K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Đoạn thơ trên ta có thể thấy được tấm lòng yêu thương mẹ của nhân vật trữ tình. Điều mà đứa nhỏ thấy hạn phúc nhất là khi được làm nũng mẹ, được mẹ ôm, được sống trong tình yêu thương của mẹ. Vì vậy tác giả đưa đến cho chúng ta một thông điệp về sự yêu thương, trận trọng mẹ cũng như những trân trọng những khoảnh khắc được sống trong lòng người phụ nữ vĩ đại ấy.

10 tháng 11 2023

Bài thơ là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

9 tháng 11 2023

Một đời áo nâu của Nguyễn Văn Song là một bài thơ xúc động, ý nghĩa về sự hy sinh của mẹ. Người mẹ trong bài thơ vừa có nét chung, rất giống với bao bà mẹ Việt Nam khác, lại có nét riêng, đặc trưng chỉ có trong thơ và cảm nhận của Nguyễn Văn Song.

Người mẹ trong bài thơ này gắn liền với hình ảnh mộc mạc, giản dị, suốt một đời với chiếc áo nâu sòng cũ bạc, nhuốm mùi mồ hôi và mùi sương gió của cuộc đời. Chiếc áo nâu là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người Việt và nó cũng là biểu tượng của những người nông dân. Trên trang thơ của Nguyễn Văn Song hình ảnh người mẹ hiện lên qua chi tiết: “một đời mẹ mặc áo nâu” thật thân quen và gần gũi. Chiếc áo ấy giống với màu của đất và của sương gió cuộc đời. Áo nâu chẳng những bạc phai mà còn sờn rách, điều đó đã phản ánh một cuộc đời vất vả, lam lũ, đói nghèo của mẹ. Trong những dòng thơ là sự chua xót, đau đớn vô cùng của đứa con thương mẹ. Chiếc áo nâu ấy trở đi trở lại là biểu tượng của mẹ khi thì áo nâu bạc, khi thì áo nâu gầy. Thấp thoáng thấy chiếc áo ở đâu là thấy mẹ ở đó.

Phép so sánh được sử dụng thật đắt trong hình ảnh: “Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”. Gợi ra sự hy sinh cao cả của tình mẹ, lặng thầm, bền bỉ giống như dòng sông bồi đắp phù sa cho đất mẹ, cho cây trái. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ là tiếng thở dài chua xót của con khi mẹ đã đi về với trăm năm, chiếc áo nâu giờ đây cất gọn gàng để theo mẹ về cõi phật.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của một người mẹ lam lũ, vất vả cả một đời. Đằng sau đó thấp thoáng là đứa con với sự xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời của mẹ. Đó còn là sự biết ơn, trân trọng, là sự xúc động đến nghẹn ngào, sự mất mát đến đau thương khi không còn mẹ trên cõi đời: “Thôi đành nhờ cả khói sương/ áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi”.

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”, qua bài thơ mỗi chúng ta đều biết ơn, trân quý sự hy sinh cao cả của mẹ. Cố gắng giữ trọn đạo hiếu để báo đáp tình mẹ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi chúng ta vẫn còn có mẹ trên cuộc đời này. Vì thế hãy luôn yêu thương, biết ơn mẹ, hãy làm tất cả những gì có thể để làm mẹ vui lòng. 

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

 

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

6 tháng 10 2023

Mình tra bài thơ này không thấy có trên mạng í, thì bạn có thể chụp cho mình bài thơ ấy được không?

 

 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
21 tháng 12 2022

Tham khảo các ý:

- Cha mẹ yêu thương, sẵn sàng hi sinh, chăm sóc quan tâm cho con cái, thông qua các hình ảnh "mẹ là cơn gió mùa thu", "mẹ là đêm sáng trăng sao soi đường chạy lối" cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

- Con cái cần biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, từ đó phải yêu thương, kính trọng làm trọn hiếu đạo, đền đáp công ơn.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
9 tháng 11 2022

Chào bạn! 

Khi viết đoạn văn, bạn cần chú ý về nội dung và nghệ thuật của đoạn.

- Nội dung: Để thấy rõ được tình bạn của nhà thơ, em cần làm rõ:

+ Cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà: vui vẻ, thân mật, cho thấy tình bạn gắn kết thông qua hình ảnh giản dị, gần gũi; giọng điệu; cách xưng hô.

+ Tình cảm thắm thiết của tác giả: giữa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn; khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường (bạn có thể phân tích về hoàn cảnh của tác giả, cách xưng hộ, thái độ của nhà thơ).

- Nghệ thuật: Tập trung khai thác về hình ảnh; ngôn từ, cách xưng hô trong lời thơ,...