùi hụi vì mất một dịp được vào xem căn cứ và ủy lạo các anh chiến sĩ.

- Nam Mô A Di Đà Phật. Xin chào bà. Xin lỗi, chắc là bà đã chờ tôi lâu lắm phải không ?

Câu hỏi của thầy trụ trì cắt đứt dòng hồi tưởng của tôi. Tôi đứng lên, vụng về chấp hai tay trước ngực chào lại thầy. Tôi muốn nhìn thật kỹ khuôn mặt của thầy, nhưng thấy ái ngại, nên chỉ cúi đầu im lặng.

- Cái cổng tam quan, ngôi nhà khách này, và những bậc đá trên con đường mà bà vừa đi lên là do tiền cúng dường của ông bà. Chúng tôi xin tán thán công đức và cầu xin chư Phật gia hộ cho ông bà cùng gia đình. Bà có muốn đi một vòng xem cảnh chùa không ? Xin mời bà. Thầy vừa nói vừa chỉ tay về phía cổng tam quan.

- Dạ, công ơn của thầy đối với gia đình tôi lớn lao quá. Biết làm sao đền đáp. Xin thầy đừng nhắc tới công đức, làm tôi thêm xấu hổ - Tôi vừa bước theo phía sau thầy, vừa nói.

- Mô Phật ! Giúp người, đó là nhiệm vụ của kẻ tu hành, dù là tôn giáo nào. Sao bà lại gọi là công ơn - Thầy nở một nụ cười độ lượng.

Đi phía sau, nhìn dáng đi khoan thai của thầy, tôi băn khoăn suy nghĩ: Khuôn mặt thì có nhiều nét giống, nhưng với cái dáng đi thì lại khác hẳn. Có thể ngày xưa là lính nên cần phải nhanh nhẹn. Tôi nghĩ thầm như thế.

Khi đến cửa tam quan, thầy dừng lại và chỉ tay về hướng bờ biển, nơi có mấy tảng đá ở triền núi, phía dưới là một khu rừng rậm :

- Chính ở nơi đó, tôi đã tìm gặp chồng của bà

Năm ấy, khi chồng tôi vừa mới trốn về từ trại tù cải tạo Gia Trung (anh chỉ là thầy giáo, vì dạy một trường trong khu người Thượng, nên bị nghi ngờ hợp tác với lực lượng Fulro chống lại chính quyền, bị bắt năm 1979 ), được một người bạn thân cho đi theo một chuyến vượt biển do gia đình anh ta tổ chức. Lúc ấy ai cũng nghĩ ra đi là không bao giờ gặp lại vợ con, mà có ở lại cũng sống không yên, chỉ làm khổ cho gia đình. Hơn nữa lúc ấy tôi vừa mới sanh đứa con đầu lòng, nên không thể đi cùng. Chúng tôi đành gạt lệ chia tay mà không dám nghĩ sẽ có ngày tái ngộ.

Tàu vừa ra khơi hơn một ngày thì bị hỏng máy, trong lúc gió mưa tầm tã. Tất cả mọi người phải đem sinh mạng chống chọi với phong ba. Cuối cùng, sau gần ba ngày bềnh bồng trên biển, nhờ những cơn gió nhiệm màu đã đẩy chiếc tàu với hơn một nửa số người sống sót, giạt vào một ghềnh đá lúc trời nhá nhem tối. Tưởng đã thoát chết, nào ngờ khi vừa leo lên bờ thì bị một toán công an biên phòng vây bắt. Một số người yếu sức thì đành đưa tay cho họ trói. Chồng tôi cùng một vài thanh niên khác dùng hết tàn lực chạy trốn trong các hốc đá bên triền núi. Mấy lần thoát chết dưới những tràng đạn. Nhờ trời tối anh chạy thoát vào khu rừng trước khi kiệt sức. Khi tỉnh lại, anh thấy mình nằm trong ngôi chùa nhỏ nằm bên triền núi. Anh được vị trụ trì săn sóc và che dấu chu đáo, mặc dù biết anh là người công giáo, bởi trên cổ có đeo thánh giá. Sau hơn một tuần, nhờ thầy giúp cạo đầu, cho áo quần để cải dạng một thầy tu, và gởi theo một chiếc xe đò của một phật tử thân quen, chồng tôi mới trốn được vào nhà bà cô ruột ở Cam Ranh. Sau đó nhờ chính bà cô này tìm đường để vượt biển tiếp. Và lần này anh đã được tàu Pháp vớt, nên được sang định cư bên Pháp. Ba năm sau, tôi và đứa con được anh bảo lãnh với diện đoàn tụ gia đình.

- Mô Phật ! Tội nghiệp, ông ấy đã về tìm thăm tôi hai lần, và giúp cho tôi khá nhiều tiền để lập lại ngôi chùa này và một nhà từ thiện nuôi các em bé tật nguyền dưới xóm. Công đức của ông bà thật lớn lắm.

Tôi nhớ lại tấm ảnh mà chồng tôi chụp chung với thầy trong lần thứ nhì về thăm thầy. Bao nhiêu lần tôi đã nhìn kỷ tấm ảnh, lại nghe chồng tôi bảo, ngày xưa thầy cũng là lính, nên tôi đã ngồi hằng giờ hình dung, nhớ lại một người quen lúc trước.

- Thực ra anh ấy ngại không muốn về, nhưng vì nhớ ơn thầy mà anh ấy mới về gặp thầy. Lần này chính tôi đề nghị được thay anh về thăm thầy, nhân dịp thăm mẹ của tôi đang ốm nặng.

- Mô Phật ! Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông ấy.

Tôi nghe tiếng thở dài của vị trụ trì, và thấy thầy đưa mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó. Từ lúc mới gặp nhau trong ngôi nhà khách, tôi nghĩ là thầy đã nhận ra tôi. Tôi chờ thầy hỏi, nhưng có thể thầy đã quên hay bây giờ là kẻ tu hành, nên thầy không muốn nhắc lại chuyện thế tục ngày xưa. Không để lỡ mất cơ hội, tôi lên tiếng :

- Tôi về đây, gặp thầy cũng để muốn xin được hỏi thầy một điều, mà bấy lâu nay cứ băn khoăn mãi trong lòng, nhưng ngại thầy là bậc tu hành, nên tôi không dám.

Thầy nhìn tôi, im lặng giây lát rồi lên tiếng :

- Mô Phật ! Kẻ tu hành lúc nào cũng muốn đem ánh sáng cho chúng sinh hầu giải tỏa những lo âu phiền não. Xin bà cứ tự nhiên

- Xin thầy tha lỗi, nếu có điều gì không phải. Có phải thế danh của thầy là Quế, Lê Phương Quế ?

Thầy ngạc nhiên nhìn tôi, rồi nhìn lên khoảng không, nhíu mày.

- Mô Phật !  Làm sao mà bà biết được tên của tôi ?

- Thầy còn nhớ anh Lân, trung sĩ  Đỗ Lân, ở Sư Đoàn 23 BB, có đóng quân ở An Khê vào những ngày Tết năm 1972 ?

- Bà còn biết cả bạn tôi ? Anh Lân đã tử trận ở Kontum từ mùa hè 72. Bà có biết không ?

Tôi có một thoáng giận thầy, vì nghĩ là đến bây giờ ông vẫn chưa nhận ra mình. Chẳng lẽ thầy vô tình đến thế. Nhưng ngay sau đó tôi hối hận về ý nghĩ của mình. Sao lại đem chuyện đời để mà trách một vị chân tu, một người đã xa lánh chuyện hồng trần, thế sự. Thầy đã cho mình hỏi và sẳn sàng tâm sự đã là một điều hỉ xả rồi.

- Dạ, tôi có biết, và tôi cũng có đến Kontum thăm mộ anh mấy lần. Sau này tôi về tìm để xây lại ngôi mộ cho anh, thì nghĩa trang không còn nữa, và không ai biết mộ anh đã chuyển đi đâu .

Đôi mắt của vị trụ trì sáng hẳn lên. Thầy mở đôi mắt thật to nhìn tôi, đưa tay lên định nắm vai tôi, nhưng rồi kịp khựng lại.

- Vậy là Xuân ? Bà là cô Xuân ngày xưa ? Mô Phật ! Sao lại có chuyện kỳ ngộ lạ lùng này.

Vâng, tôi chính là Xuân, cô bé học trò trường trung học An Túc ngày xưa. Người  đã gói hai gói quà Xuân ủy lạo cho những chiến sĩ đến giữ an ninh cho quê tôi vào đúng chiều ngày mồng một Tết. Hai gói quà được nộp cho trường để chuyển tới cho các anh, vì lúc ấy đơn vị đang hành quân mở đường để đến nơi trú đóng.

Sau một cái Tết an bình, cả thị trấn nhỏ của tôi nhộn nhịp hẳn lên bởi sự có mặt của một trung đoàn lính chiến, ngày mồng tám Tết, đám học trò chúng tôi trở lại trường, nhưng các thầy cô biết là trong lòng đám học trò ai cũng còn dư âm ngày tết, nên cho chúng tôi tập họp lại hát hò và kể chuyện vui. Trong lúc thầy hướng dẫn đệm đàn cho cả đám học trò ca hát, thầy giám thị đến tìm tôi, bảo tôi lên văn phòng có người nhà muốn gặp. Bước theo thầy giám thị mà lòng tôi lo lắng không biết ở nhà có chuyện gì, thì ông đưa tay chỉ hai anh lính đang ngồi chờ trên chiếc ghế đá trong sân trường.

Hai anh lính thật trẻ đứng lên chào tôi, nhoẻn miệng cười :

- Hai đứa tôi đến để cám ơn Xuân và chúc mừng Xuân năm mới .

Tôi thoáng một chút ngạc nhiên và bẽn lẽn:

- Em có làm gì đâu mà hai anh cám ơn? Mà sao hai anh biết được tên em?

Hai anh cùng mở túi áo lấy ra bức thư. Vừa kịp nhận ra đó là hai bức thư mà tôi đã “sao y bản chánh” bỏ trong hai gói quà ủy lạo, thì một anh lên tiếng :

- Tôi là Đỗ Lân, và người bạn thân của tôi đây là Lê Phương Quế. Trông anh hiền như con gái, nhưng Xuân đừng nhầm với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế nghe, mặc dù anh Quế bạn tôi cũng có giọng hát rất hay, không thua gì Phương Hồng Quế. Hai đứa tôi nhận hai gói quà của Xuân. Quà cáp như nhau và lời lẽ trong cả hai bức thơ cũng giống nhau như đúc. Cô Xuân thật công bình. Cám ơn nghe !

Tôi hơi quê, nhưng cố làm ra vẻ tự nhiên :

- Hai anh tới trường tìm Xuân, không sợ thầy giám thị la Xuân à ?

Anh lính thứ nhì, tên Quế, lên tiếng :

- Bọn tôi bảo là anh em bà con với Xuân, đi lính xa nhà bây giờ mới gặp. Thầy giám thị coi bộ cũng thương lính lắm, nên chắc không nở la rầy người yêu, à xin lỗi, người em của lính đâu !

Mặc dù thấy hai anh chàng có vẻ thư sinh, vui tính, nhưng nhớ lời bà chị thường bảo mấy ông lính bạo dạn và tán gái hay lắm. Phải coi chừng, tôi nhủ thầm như thế. Và để xem hai anh chàng này có thực sự bạo dạn hay không, tôi khoanh tay :

- Nghe nói anh Quế hát hay không thua gì Phương Hồng Quế, em xin mời hai anh vào lớp em chơi. Bọn em cũng đang ca hát trong đó, chứ không có học hành gì đâu. Đám bạn em sẽ mừng lắm đó.

Hai anh nhìn nhau cười, rồi gật đầu, theo tôi vào lớp. Cả đám bạn học trò im bặt, tò mò nhìn ra khi thấy tôi dắt theo hai anh lính trẻ. Tôi nói với vị giáo sư hướng dẫn :

- Thưa thầy, có hai anh lính nhận được quà Tết của lớp mình, đến cám ơn và xin hát cho cả lớp mình nghe.

Thầy hướng dẫn lớp gật đầu, đến bắt tay hai anh, tươi cười :

- Hồi nãy tới giờ mấy cô chỉ hát những bài tình yêu lính chiến, bây giờ đích thân lính chiến hát tặng mấy cô thì còn gì hay bằng, phải không ?

Cả lớp vỗ tay. Anh lính tên Lân bước lên bục giảng, hai tay mân mê chiếc nón bê-rê :

- Kính thưa thầy, thưa các bạn. Tôi không biết hát, nên xin dành phần nói trước. Chúng tôi xin cám ơn những gói quà Tết của nhà trường, của các bạn. Trong không khí Tết, vì nhiệm vụ phải xa nhà, được những món quà của các bạn chúng tôi thấy ấm áp nhiều lắm. Đặc biệt hai đứa tôi đây đã nhận được quà của cô Xuân. Chỉ cần cái tên của cô là hai đứa chúng tôi cũng đã có cả một mùa xuân rồi. Xin cám ơn và kính chúc thầy, chúc các bạn một năm mới vạn điều như ý.

Cả lớp lại rộn lên tiếng cười và những tràng vỗ tay không dứt. Một con bạn có tiếng nghịch nhất lớp quay về hướng tôi ngồi :

- Xuân ơi, mày chỉ được chọn một trong hai thôi. Còn để dành cho đứa khác nữa chứ!

Đúng là nhất quỉ nhì ba, còn thứ ba là bọn này. Tôi đoán hai anh chàng lính sữa đang nghĩ như thế. Anh lính tên Lân bẽn lẽn, ngừng lại đôi phút rồi đưa tay về hướng người bạn, tiếp tục :

- Bây giờ, xin giới thiệu anh bạn thân nhất của tôi, Lê Phương Quế, mà chúng tôi thường gọi là Phương Hồng Quế, tiếng hát hàng đầu của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sẽ lên hát một vài bài tặng thầy và các bạn.

Tôi cũng phục tài ăn nói khá “tâm lý chiến” của anh chàng Lân này. Cái giọng Huế nghe cũng êm ái, cứ như rót mật vào tai người ta. Bây giờ nhìn kỹ thấy anh ta cũng đẹp trai, nụ cười cũng có duyên ghê lắm. Lính cỡ này chắc sẽ làm khổ vài cô em gái hậu phương đây. Tôi mỉm cười với ý nghĩ vừa thoáng trong đầu.

Anh Quế bước lại chỗ thầy hướng dẫn để xin nhờ thầy đệm đàn. Anh hát bài Xuân Này Con Không Về của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Trông anh có dáng dấp thư sinh và khuôn mặt hiền lành như một thầy tu.

Tiếng hát cất lên làm cả lớp im bặt. Đúng là giọng hát của anh rất hay, điêu luyện, lúc réo rắt lúc trầm buồn không thua một ca sĩ chuyên nghiệp. Dường như có cùng tâm trạng với nội dung bài hát, nên anh đã hát với tất cả cảm xúc, làm dao động trái tim mọi người. Bài hát chấm dứt, mà cả lớp dường như còn thẫn thờ, yên lặng. Sau đó bùng vỡ bởi những tràng vỗ tay và nhiều tiếng la: “Bis… Bis… !”.

Anh cúi xuống một lúc, hình như để giấu sự cảm xúc, rồi ngước lên nói nhỏ hai tiếng cám ơn và xin hát tiếp bài Chiều Trên Phá Tam Giang, thơ của Tô Thùy Yên được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc.

Lần này, chính tôi không cầm được nước mắt. Không chỉ vì anh hát hay, nhưng tôi thấy xúc động, thấm thía hơn cuộc đời của những người lính chiến.

- Thưa thầy. Bây giờ đã đi tu rồi, thầy có còn hát những bản nhạc tình lính ngày xưa? Tôi vẫn còn nhớ cái cảm xúc khi thầy hát cho cả lớp tôi nghe, sau cái Tết năm nào ở trường An Túc. Thầy hát thật hay và truyền cảm. Hôm ấy là lần đầu tiên tôi được gặp thầy và anh Lân.

- Mô Phật ! Bây giờ tôi chỉ còn biết tụng kinh gõ mõ, cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Nhưng những gì bà vừa nhắc lại, cũng là con người, làm sao tôi có thể quên.

- Xin thầy thứ lỗi, nếu tôi đã nhắc thầy nhớ lại chuyện đời để làm bận lòng một bậc chân tu.

- Mô Phật ! Đạo ở trong Đời, cũng như hai kẻ đồng hành. Hành đạo là để giúp đời. Kẻ tu hành như chúng tôi cũng chỉ là “cư trần lạc đạo”  mà thôi, thưa bà.

- Cư trần lạc đạo là sao, thưa thầy?

- Có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo. Chứ không phải xa lánh trần thế đầy khổ nhục để tìm sự thanh thản riêng cho bản thân mình.

- Cám ơn thầy. Thầy giảng hay quá. Ngày đầu tiên gặp thầy, và nhất là lúc nhìn thầy đứng hát trên bục lớp, tôi đã thấy thầy giống một nhà tu. Có lẽ thầy đã có căn duyên từ trước, phải không thầy ?

- Mô Phật ! Ai cũng có thể tu hành, và bất cứ ai cũng có thể thành Phật được, thưa bà .

Không ngờ lần gặp gỡ đầu tiên năm ấy lại mang đến cho tôi mối tình đầu. Sau vài lần gặp nhau, tôi biết Lân và Quế là hai người bạn thân thiết từ lúc còn học trong trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Ra trường về cùng đơn vị, nên sống với nhau như anh em, mặc dù tôn giáo khác nhau. Quế đạo Phật còn Lân là tín đồ Công giáo. Những ngày chủ nhật không bận hành quân, Lân đều đi lễ nhà thờ, nên chúng tôi thường gặp nhau hơn. Và lần nào tôi cũng mời Lân về nhà. Cha mẹ tôi cũng rất thương quí Lân, nhất là sau khi biết cha mẹ Lân đã chết trong biến cố tết Mậu Thân. Tính tình Lân lại hiền lành chân chất và hiếu học. Dù bận hành quân liên miên, nhưng anh vẫn cố gắng tự học để thi tú tài vào mùa hè này. Cũng có đôi lần Quế theo Lân đến nhà tôi chơi. Càng lúc chúng tôi càng thân nhau hơn.

Tôi biết là Lân cũng thích tôi. Trong túi áo của anh lúc nào cũng có chiếc khăn tay tôi đã tặng anh trong gói quà Xuân. Mỗi lần chia tay, anh bịn rịn lưu luyến không muốn rời tôi. Còn tôi, cũng thấy nhớ anh da diết và mong chờ anh từng ngày trong các lần anh đi hành quân. Tối nào tôi cũng đọc kinh cầu nguyên cho anh được bình yên trở về.

Bây giờ tôi mới biết tình yêu là gì. Tôi bắt đầu biết tương tư, mơ mộng, nhớ nhung và man mác buồn khi thiếu vắng anh. Những bản nhạc tình lính, người yêu của lính, dường như càng lúc tôi càng thấy hay hơn, và tôi hát nhiều hơn. Sau mỗi lần hành quân, Lân đều mang về tặng tôi những cánh hoa lan rừng. Tôi nghe nói vùng núi rừng An Khê này có nhiều hoa lan. Có những loại hoa lạ, thật đẹp mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc biết tên. Chỉ sau hai tháng, trong phòng tôi treo đầy hoa lan rừng. Tôi thích nhất là những cánh hoa màu tím. Có lẽ tôi nhớ tới màu tím hoa sim trong một bản nhạc mà tôi thường hay hát.

Chiến tranh lại ngày càng ác liệt. Ngồi trong lớp học, bọn tôi vẫn thường nghe tiếng súng, tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời. Ban đêm, nhìn qua cửa sổ, những trái hỏa châu lơ lững giữa trời, soi sáng cả một vùng núi non nào đó. Rồi tôi nghe tin Dakto mất, Tân Cãnh thất thủ, thành phố Kontum bị pháo kích..Một số người đã phải bỏ nhà chạy xuống Pleiku, sống trong các trường học, được chính quyền dùng làm trại tiếp cư.

Hơn một tuần, tôi chưa gặp Lân bởi đơn vị anh có lệnh cắm trại, ứng chiến. Bất ngờ gặp lại anh trong lễ sáng chủ nhật ở nhà thờ. Khi tôi đang quỳ gối cầu kinh, Lân đến sau, quỳ xuống bên cạnh. Tan lễ, vừa bước ra khỏi nhà thờ thì chúng tôi gặp anh Quế đứng đợi từ lúc nào. Tôi mời hai anh về nhà. Trên đường đi, cả hai anh im lặng, không nói một lời gì. Nhìn nét mặt thật buồn, tôi nghĩ là họ đang ưu tư điều gì. Tôi hỏi, nhưng hai anh chỉ nhìn nhau rồi lắc đầu, không nói.

Suốt ngày hôm ấy hai anh ở lại nhà tôi. Mẹ tôi đãi hai anh một con gà tơ. Trong lúc Lân và Quế rượt bắt gà trong vườn, tôi tìm hái mấy trái cà, trái mướp và rau thơm. Cả ba chúng tôi cùng làm bếp, đùa giỡn, ca hát líu lo, không còn chút ưu tư nào trên khuôn mặt của mọi người. Ăn cơm xong, chúng tôi rủ nhau ra ngồi dưới những cây dừa rợp bóng, nghe Quế hát, rồi chúng tôi cùng hát theo những bài tình ca quen thuộc. Buổi chiều, Quế cáo từ tôi, chào ba mẹ tôi xin về trước. Trong phòng tôi chỉ còn có tôi và Lân. Lần đầu tiên tôi nghe Lân rụt rè tỏ tình. Anh bảo, đời chiến binh rày đây mai đó, rồi có một ngày, anh sẽ phải đi xa, nhưng lúc nào cũng mang theo bóng hình của tôi vào những nơi gió cát. Những lời anh nói làm tôi nhớ tới những câu thơ Chinh Phụ Ngâm thật hay của bà Đoàn Thị Điểm dịch mà tôi đã học. Những câu thơ thật buồn bây giờ lại càng buồn hơn. Tôi khóc. Lần đầu tiên tôi khóc, không biết là vì hạnh phúc đến bất chợt của mối tình đầu hay là vì nghĩ tới nỗi cô đơn của người Chinh Phụ. Tôi giật mình, khi Lân ôm tôi vào lòng. Tôi đứng im, bất động, đón nhận nụ hôn tình yêu đầu đời trong hai hàng nước mắt. Tôi tiễn Lân ra đầu làng, hai đứa ôm lấy nhau khi bóng chiều vừa tắt.

Sáng hôm sau, ngồi trong lớp học, khi thấy từng đoàn xe nhà binh chở đầy lính chạy về hướng Pleiku, lòng tôi thẫn thờ khi nghĩ là Lân đã đi xa. Tôi vội lên xin phép cô giáo ra ngoài. Nhưng khi tôi vừa chạy đến hàng thông phía trước, thì đoàn xe cuối cùng đã chạy qua bên kia cầu.

Xuân ơi,

Anh đang ở phi trường Pleiku để chuận bị được không vận lên Kontum. Chiến trường đang ác liệt. Căn cứ Tân Cảnh vừa thất thủ. Địch quân đang tràn xuống uy hiếp thành phố Kontum. Thành phố này đang bị cô lập bởi những cái chốt của địch quân trên đỉnh núi ChuPao, cắt đứt quốc lộ 14 nối liền với Pleiku. Sợ lên Kontum rồi, anh không liên lạc được với em, nên viết vội ít dòng tin em và cũng xin lỗi em vì hôm qua, khi chia tay ở nhà em, anh không nói chuyện anh  đi. Mong em thông cảm bởi đó là bí mật quân sự, anh không được phép tiết lộ, mặc dù anh rất yêu em và tin em.

Không biết đến bao giờ mình mới gặp lại, nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào, anh vẫn luôn mang theo trong tim mình hình bóng của em. Em nhớ cầu nguyện cho anh nghe.

Xin cho anh kính lời hỏi thăm hai bác cùng gia đình. Cầu xin Chúa và Đức Mẹ Maria luôn che chở em cùng tất cả mọi người.

Hôn em,

Đỗ Lân

Không ngờ lá thư này là lá thư cuối cùng tôi nhận được của Lân. Chỉ ba tuần sau, Lân hy sinh. Người báo tin buồn này chính là Lê Phương Quế, người bạn chí thân của Lân và sau này cũng là bạn của tôi. Lá thư có kèm theo vài di vật, Quế đã nhờ một anh phi công gởi cho tôi từ Pleiku, sau một chuyến đổ quân cho đơn vị của Quế ở Kontum. Lân đã bị thương rất nặng khi cùng với vị tiểu đoàn trưởng chui qua hàng rào phòng thủ, mở đường vào giải cứu Bệnh Viện 2 Dã Chiến, đang bị địch quân BV xua xe tăng đánh chiếm, với ý đồ lợi dụng những thương binh nằm trong bệnh viện, làm bàn đạp tấn công vào khu phi trường nằm sát thị xã Kontum. Lân chết lúc chờ máy bay tản thương. Chính Quế là người đã vuốt mắt cho Lân và nghe những lời trăn trối cuối cùng. Anh nhờ Quế giữ để trao lại cho tôi cái dây chuyền có mang thánh giá cùng mấy tấm ảnh có hình của cha mẹ anh và của anh mặc lễ phục trắng đội bê-rê đỏ khi còn là Thiếu Sinh Quân. Những tấm ảnh ấy bây giờ vẫn còn trong nhà thờ An Túc, và sợi dây chuyền tôi vẫn còn cất giữ đến hôm nay. Anh Quế còn cho biết thêm, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lân còn thì thào gọi tên tôi, và khi lục trong túi áo, anh Quế còn thấy cái khăn tay và lá thư của tôi tặng Lân trong gói quà Tết năm nào.

- Thưa thầy, cuối năm 1973 tôi có nhận được thư của thầy. Lúc ấy thầy bị thương nặng, nằm ở quân y viện Pleiku. Tôi có tìm đến thăm, nhưng người ta bảo là thầy đã được chuyển về quân y viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang, để được gần nhà. Lúc ấy đoạn đèo An Khê lại bị địch chiếm, nên xe đò không chạy được. Mấy tháng sau, khi đi được xuống NhaTrang tìm thăm thầy, thì thầy đã xuất viện. Tôi có hỏi nhưng bệnh viện không biết thầy ở đâu.

- Mô Phật ! Đúng như bà nói. Tôi được Hội Đồng Giám Định Y Khoa cho xuất ngũ, vì thương tích. Tôi về sống với mẹ già, lúc ấy bà cũng đang tu tại gia, ăn chay trường. Suốt một đời bà đã lo lắng cầu nguyện cho cha tôi, rồi đến tôi. Cha tôi cũng đã tử trận năm 1965, trong trận Đồng Xoài, khi ấy tôi chỉ vừa 11 tuổi.

- Nhờ vậy mà thầy đã đi tu.

- Lý do đó chỉ một phần. Cái chính là do tôi đã sống trong chiến tranh, chứng kiến bao nhiêu cái chết quá đau lòng, như cái chết của những người còn quá trẻ như Lân. Họ đâu có tội tình gì. Tôi nghĩ tới cuộc chiến phi nghĩa, khi mà anh em cùng một nhà lại chém giết thù hận lẫn nhau. Tôi nghĩ tới cái Vô Thường, Vô Minh mà Đức Phật đã dạy, nên tôi đã tìm tới cửa Thiền để mong trút bỏ mọi ám ảnh, oan khiên.

Như vừa nhớ ra một điều gì, thầy chỉ tay về hướng sau chùa :

- Mời bà đi theo tôi. Mong bà sẽ tìm thấy một điều kỳ diệu.

Tôi theo thầy đi dọc theo triền đồi, đến một nơi tương đối bằng phẳng. Lại một khu vườn nhỏ toàn hoa sim. Tuyêt diệu hơn, bên trên các khung cây được treo đầy những cánh lan rừng. Tôi nhớ tới những cành lan mà Lân thường mang về tặng tôi sau các cuộc hành quân. Ngày xuân, tất cả đang nở rộ một mùa hoa. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn là giữa khu vườn là một ngôi mộ, trên tấm bia lại có cây thánh giá. Tôi thắc mắc hỏi thầy.

Thầy im lặng, không trả lời, ra dấu bảo tôi cùng thầy đến gần ngôi mộ. Tôi bàng hoàng khi đọc mấy dòng chữ trên mô bia:

Giuse Đỗ Lân

Sinh ngày 10.7.1953 tại Huế

Tử ngày 11.5.1972 tại Kontum

Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây. Dường như tôi đã ngồi ở đây lâu lắm. Khi lau nước mắt đứng lên tôi không còn thấy thầy trụ trì. Có lẽ thầy muốn để tôi ngồi khóc một mình mà thổn thức với người xưa, hay là muốn tránh xa chuyện vui buồn của thế tục.

Khi trở lại chùa, tôi có cảm giác như chân mình đang bước vào khoảng không, hụt hẫng. Chú tiểu chờ tôi trong căn nhà khách, chuyển lại lời xin lỗi của thầy trụ trì và trao lại cho tôi một tờ giấy học trò được xếp làm đôi. Thầy trụ trì đang cúng ngọ. Tôi mở tờ giấy ra đọc, trong lúc tiếng chuông chùa ngân nga như muốn làm dịu đi phần nào những cơn sóng đang bềnh bồng  trong lòng tôi. Trên tờ giấy chỉ có mấy dòng chữ : “Xin chào bà và cám ơn bà. Chính tôi đã mang hài cốt của anh Lân về cải táng trong vườn chùa, khi được tin nghĩa trang trong thành phố Kontum bị giải tỏa. Anh Lân mồ côi, không còn ai thân thích.Từ nay, xin bà hãy cầu nguyện cho anh Lân, theo nghi thức tôn giáo của bà. Nam Mô A Di Đà Phật.”

24 tháng 12 2017

đây là bản tiếng anh :

My name is Chi. She is my good friend and caring about me very much. She treated me well and always helped me. I met her in 6th grade and became a close friend. She is a real friend to me because you know me well and care about all my needs. I her a lot. I never ever have a friend you will never always need. She came to my house and I also went home. Our parents respect us a lot and ours. She is very precious to me and I never want to lose her. Whenever I am absent in class, I can help me do all the work at home and classes of activities.
She is very similar to me in many ways. She never argues with me and I will try to do something stuck. She is a girl who opens the door and does not feel bad for me. She is very entertaining in nature and makes me laugh through her interesting stories and talk in free time. She is very cute and attractive, attracting people through smiles and wonderful talk. Cooldown I always do better in class and exam. We were very competed and the works. I will get my opinion in every hard work to do right. We're the handle to share the moment of weknow. We are always doing better in checkers of the level of the case and the same day.

24 tháng 12 2017

Tên của người bạn thân nhất của tôi là Chi. Cô ấy là người bạn tốt của tôi và quan tâm đến tôi rất nhiều. Cô ấy cư xử tốt và luôn luôn giúp tôi. Tôi đã gặp cô ấy trong lớp 6 và trở thành bạn thân. Cô ấy là người bạn thật sự của tôi bởi vì cô ấy hiểu tôi rất rõ và quan tâm đến mọi nhu cầu của tôi. Tôi thích cô ấy rất nhiều. Tôi chưa bao giờ có một người bạn như cô ấy bao giờ hết. Cô ta đến nhà tôi và tôi cũng về nhà. Cha mẹ chúng tôi tôn trọng chúng tôi rất nhiều và giống như tình bạn của chúng tôi. Cô ấy rất quý giá đối với tôi và tôi không bao giờ muốn mất cô ấy. Bất cứ khi nào tôi vắng mặt trong lớp học, cô ấy giúp tôi làm tất cả các tác phẩm ở nhà và các hoạt động của lớp. Cô ấy rất giống tôi về nhiều khía cạnh. Cô ấy không bao giờ tranh luận với tôi và mô tả tôi tốt bất cứ điều gì tôi bị mắc kẹt. Cô ấy là một cô gái cởi mở và không bao giờ cảm thấy xấu cho hành vi không tốt của tôi. Cô ấy rất giải trí trong tự nhiên và làm tôi cười thông qua các câu chuyện cười thú vị của cô ấy và nói chuyện trong thời gian rảnh rỗi. Cô ấy rất dễ thương và hấp dẫn, thu hút mọi người thông qua nụ cười và cách nói chuyện tuyệt vời. Cô thúc đẩy tôi luôn luôn làm tốt hơn trong lớp học và các kỳ thi. Chúng tôi rất giỏi thể thao và các hoạt động học tập. Cô ấy lấy ý kiến ​​của tôi trong cô ấy mỗi công việc khó khăn để làm đúng cách. Chúng tôi quản lý để chia sẻ những điều trong thời điểm khó khăn của chúng tôi. Chúng tôi luôn làm việc tốt hơn trong các bài kiểm tra của lớp và các kỳ thi chính.

THAM KHẢO K CHÉP OK NHA 

olm-logo.png