K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2024

Câu 1: Đại dịch Covid-19 gây ra hậu quả khó lường như: số người chết trên toàn thế giới dưới 2 tỷ người, giản cách xã hội rất lâu,những chuyến bay sẽ bị hủy bỏ.

 

1 tháng 10 2016

C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1 Luyện tập đọc hiểu 
khổ 1

+ đời sống của cha mẹ đã mang đến cho gia đình ấm no hạnh phúc và công lao của bố mẹ

+ ở khổ 2-3 khổ hai nói lên cuộc trò chuyện của anh và coo gái rất hòa thuận

- ở đoạn hai nói về con gái đứng trước khung cảnh đồng quê bát ngát  trao cảm hứng xay xưa trước cánh đồng quê mình

b) - các thể thơ khổ 1 nói lên công lao nuôi dưỡng của cha mẹ với con

- khổ 2 nói về hòa thuận của hai anh em 
- khổ 3 nói lên sựu trò chuyện của người con trai con gái
- khổ 4 nói về người nữa đang đúng trên cánh đồng ngắm nhìn thiên nhiên

2 Luyện tập về từ láy

 lấpNhức nhóinho nhỏvội vàng
lấp  thấpxinh  xinhchênh chênhthích thú

b)

nhẹ nhàng khuyên bảo con

xấu xa của tên phản bội

tan tành

c)

Tù láy từ ghép
mệt mỏigờn rợn 
nấu nướngngnj nhành
mặt mũilon ton
học hỏitươi mát
  
  

em sẽ suy nghĩ mình sẽ viết thế nào, tìm ý, lập dàn ý, viết nháp - viết ra giấy, đọc và sữa chữa

1 tháng 10 2016

bài  3 những câu hát nghĩa thình à

 

21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bản
Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:
a) Định hướng tạo lập văn bản;
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:
a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?
b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?
c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?
d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?
Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.
2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:
(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.
(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.
Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?
Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.
3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:
a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?
b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?
Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Gợi ý:
- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.
- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)
- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...
5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.
Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
23 tháng 2 2022

bn tham khảo đc ý nào thì viết vào đoạn nhe

lý do đọc sách:

Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

 • Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.

9 tháng 10 2016

* Dàn bài:

a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.
b. Thân bài : 
* Tả vài nét về mẹ:
- Tuổi, sức khỏe.
- Đảm đang, tháo vát.
- Tính tình hiền hòa, dễ mến.
* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.
- Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.
- Nụ cười vui,thương yêu.
- Nụ cười khuyến khích.
- Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.
- Những khi vắng nụ cười của mẹ.
- Làm sao để luôn luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ ?
c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

9 tháng 10 2016

    Cũng như tất cả bạn bè, tôi cũng có mẹ để được yêu thương, che chở. Tôi biết mình hay ngang bướng với mẹ, nhưng sao tôi vẫn luôn yêu mẹ nhiều thế kia . Bỗng một ngày nhớ đến mẹ, nhớ lắm nụ cười nhân hậu trên môi mẹ, mặc dù mẹ vẫn đang ở rất gần tôi. 


   "Mẹ ơi! Mẹ có biết nụ cười của mẹ đẹp lắm hay không ? " Tôi biết rằng, mẹ cũng yêu tôi nhiều hơn thế. Khi mẹ cười, những vết nhăn hiện lên trên đôi má xương xương của mẹ, có lẽ mẹ của con đã già đi nhiều vì phải nghĩ ngợi nhiều thứ. Trong tâm trí tôi, hình ảnh nụ cười của mẹ luôn hiện lên , lúc nào cũng hài hoà , êm đềm như dòng sông chảy xuôi dòng. Khi còn học lớp sáu, có lần mẹ phát hiện ra kết quả học tập của tôi bị sa sút và khi đó tôi ngạc nhiên lắm vì mẹ không mắng tôi mà còn hướng dẫn, dặn dò, lên kế hoạch để tôi củng cố lại kiến thức. Mẹ cùng thức với tôi, pha cho tôi ly sữa nóng, sữa có vị ngon ngọt và beo béo như tình cảm trong sáng, dịu dàng mẹ dành cho tôi. Và mẹ cũng không quên động viên tôi bằng những cái nhìn, những nụ cười thật âu yếm. Mẹ tôi giỏi lắm, bao giờ mẹ cũng có cách làm cho những nỗi buồn của tôi biến mất. Mẹ tôi có nụ cười rất đặc biệt, luôn làm tôi quên đi bao khó khăn đang đợi chờ mình trên con đường tương lai.

       Vẫn có lúc tôi làm cho mẹ buồn, buồn nhiều lắm. Tôi hứa với chính mình rằng sẽ không bao giờ làm cho mẹ buồn nữa nhưng sao không thể làm được, có lẽ tôi là gánh nặng của mẹ, tôi nợ mẹ thật nhiều. Có lúc tôi như muốn xa mẹ, xa xa thật xa, nghĩ lại thấy giận mình quá, giận vì đã làm cho mẹ buồn, tôi... tôi nghẹn lòng và hai mi như muốn rơi lệ. Tôi sẽ có gắng làm nhiều điều tốt đẹp , đặc biệt là điều chỉnh lại tình cảm giữa tôi và mẹ. Mong cho mẹ hiểu được và tha thứ cho tôi. Tôi muốn nói với mẹ :"Con nhớ mẹ quá". Tôi biết mẹ yêu tôi nhiều, tôi biết làm gì để ứoc lượng tình yêu mẹ dành cho cuộc đời tôi? "Mẹ có biết không? Cuộc sống của con vui lắm mẹ ạ, bởi vì xung quanh con có vòng tay bạn bè, thầy cô và mọi người ở bên và cả mẹ nữa". Mong sao một ngày vui của con là một năm hạnh phúc trong mẹ. Ai cũng có một ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao, tôi sẽ ước cho mẹ luôn được vui.

    Chẳng biết nói gì hơn ngoài ba chữ : "Con-yêu-mẹ" . " Con có thể biến thành đóa hoa hồng kia không?" Để có thể nhìn thấy nụ cười trên môi mẹ khi mẹ nhận được đóa hoa hồng ấy. Hãy hứa với con mẹ ơi! Hứa rằng sẽ không quên đứa con đầu lòng ngang bướng và kiêu kì này mẹ nhé"

TK

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam


+ Nam thiếu niên(Tuổi 13 - 15) cần 2500 Kcal/ngày
+ Nữ thiếu niên(Tuổi 13 - 15) cần 2200 Kcal/ngày

Ví dụ: Lượng thức ăn của một nam sinh lớp 8 ăn trong một ngày
1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65gam + Kẹp 20g thịt gà xé
- Sữa đặc có đường: 15gam
2. Bữa trưa: - Cơm(gạo tẻ): 250gam
- Đậu phụ: 75gam
- Thịt lợn ba chỉ: 100gam
- Dưa cải bẹ xanh: 100gam
- 1 trái trứng luộc(hay chiên)
3. Bữa tối: - Cơm(gạo tẻ): 220gam
- Cá chép: 100gam
- Rau muống: 200gam

Ví dụ: Lượng thức ăn của một nữ sinh lớp 8 ăn trong một ngày
1. Bữa sáng: - Bánh mì: 65gam
- Sữa đặc có đường: 15gam
2. Bữa trưa: - Cơm(gạo tẻ): 200gam
- Đậu phụ: 75gam
- Thịt lợn ba chỉ: 100gam
- Dưa cải muối: 100gam
3. Bữa tối: - Cơm(gạo tẻ): 200gam
- Cá chép: 100gam
- Rau muống: 200gam

Tham khảo:

* Nữ thiếu niên(Tuổi 13 - 15) cần 2200 Kcal/ngày

* Lượng thức ăn của một nữ sinh lớp 8 ăn trong một ngày:
1. Bữa sáng:

- Bánh mì: 65gam
- Sữa đặc có đường: 15gam
2. Bữa trưa:

- Cơm(gạo tẻ): 200gam
- Đậu phụ: 75gam
- Thịt lợn ba chỉ: 100gam
- Dưa cải muối: 100gam
3. Bữa tối:

- Cơm(gạo tẻ): 200gam
- Cá chép: 100gam
- Rau muống: 200gam

11 tháng 1 2022

5 Bước

11 tháng 1 2022

đề nó có bốn bước là tối đa =]]