K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2017

Mik trả lời ở dưới rồi nhưng chưa đc duyệt, bạn hãy đọc xem có đc không, nếu đc thì tk cho mik ở 

chỗ này nha . Mik hữa sẽ tk lại cho các bạn .

Thanks !

29 tháng 10 2017

Vừa chuẩn bị đám cưới vừa di tản Bà Nghiêm Thúy Băng là một trong những giai nhân nổi tiếng ở Hà Nội thập niên 50-60 của thế kỉ trước. Bà làõ con gái của ông Nghiêm Xuân Huyến - chủ nhà in Rạng Đông, chủ bút báo Bắc Kỳ thể thao (1939 - 1940), báo Con Ong (1941-1942). Trong kí ức của bà Nghiêm Thúy Băng- nguyên mẫu cho nhiều sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao, mùa thu mà tuyệt phẩm "Làng tôi" ra đời là một mùa thu không bao giờ quên được. Mùa thu ấy là mùa của cốm, của hồng, của những buồng chuối trứng cuốc ửng vàng, hoa hoàng lan thơm ngát rụng đầy dưới các gốc cây và gió thu thoang thoảng mát làm xao xuyến những trái tim thiếu nữ. Nét đài các, kiêu sa, phúc hậu của cô thiếu nữ Hà thành xưa đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác của Văn Cao, không chỉ trong âm nhạc mà còn ở văn thơ, hội họa. Suốt cuộc đời yêu và làm vợ của người nhạc sĩ tài hoa, cho đến hôm nay, kí ức về ông gần như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm hồn bà. Cái tên Thúy Băng gợi nhớ sự lãng mạn, thùy mị, trong trẻo, từng lấp lánh trên trang thơ của Văn Cao: "Giữa những ngày dằng dặc / Chỉ còn khuôn mặt em / Sáng trong và bình lặng / Dù hai đứa chúng ta / Chưa lúc nào sung sướng / Những ngày đau khổ ấy / Khuôn mặt em / Như mảnh trăng những đêm rừng cháy/..." (Trích bài thơ "Khuôn mặt em"). Người phụ nữ ấy nâng niu từng vần thơ, nốt nhạc, lời ca và say mê kể chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của ông bằng những yêu thương cảm động nhất. "Năm 1947 mợ tôi quyết định sẽ hiến nhà in Rạng Đông cho Cách mạng để chuyển lên Việt Bắc. Mợ cũng lo sửa soạn cho các con và người nhà đi tản cư. Nhưng lễ ăn hỏi vẫn cứ tiến hành theo tục lệ thường, đủ cả bánh chưng, bánh dầy, chè, cau để chia cho bà con trong họ", bà Thúy Băng hồi tưởng. Chú rể Văn Cao tất bật sửa soạn. Anh đến các nhà xuất bản lấy nhuận bút. Anh nhờ gia đình cụ Lễ đặt cho đủ số bánh chưng, bánh dầy, mua chè cau giúp. Lễ ăn hỏi được tổ chức ngay tại làng Cự Đà thuộc huyện Thanh Oai (Hà Tây cũ), quê ngoại nhà gái. "Anh sẽ làm bài hát cho ngôi làng" Hà Nội đã nổ súng đêm 16 tháng Chạp năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Người Hà Nội kéo về Cự Đà ngày một đông hơn, trong đó có cả các cơ quan đoàn thể. Văn Cao bận nhiều việc. Gia tài anh mang theo, ngoài mấy bộ quần áo còn có cây đàn ghi ta. Anh phải lo cho việc ra báo, lo minh họa bài vở cho trang văn nghệ của báo Độc Lập. Các văn nghệ sĩ cũng đã lên đường kháng chiến như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Huy Tưởng.... Đôi ba ngày Văn Cao cũng được đọc tin chiến sự về Hà Nội. Quân ta đã chiến đấu rất dũng cảm ở Nhà hát Lớn, nhà Xô Va, nhà Dây Thép, chợ Đồng Xuân...gây cho địch nhiều tổn thất. ở Cự Đà ít ngày, Thúy Băng cùng với gia đình tản cư về Lưu Xá, huyện Chương Mỹ. Lưu Xá là một làng quê nghèo, yên tĩnh, nằm bên một dòng sông nước trong veo, đầy ắp. Bến sông lúc nào cũng có vài con thuyền neo đậu. Vùng này khi trước cũng là cơ sở cách mạng. Văn Cao rất mê dòng sông này. Anh đã có vài ngày theo gia đình thuyền chài lênh đênh trên sông. Con sông thật thơ mộng, thật êm ả đối với nghệ sĩ. Bên kia sông là ngôi nhà thờ nhỏ xinh xắn, cứ khoảng 5h30' sáng, tiếng chuông nhà thờ lại thánh thót vang lên. Bên dòng sông hiền hòa, bóng thuyền chài và các giáo dân, nam cũng như nữ, áo dài đen hay áo nâu, vẻ mặt bình thản, nối nhau xuống thuyền qua sông cho kịp buổi lễ sớm. "Anh Trần Huy Liệu là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền khi đó chọn một góc cách nhà thờ một cây số để làm việc, đó là nơi yên tĩnh nhất. Văn Cao cũng theo anh vào đó làm việc. Cha xứ trông coi nhà thờ là người Italia nhưng thạo tiếng Việt và có tên Việt Nam, người ta hay gọi là cha Minh. Văn Cao, Trần Huy Liệu nói chuyện với cha Minh khi bằng tiếng Việt khi bằng tiếng Pháp. Nhưng để tránh những con mắt tò mò, có khi các anh cũng ăn mặc theo kiểu giáo dân", bà Thúy Băng kể. Nhưng ở đây ít lâu, thôn xóm cũng nhuốm màu không khí chiến tranh. Người dân cũng nhộn nhịp lo xây làng kháng chiến. Người ta đào hào, đắp lũy, đào hầm bí mật, thanh niên trai tráng vào đội tự vệ, vào du kích tập tành khuya sớm. Tết năm 1947, bên chiếc đài bán dẫn, Văn Cao nghe Bác Hồ đọc bài thơ chúc Tết: "Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió / Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông...". Văn Cao suy nghĩ về thơ chúc Tết của Bác và cảm xúc cứ từ từ dâng lên trong anh: “Anh sẽ làm một bài hát gì đó cho ngôi làng thơ mộng, bình dị này”, ông nói với bà Thúy Băng, vợ sắp cưới lúc bấy giờ. "Có gian nan đến đâu cũng không bỏ sáng tác" Lễ cưới Văn Cao - Thúy Băng được tổ chức đơn giản tại thôn Lưu Xáỏ. Trước hôm anh Trần Huy Liệu rời lên Việt Bắc theo sự điều động của Trung ương, anh nói với Văn Cao: "Tôi đi, anh chuyển sang nhà tôi mà ở cho tiện việc sáng tác". Rồi anh Liệu cười vui hóm hỉnh: "Nhưng cậu phải nhớ vui duyên mới không được quên nhiệm vụ đấy". Văn Cao cũng cười: "Vâng, tôi vẫn nhớ anh ạ". Anh Liệu không biết, sau ngày cưới, Văn Cao đã cùng vợ giao ước: "Dù kháng chiến có gian nan đến đâu, Văn Cao vẫn phải phấn đấu cho sức khỏe để làm việc, không bỏ sáng tác". Thúy Băng cũng tạm biệt cuộc sống phồn hoa, nhung lụa để làm vợ một người nghệ sĩ cách mạng. Cô tự hứa sẽ chăm sóc anh để anh có thời gian sáng tác. Cuộc kháng chiến sẽ còn gian khổ nhiều mà sức khỏe của anh lại yếu. Thúy Băng cũng dần dần quen với cuộc sống thôn quê. Cô mua những vuông lụa đen Hà Đông về may quần, cắt những chiếc áo dài, lòa xòa, tha thướt thành áo ngắn. Khi Trung đoàn Thủ đô đã rút khỏi Hà Nội, giặc Pháp bắt đầu đánh ra vùng ngoại thành. Chúng đi đến các làng quê càn quét, đốt phá. Ngay cả nhà thờ là nơi thiêng liêng nhất, chúng cũng không từ. Vào ngồi ở một góc tĩnh nhất của nhà thờ, Văn Cao thả hồn cho cảm hứng cứ mỗi lúc một dâng lên yêu thương, chan chứa và những giai điệu đầu tiên của bài "Làng tôi" đã đến với anh: "Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ rung...". Bài hát vừa làm xong, Văn Cao vui vẻ nói với vợ: "Anh đã làm xong bài hát hôm nào anh đã nói với em rồi đó, để anh đàn và hát cho em nghe nhé". Trong căn phòng ấm cúng, những âm thanh, những lời ca tuyệt vời ấy theo tiếng đàn cứ vang lên. Thúy Băng cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Cô là người đầu tiên được thưởng thức bài ca ấy. Cô tựa đầu vào vai chồng, nắm chặt bàn tay anh, âu yếm: "Bài "Làng tôi" hay quá, anh ạ, chắc dân làng thích lắm". Dân làng từ các ông bà già đến lớp thanh niên hết thảy đều tự hào vì ca khúc "Làng tôi" được ra đời từ mảnh đất Lưu Xá nghèo khó này. Sau đó, ca khúc này được in trên báo Độc Lập, không lâu sau trở thành bài ca của mọi làng quê. Văn Cao cũng không ngờ "Làng tôi" trở thành bất tử. KIM LINH (Theo lời kể của bà Nghiêm Thúy Băng) Nhạc sĩ Văn Cao. Nhạc sĩ Văn Cao (1923 - 1995) là tác giả của Tiến quân ca - bài hát được chọn làm Quốc ca, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc Việt Nam. Văn Cao còn là một nhạc sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị. ông thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong. Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Làng tôi, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Năm 1996 Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên.

Bài hát làm tôi là một bài hát nhẹ nhàng, tình cảm, mang đậm chất dân dã của quê hương. Đặc biệt, bài hát đã nêu lên hình ảnh ngôi làng thật đẹp.

1 tháng 1 2018

Ở khổ thơ cuối, tầm  quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ  lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao  động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự  tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả 
                                                                      Hạt gạo làng ta
                                                                      Gửi ra tiền tuyến
                                                                      Gửi về phương xa
                                                                      Em vui em hát
                                                                      Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.  Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ  bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.

18 tháng 12 2021

TL:

Sau khi nghe xong bài " Tháng năm học trò" của NGUYỄN ĐỨC TRUNG tôi cảm thấy vui vẻ, hào hứng nhưng lại xen lẫn một chút buồn bã nào đó. Nghe những lời hát mà tôi lại nhớ về những ngày đi học đầu tiên của mình, ngày đi học mà đầy nước mắt nhưng nó lại ghi lại 1 kỉ niệm khó quên. Những kỉ niệm khó quên ấy đã được tác giả cẩn thận, chau trút thành 1 bài nhạc. Thật cảm ơn tác giả!

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ.

15 tháng 12 2021

Tham khảo!

 Sau khi nghe xong bài hát em thấy lòng mình lại rộn ràng, náo nức... Những cảm xúc nó cứ ùa về, những cảm xúc đi theo những lời nhạc. Những lời về ngày đi học, những lời về kí ức...

17 tháng 12 2021

Cảm nhận của tớ khi nghe xong thấy bình thường, không hay cũng không dở. Nó không có sức lôi cuốn cũng không bị lãng quên quá nhanh.

5 tháng 11 2017

"... Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy
Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay..."

"Bụi phấn" có lẽ là ca khúc hay nhất về người thầy mà bất kỳ ai khi còn đi học cũng đều thuộc lòng. Được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Lê Văn Lộc, "Bụi phấn "nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Lời ca tuy ngắn ngủi nhưng mỗi khi những giai điệu da diết ấy vang lên, người nghe như cảm thấy bùi ngùi, xúc động khi nhớ về người thầy, người cô - những người đã tận tâm dạy dỗ và đem đến cho chúng ta những bài học tri thức lẫn cuộc sống vô cùng quý giá từ "tuổi còn thơ". Hình ảnh bụi phấn vương trên mái tóc người thầy là một hình ảnh đẹp mà không một người học trò nào có thể quên được.Tình thầy trò không chỉ thể hiện ở bài này  cho thấy thầy là người đã chỉ dạy ta kiến thức, rèn luyện đạo đức chỉ cho ta thấy những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Nhờ công lao dạy dỗ, bảo ban của các thầy cô mà chúng ta trở thành những người có văn minh, trí tuệ trở thành những con người có ích cho xã hội. Hãy cám ơn thầy ( cô ) của bạn vì đã giúp chúng ta thành công trong cuộc sống ! 

;3

5 tháng 11 2017

Thời gian cứ trôi đi âm thầm và lặng lẽ, thấm thoát đã gần bốn tháng trôi qua. Thời gian tuy ngắn nhưng cũng đủ làm cho em cảm nhận được tất cả những điều tốt đẹp nhất từ mái trường THCS Kim Tân. Với ước mơ trở thành 1 cô học trò được khoác lên mình chiếc áo đồng phục của trường THPT Chuyên Lào Cai, em đã rời xa ngôi trường mà mình đang học để đến với 1 ngôi trường hoàn toàn mới, những lo lắng, suy nghĩ xuất hiện trong khối óc nhỏ bé: Lo sợ vì mất đi những người mà mình quan tâm, yêu thương nhất, sợ vì phải rời xa nơi mà mình cảm thấy an toàn nhất, sợ phải chia tay những đứa bạn mà ngày nào cùng mình đùa nghịch và chọc ghẹo lẫn nhau,...và sợ cả khi không có bạn bè, thầy cô ở bên, có những lúc em đã định lùi bước. Nhưng nghĩ về tương lai phía trước, nghĩ về những người đang trông mong và tin tưởng, em đã quyết định tiến bước, hi vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.

Nhớ những ngày ấy, những ngày đầu của tháng 8, tiết trời ấm áp, khi trên con đường đến trường mới lạ còn cảm thấy có một chút mặc cảm, tự ti về bản thân, run sợ trước thách thức mới đang chờ đón thì khi đặt chân đến trường những cảm giác ấy hoàn toàn tan biến. Cảm giác đầu tiên khi đặt chân vào cánh cổng là một cái gì đó rất gần gũi, thân quen. Ngôi trường hiện lên đẹp và khang trang, những tán lá cây dang rộng, một làn gió mát rượi thoảng qua đưa tâm hồn vào những điều tuyệt diệu nhất. Có lẽ chính cảm giác ấy đã thúc giục bước chân em tiến nhanh vào lớp học. Em bước lên cầu thang dãy nhà B, lên đến tầng 3, tấm biển lớp 9D được đặt ngay ngắn. Bước vào lớp các bạn đều rất thân thiện và dễ gần, tất cả đều cởi mở và vui vẻ chào đón một thành viên mới. Và sau đó, chính ngày hôm ấy, em đã gặp được cô Lê Thị Lương. Ấn tượng đầu tiên của em về cô là một con người rất thẳng thắn nhưng đồng thời cũng rất quan tâm đến học sinh. Cô có biết rằng, lời động viên của cô hôm ấy đã khiến em cảm thấy có ý chí để vươn lên hi vọng rằng mình có thể làm tốt.

Những ngày tiếp theo đó, em hiểu rõ về cô hơn cô rất nghiêm khắc, có những lúc em cảm thấy vô cùng sợ và tự hỏi rằng tại sao cô phải nghiêm khắc với chúng em như vậy? Nhưng rồi, thời gian đã giúp em nhận ra, cô nghiêm khắc là muốn tốt cho chúng em, muốn cho chúng em trưởng thành và trở thành 1 con người tốt. Cô luôn ở bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ chúng em trong mọi việc. Cô cầm chổi giúp chúng em dọn vệ sinh trường lớp, cô cầm cuốc giúp chúng em trồng hoa,...và cô cầm cả viên phấn để viết lên cả tấm lòng mình. Cô dạy cho chúng em biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi, cô giúp cho chúng em tạo ra một cuốn sổ với thật nhiều trang viết với hình ảnh thú vị. Em thương cô vì cô quá vất vả, dẫu cô ốm nhưng không bao giờ cô bỏ giờ tự quản trong 15 phút đầu giờ trên lớp, thương ánh mắt cô thật buồn, những giọt nước mắt lăn dài trên má vì chúng em không ngoan... Em càng thương cô hơn vì cô luôn là giáo viên công bằng và luôn đứng về phía học trò để nhìn nhận vấn đề, cô luôn tìm cách để thấu hiểu được bọn học trò chúng em và nâng đỡ cho những bước chân ngây dại của chúng em. Em càng khâm phục cô hơn ở cách mà cô dành cho em và những bạn bè khác, cô luôn biết những khuyết điểm của mình và cố gắng khắc phục, cũng như góp ý khuyên răn với những khuyết điểm của chúng em 1 cách tinh tế để hoàn hảo hơn trong mắt mọi người. Cô ơi! Em thương cô lắm tấm lòng rộng mở của cô, có nghiêm khắc nhưng rất mực thông cảm với học trò của mình, sự sâu sắc và gần gũi của cô nữa và còn vô vàn những điều khác nữa, đó phải là cả một tâm hồn, một trái tim dành cho chúng em,... và dẫu đó chỉ là tình cảm một chiều của cô, cô cho đi chẳng mong nhận lại điều chi cả. Đối với em, em đã lớn hơn chỉ sau 4 tháng ngắn ngủi học với cô, em có được một tâm hồn mới, một sự tự ti vốn ẩn nấp trong em. Một trái tim biết cảm thông và lắng nghe, một tinh thần vượt khó cho dù vấp ngã, em đã học ở cô là sự nỗ lực không ngừng, cô chính là điểm tựa cho em đứng lên sau vấp ngã, gạt đi nước mắt em lạc bước tiếp ở cuộc đời này, em đã biết nhìn nhận vấn đề và không còn nữa những đánh giá ngây ngô.

Cô ơi! Ngày 20/11 sắp đến, em mong cô hãy tha thứ cho em về tất cả những lỗi lầm của mình và cảm ơn cô về tất cả những gì cô giành cho em. Em yêu cô và yêu mái trường THCS Kim Tân này nhiều, em cũng như các bạn sẽ chẳng bao giờ quên được nơi này -nơi sẽ chắp cánh cho những ước mơ của chúng em bay xa.

Nhung bai van xuc dong ve thay co giao (Phan 2) - Anh 2

For a long time, the song "Lang Quan Ho Que Toi", the music of Nguyen Trong Tao, the adaptation of Nguyen Phan Hach's poetry, has become familiar to the public in the South and North. To the people of Bac Ninh, this song is more and more familiar, since the Provincial Radio and Television Station chose to act as its music. This famous song, was born in a very special context. Poet and musician Nguyen Trong Tao recounts this magical story. That was in 1978, he was still a soldier and was sent to Hanoi by the unit to attend the literary creation camp of the Ministry of Defense. One day, he visited the New Works Publishing House (now the Writers' Association) and met the poet Nguyen Phan Hach there. Nguyen Phan Hach, originally from Bac Ninh, is working as an editor at the publisher. Knowing that Nguyen Trong Tao was a talented poet and a musician with many successful songs, Nguyen Phan Hach immediately took out a paper to copy a poem about his homeland of Quan they, and asked poet Nguyen Trong Tao to help him with his music. Poems written on students' paper with words floating feelings. Nguyen Phan Hach said, "You can help me with this poem, it will become a good song". In the afternoon, you wrote, Nguyen Trong Tao hummed warmly, folded the paper of writing poetry and put it in his pocket and left. Working at the composing camp was busy, the quartet had just popped up, the poems were unfinished, Nguyen Trong Tao forgot all the poems that Kinh Bac poetic friend asked to help him. One afternoon, Nguyen Trong Tao took his clothes to the washing water well. When he poured his clothes over, he discovered that there was still a poem in his pocket that Nguyen Phan Hach had sent the meal before, and the water had blurred a couple of words. He read it smartly. Emotions and poetic words haunt him. Leaving the pile of unfinished laundry by the well, he ran back to his room and hastily wrote the notes of music in rushing excitement. While writing musical notes on the hand-lined staff, Nguyen Trong Tao embraced the guitar. Occasionally, he used his hand to knock on the table surface as if in rhythm. Being engrossed in writing music, Nguyen Trong Tao forgot about his dinner time. Poet Nguyen Hoa, a close friend, invited him to go down to the collective kitchen for dinner. Nguyen Trong Tao was still delirious in his creative emotions. He still passionately wrote music, then instrument, then tapped his hands on the table and sang. Knowing that you are wandering through an endless stream of emotions, Nguyen Hoa comes down to the kitchen to eat and take home a portion of rice for you. That was also the time when Nguyen Trong Tao let go of his pen, just finished writing the last note of the song. Nguyen Trong Tao sang to you the song that he just sublimated and composed. "Làng quan họ quê tôi, tháng giêng mùa hát hội… con sông Cầu làm bao xanh, ngang lưng làng quan họ xanh xanh". Nguyen Trong Create tears of joy and emotion. The composing of a new song has not been staged yet, then Nguyen Trong Tao has been sent back to accept a new assignment. One session on the way to march, he suddenly heard the music broadcast of the Voice of Vietnam and saw his song "Lang Quan Ho Que Toi" performed by singer Thanh Hoa and top female performers. Again, unexpected joy, he could not hold back tears of joy. Before long, the song was repeatedly played and replayed on the Radio Voice of Vietnam, and then filmed and broadcast on Vietnam Television. Many singers choose this song as their own song. Many awards for this song through festivals. The song's pervasive power is greater than the song writer's expectations. With intonation tones and passionate and passionate lyrics expressing love for the homeland, not only the people of Beijing, but everyone also receives pride and pride in the land they live in. Nguyen Trong Tao is a son of Nghe An land. He was born in 1947. He is the author of dozens of books of poetry, literature, and literary criticism. His excellent poems, such as "Dong Dao Cho Nguoi Lon", "Tho Tren May Chu Va Tan Man Thoi Toi Song" ... He is also a talented musician. In addition to "Lang Quan Ho Que Toi", he also has famous songs such as "Khuc Hat Song Que", "Tinh Ca Bon Mua" ... Nguyen Phan Hach is a son of Bac Ninh, born in 1944, in Mao Dien village. , Thuan Thanh district. He is the author of dozens of books of poems, short stories, novels, such as "Nguoi Quen Cua Em", "Hoa Sua", "Cau Vi Cam Cam Lanh", "Cuong Phong" ... Poetry and stories, are absorbed. the soul of Kinh Bac countryside. The appearance of the song "Quan Quan, My Country," is like a predestined relationship. It is both random and unexpected, both fragile and durable. Since the song "Lang Quan Ho Que Toi" was born, the literary friendship between Nguyen Trong Tao and Nguyen Phan Hach has deepened. They understand that each person's creative sublimation has attached and glorified each other. Their song, will last for the same year.