K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2024

Câu chuyện "Mạc Thị Bưởi" là một trong những câu chuyện dân gian phổ biến của Việt Nam, thường được kể lại trong các buổi trò chuyện gia đình hoặc dịp lễ hội. Câu chuyện này thường được xem như một bài học về lòng hiếu thảo và tình cảm gia đình.

 

Mạc Thị Bưởi là một cô gái hiếu thảo và nhân hậu, sống trong một gia đình nghèo khó. Tuy cô chỉ có một quả bưởi duy nhất, nhưng mỗi khi có khách đến, cô luôn chia sẻ nó với họ một cách rộng lượng. Cuộc sống của Mạc Thị Bưởi thay đổi khi cô gặp được một vị thần tổ nghề, người đã thưởng cho cô một cành bưởi kỳ diệu có thể trái quả bất cứ lúc nào cô muốn.

 

Tuy nhiên, với sự nhân hậu và sẵn lòng chia sẻ của mình, Mạc Thị Bưởi đã dùng cành bưởi để giúp đỡ những người khó khăn và khao khát. Chính lòng hiếu thảo và sự rộng lượng của cô đã khiến cành bưởi trở nên vô cùng quý giá, không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần.

 

Từ câu chuyện "Mạc Thị Bưởi," chúng ta rút ra được bài học về tình cảm gia đình, lòng hiếu thảo và ý nghĩa của việc sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh.

7 tháng 5 2019

+ giới thiệu : Tôi là học sinh của lớp 7a

+ Miêu tả : Cô ấy rất xinh đẹp

+ Kể ; Hôm ấy là 1 buổi sáng đẹp trời

........

7 tháng 5 2019

-bn tôi là lớp trưởng

-mẹ em có đôi mắt đen nháy

-mặt trời nhú lên dần dần

-chúng tôi muốn môi trường xanh-đẹp

hok tốt

3 tháng 10 2017

1. Mở  bài:

   - Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

   - Trường xây được 15 năm.

   2. Thân bài:

   Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

   a) Tả bao quát về ngôi trường

   - Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

   - Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

   b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

   - Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

   - Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

   - Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

   c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

   3) Kết luận

   Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp. 



 

3 tháng 10 2017

Tả quang cảnh lúc đó
- tả ngôi trường ( 1 vài nét nổi bật thôi)
- các bạn cùng tuổi xung quanh hồi hộp , náo nức
- tâm trang của bạn 
- tả lòng bồi hồi của bạn khi bước vào trường 
- cảm nghĩ về ngôi trường

Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.

Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.

Tham khảo:

Dàn bài Kể chuyện lần đầu được đi chơi xa - Mẫu 2

I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: kể về chuyến đi xa

1. Cảnh dọc đường:

- Trên đường đi rất nhiều cây lá

- Hai bên đường rậm rạp

- Những đường đèo quanh co và uốn khúc

- Em đi trên những vực đều sâu thẳm

- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi

- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá

- Bầu trời se lạnh và nên thơ

- Một thành phố rất đáng để đến

- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….

- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

3. Lúc ra về:

- Kết thúc 1 tuần em lại về

- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

- Em cảm thấy rất vui

- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa

1 tháng 6 2016

khó lắm bạnlolang

6 tháng 5 2021

Là vua thứ 5 triều Lê. Sinh năm 1442 và mất năm 1497. Lê Thánh Tông ở ngôi 38 năm đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) va Hồng Đức (1470-1497).

Các sĩ giả xưa nay đều ca ngợi vua Lê Thánh Tông là một người thông minh, chăm học, tinh thông kinh sử, thi ca, nhạc họa; là một bậc thánh đế "tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược".

Thời đại Hồng Đức là thời đại hoàng kim của Đại Việt: được mùa liên tiếp, trăm họ ấm no, cùng câu ca thái bình. Bộ luật Hồng Đức, bộ Đại Việt sử kí toàn thư, Hồng Đức quốc âm thi tập v.v… là thành tựu rực rỡ của triều đại Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông đã sáng lập hội Tao Đàn, gồm có 28 văn thần ( gọi là nhị thập bát tú ) do vua đứng đầu gọi là Tao Đàn đô nguyên súy. Hội Tao Đàn tổ chức nhiều cuộc xướng họa ngâm vịnh, để lại nhiều tập thơ, tiêu biểu nhất là : Hồng Đức quốc âm thi tập. Riêng vua Lê Thánh Tông để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, góp phần phát triển nền thi ca dân tộc và nền văn hiến Đại Việt.


thông cảm nha 

14 tháng 5 2016

Cây xanh bốn mùa
Bác Hồ rất thông cảm với sự vất vả của nhân dân. Tìm hiểu cụ thể đời sống của nhân dân, của những người lao động là một nếp làm việc quen thuộc của Bác. Một hôm, Bác gọi đồng chí phục vụ đến và nói:
- Có những đêm nằm nghỉ nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra cụ thể rối nói lại cho Bác biết.
Vâng lời Bác, một đêm nọ, đồng chí phục vụ lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn đường khá dài, làm việc thầm lặng và rất vất vả.
Câu chuyện công việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác rất tỉ mỉ.
Nghe đồng chí phục vụ nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:
- Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến anh chị em làm nghề vất vả này.
Thời gian trôi qua...
Lần ấy, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết cây cối đều trụi lá. Người bỗng phát hiện ra một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa phương, được biết đúng là loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi.
Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó cho người làm vườn và nói:
- Đây là loại cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường.
Trong Phủ Chủ tịch, gần nhà sàn của Bác, hiện vẫn còn loại cây trên, không rõ tên khoa học của loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”.
Nhìn cây xanh bốn mùa ghi nhớ tấm lòng thương yêu nhân dân của Bác. Là Chủ tịch nước Người bận trăm công, nghìn việc lớn. Thế nhưng những việc thường ngày xảy ra chung quanh Bác cũng không bỏ qua. Người quan tâm một cách cụ thể và thiết thực đến điều kiện làm việc của những người công nhân. Việc làm của Bác luôn nhắc nhở chúng ta hãy biết quan tâm chia sẻ với những khó khăn vất vả của người khác, những người cán bộ lãnh đạo càng phải ghi nhớ điều này.
Trích từ sách: Bao la nhân ái Hồ Chí Minh,
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1994
http://www.baotanghochiminh.vn/ - http://www.baotanghochiminh.vn 

Bác không đồng ý với nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm ngày sinh của Người
Câu chuyện sau đây do đồng chí Nguyễn Văn Lương, nguyên uỷ viên Bộ Chính trị, BCH TW Đảng kể lại.
Năm 1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày kỷ niệm lớn: Kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng ta, kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Lênin, mừng thọ Hồ Chủ tịch 80 tuổi và kỷ niệm lần thứ 25 ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi đó, sức Bác đã yếu. Để giữ gìn sức khỏe của Bác, Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng và Nhà nước thì mời Bác chủ trì, còn khi bàn những việc thứ yếu thì cứ bàn rối báo cáo lại. Bác cũng đồng ý như vậy. Khi Bộ Chính trị bàn việc tổ chức kỷ niệm bốn ngày lễ lớn thì Bác không dự. Nghị quyết đó ra từ tháng 4. Đến ngày 8-7 thì đăng trên báo Nhân dân. Mọi việc lớn hay nhỏ, khi Bộ Chính trị đã bàn xong đều báo cáo lại. Riêng việc này, các đồng chí cũng ngại rằng nếu Bác biết thì thể nào cũng không để tổ chức kỷ niệm ngày sinh của mình.
Hôm đó, đọc báo xong, Bác gọi các đồng chí trong Bộ Chính trị vào, Bác chỉ vào tờ báo Nhân dân để trên bàn và hỏi: Nghị quyết này các chú bàn bao giờ mà tại sao không cho Bác biết? Bác nói đại ý: tất cả các Nghị quyết của Đảng đều do Bộ Chính trị quyết định tập thể. Gần đây, Bác mệt, có một số cuộc họp không dự được. Đó là khuyết điểm của Bác. Khi đọc nghị quyết đăng trên báo, Bác tán thành nhiều điểm. Chỉ có việc riêng của Bác, Bác không đồng ý. Ai cũng biết Bác là Chủ tịch Đảng ta. Đọc nghị quyết này, người ta sẽ nghĩ rằng Bác chủ trì phiên họp Bộ Chính trị để bàn việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của mình cho linh đình. Thế là không đúng. Bác ngừng một lúc, giở tờ báo, chỉ tay vào một đoạn trong nghị quyết và nói: Lênin là bậc thầy của cách mạng thế giới. Bác chỉ là học trò của Lênin? Sao các chú lại đặt việc riêng của Bác ngang với những việc lớn của Đảng và Nhà nước? Bác lại chỉ tay vào một đoạn nữa trong nghị quyết và hỏi các đồng chí trong Bộ Chính trị: Sao các chú cho in sách của Bác nhiều thế? Bây giờ nước nhà còn thiếu thốn, sách học, giấy học cho các cháu còn thiếu, thế mà sách báo của ta, kể cả sách của Bác, thì in lu bù. Nên bớt đi, cái gì cần lắm hãy in, để giấy cho các cháu học. Nói xong, Bác lại lấy ngón tay dò dò trên tờ báo. Thi ra vẫn chưa hết! Chỉ tay vào một chỗ trong nghị quyết, ghi việc xây dựng và tu bổ những nhà bảo tàng, nhà lưu niệm của những địa phương cơ sở cách mạng Bác nói: việc này cũng cần thiết, nhưng Bác nghỉ nước ta đang có chiến tranh, nhà cửa của nhân dân bị tàn phá nặng nề, chúng ta nên để dành vật liệu trước hết xây dựng nhà ở cho nhân dân, trường học cho các cháu và nhà giữ trẻ. Khi đời sống nhân dân sung túc, lúc đó ta hãy xây dựng bảo tàng này, bảo tàng nọ.
Từ một nghị quyết của Bộ Chính trị, Bác chỉ ra nhiều bài học rất thấm thía. Bác rất khiêm tốn, không muốn đề cao cá nhân mình, lúc nào Người cũng chỉ nhận mình là học trò của Lênin vĩ đại. Mỗi việc làm của Bác đều vì dân vì nước. Ngay cả đến khi sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn còn căn dặn: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân".
Nhờ Bác, chúng ta nhớ những lời Bác dạy. Mọi chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ điều kiện thực tế của đất nước, và luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.

14 tháng 5 2016

Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
http://www.baotanghochiminh.vn/ - http://www.baotanghochiminh.vn 

Câu chuyện về chiếc tàu phá thuỷ lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác
Ông Phan Trọng Tuệ, nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trong một lần gặp gỡ với ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Bác Hồ cùng ôn lại những kỷ niệm khi được làm việc với Bác kể lại rằng: năm 1965, ông làm Chính uỷ kiêm Tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh. Một hôm đồng chí Vũ Kỳ gặp ông và nói xem có phim tư liệu gì mới về cuộc sống, chiến đấu và lao động của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đem vào chiếu cho Bác xem.
Ông về lựa chọn và đưa cuốn phim về giao thông vận tải, quay từ Hà Nội vào đến Vinh cho Bác xem. Bộ phim ông mang vào chiếu cho Bác xem, có cảnh phá thuỷ lôi bằng kích thích. Cho ca nô chạy nhanh qua bãi thuỷ lôi. Thuỷ thủ lái ca nô mặc áo bảo vệ kèm phao bơi. Bác xem rất chăm chú sau đó Người hỏi: Mặc như thế kia thì cử động thế nào, ca nô chạy như thế liệu có đảm bảo an toàn cho chiến sĩ? Tiếp đó Bác nói luôn các chú lái ca nô thật dũng cảm, nhưng phải nghĩ xem có phương pháp nào điều khiển ca nô chạy tự động qua bãi thuỷ lôi, chứ làm như thế này nguy hiểm cho tính mạng của các chiến sĩ.
Ông đã suy nghĩ rất nhiều về lời gợi ý của Bác. Sau đó ông cho họp Hội đồng kỹ thuật, báo cáo lại ý kiến của Bác. Mọi người đều rất tán thành và đề nghị thiết kế tàu không người lái, điều khiển từ xa.
Sau đó một loại tàu mới có biệt hiệu là T5 ra đời, có người điều khiển từ xa để phá thuỷ lôi. Đó là do bao công sức đóng góp của các anh em làm công tác kỹ thuật sáng chế.
Khi chiếc tàu này mới được chế tạo, đã mang lên Hồ Tây chạy thử. Lần chạy thử đó có mời đồng chí Tố Hữu đến xem. Nhờ chiếc tàu đó mà ta đã phá được rất nhiều thuỷ lôi, đảm bảo giao thông đường thuỷ thông suốt, lại không nguy hiểm đến tính mạng cho các chiến sĩ.
Lời phát biểu của Bác đã tác động đến anh em kỹ thuật, giúp họ suy nghĩ, phát huy sáng kiến và chế tạo ra chiếc tàu mang biệt hiệu T5.
Chiếc tàu mang biệt hiệu T5 hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam. đó không chỉ là hiện vật quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta, mà còn là minh chứng cho tấm lòng thương yêu cán bộ chiến sĩ của Bác Hồ. Trước bất cứ một công việc gì, Bác đều suy nghĩ làm thế nào cho tốt nhất, không ảnh hưởng đến tính mạng, của cải, tài sản của nhân dân.

29 tháng 8 2017

nhung online math la toan hoc ma

18 tháng 7 2019

Chả nhẽ ko học đc Tiếng Việt?

"Bộ ba" Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh đang đứng lù lù ở kia!

30 tháng 3 2016

1.Mẹ em là công nhân =>dùng để giới thiệu
2.Mẹ em là người mà em yêu quý nhất=>dùng để kể
3.Buổi sáng hôm nay là một buổi sáng rất đẹp =>dùng để tả
4.Ăn quà vặt là một tật xấu=>nêu ý kiến
5.Chăm chỉ là một đức tính tốt=>nêu ý kiến

24 tháng 3 2017

Mùa thu dịu dàng đã đến (Dùng để kể việc mùa xuân đã đến)

Mẹ em là một người vô cùng tuyệt vời (Tả về mẹ)

Lan không làm bài tập hôm nay (Kể về việc hôn nay Lam không làm bài tập)

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe (Nêu ý kiến)

Chúng ta không nên sử dụng bao bì ni lông vì nó vô cùng độc hại (Nêu ý kiến)