K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2024

Tình hình phát triển kinh tế của Đắk Nông:
1. Khái quát:

- Nền kinh tế: Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
- Tốc độ tăng trưởng: Duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 7-8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Dần chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng cao.
- Lĩnh vực thu hút đầu tư: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, năng lượng tái tạo.
2. Thành tựu nổi bật:

- Giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 33,7% năm 2005 xuống còn 7,97% năm 2022.
- Phát triển sản xuất: Năng suất cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi tăng cao.
- Mở rộng thị trường: Xuất khẩu nông sản sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Phát triển hạ tầng: Giao thông, điện lưới, nước sạch được cải thiện.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính: Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.
3. Một số thách thức:

- Giá cả nông sản bấp bênh: Ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
- Thiếu hụt lao động chất lượng cao: Hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Hạ tầng giao thông nông thôn chưa hoàn thiện: Kìm hãm phát triển sản xuất.
- Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Ô nhiễm môi trường: Nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
4. Định hướng phát triển:

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: Nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến sản xuất bền vững.
- Phát triển du lịch: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Phát triển giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật: Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất.

7 tháng 7 2024

Tình hình phát triển kinh tế của Đắk Nông:
1. Khái quát:

- Nền kinh tế: Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
- Tốc độ tăng trưởng: Duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 7-8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế: Dần chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng cao.
- Lĩnh vực thu hút đầu tư: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, năng lượng tái tạo.
2. Thành tựu nổi bật:

- Giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 33,7% năm 2005 xuống còn 7,97% năm 2022.
- Phát triển sản xuất: Năng suất cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi tăng cao.
- Mở rộng thị trường: Xuất khẩu nông sản sang hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Phát triển hạ tầng: Giao thông, điện lưới, nước sạch được cải thiện.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính: Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.
3. Một số thách thức:

- Giá cả nông sản bấp bênh: Ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
- Thiếu hụt lao động chất lượng cao: Hạn chế sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Hạ tầng giao thông nông thôn chưa hoàn thiện: Kìm hãm phát triển sản xuất.
- Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Ô nhiễm môi trường: Nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
4. Định hướng phát triển:

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: Nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến sản xuất bền vững.
- Phát triển du lịch: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa.

bgg

 

17 tháng 3 2016

a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:

- Đất nước độc lập thống nhất

- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp

- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

b. Chính sách khuyến nông

- Chính sách khai hoang

+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác

+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.

+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.

- Phát triển thủy lợi

+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng

+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.

+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".

+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.

- Bảo vệ sức kéo

+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.

+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.

- Đảm bảo sức sản xuất

+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".

+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu

+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.

- Đánh giá

+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.

+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp

- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.

- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

22 tháng 12 2021

Một số nét về ngành dịch vụ châu Á

- Các hoạt động dịch vụ (giao thông vận tải, thương mại, viễn thông, du lịch,...) được các nước rất coi trọng.

- Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.

22 tháng 12 2021

Đặc điểm tình hình phát triển công nghiệp Châu Á

Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều:

- Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau, tạo ra nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.

- Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo (máy công cụ, phương tiện giao thông vận tải), điện tử,... phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan,...

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến thực phẩm,...) phát triển ở hầu hết các nước.

14 tháng 5 2021

Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

-       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

-       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+         Thủy lợi được củng cố.

+         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền

 + Thuỷ lợi được củng cố.

 + Giống cây trồng càng phong phú.

 + Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.

 
14 tháng 5 2021

- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+ Ruộng đất ở cả hai đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+ Thủy lợi được củng cố.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

21 tháng 12 2021

Câu 1:
 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 2:

- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới.

- Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình: 

+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.

+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.


- Giải thích

Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát kinh tế Ô-xtrây-li-a

 - Nền kinh tế phát triển.

- Các ngành có hàm lượng tri thức cao góp 50% GDP.

- Tốc độ tăng trường cao, môi trường đầu tư hấp dẫn.

2. Dịch vụ

 - Có vai trò rất quan trọng, chiếm 71% GDP năm 2004.

- Mạng lưới ngân hàng, tài chính, thương mại điện tử rất phát triển.

- Hàng không nội địa phát triển.

 - Ngoại thương và du lịch phát triển mạnh.

3. Công nghiệp

 - Có trình độ phát triển cao nhưng xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô (than đá, kim cương, uranium, dầu thô, khí tự nhiên,...)

- Phát triển mạnh các ngành công nghệ cao (phần mềm máy tính, viễn thông, khai thác năng lượng mặt trời,...)

 - Trung tâm công nghiệp lớn là Xit-ni, Menbơn.

4. Nông nghiệp

- Là nước có nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất dựa vào các trang trại có qui mô và trình độ kĩ thuật cao.

- Chiếm 4% GDP, đóng góp 25% trị giá xuất khẩu.

- Sản xuất và xuất khẩu nhiều nông sản (lúa mì, cây công nghiệp, hoa quả, sữa và thịt bò).

- Chăn nuôi chiếm vai trò chính, 60% cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

20 tháng 12 2023

Tình hình phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ : 

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản : 

+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

- Du lịch biển đảo : 

+ Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,... và các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

- Dịch vụ hàng hải : 

+ Nhờ điều kiện địa lí thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyên trên tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động. Các thành phố cảng biển vừa là đầu môi giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

- Khai thác khoáng sản biển: Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),..