K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2017

mình học dốt văn lắm nên k lm đc đâu nhé sr

8 tháng 10 2017

Về sau, vua ko có con trai nên đã truyền ngôi cho Thạnh Sanh.

14 tháng 8 2016

  Ngày xửa, ngày xưa có hai vợ chồng già sống bằng nghề vào rừng kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Họ rất tốt bụng, hiền lành, hay giúp đỡ mọi người. Tuổi đã già nhưng họ mong mãi mà chẳng có một mụn con. Ngọc Hoàng thấy thế bèn sai thái tử xuống trần gian để đầu thai làm con họ. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua mấy năm mà vẫn không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh chết. Người vợ sinh được một cậu con trai. Cậu bé vừa lớn lên thì người mẹ cũng chết. Cậu sống mồ côi, lủi thủi một mình trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, gia tài vỏn vẹn chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. 

2. 

13 tháng 8 2016

Tên của tôi là Thạch Sanh. Từ nhỏ, tôi đã sống trong rừng, không cha, không mẹ, chỉ biết đốn cây rừng bán và sống qua ngày. Năm tôi lên 16t tuổi, bổng nhiên có một ông thần từ đâu đến truyền cho tôi võ công thật cao cường. Một lần đi đốn củi, tôi quen được Lý Thông, được gia đình Lý Thông kết tôi làm anh em, và từ đó cuộc sống của tôi thay đổi.

(Đây là cái mở bài của mình, bạn tham khảo đi. Vì mình vừa hc qua lớp 6 nên một số thông tin sẽ có sai sót. Bạn tham khảo có gì chỉnh sửa sai sót.) huhu

Chúc bạn hc tốt nhá!

23 tháng 9 2016

dễ mà bạn tự làm đi

19 tháng 10 2017

đề gì lủng củng vậy bạn

19 tháng 10 2017

Đề quá lủng củng , Tưởng tượng lạp phiên tòa xét xử??

15 tháng 9 2021

Hiện có ít nhất 3 dị bản truyện thơ Thạch Sanh, đều bằng thể lục bát, nhưng trình độ nghệ thuật không đồng đều. Bản có lời văn chải chuốt nhất và được lưu hành rộng rãi nhất, gồm 1.812 câu lục bát và 2 bài thơ đề từ (một bằng chữ Hán, một bằng chữ Nôm). Bản in xưa nhất hiện còn được xuất bản vào năm Duy Tân thứ 6 (1912). Nội dung truyện thơ Thạch Sanh và truyện cổ tích có cùng tên khá giống nhau, nhưng truyện thơ ra đời muộn hơn.

Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ, nằm trong một kiểu truyện rất phổ biến ở Đông Nam Á, đó là kiểu "Dũng sĩ diệt đại bàng (hay chằn tinh) cứu người đẹp". Có thể kể đến những truyện như Xin Xay ở Lào; XanxênkyThạch Sanh chém chằn ở Campuchia; Ramayana ở Ấn Độ; Cô gái tóc thơmHai ông vua giao chiến của người Thái...[1]

Ở Việt Nam, kiểu truyện này còn xuất hiện trong các câu chuyện cổ, như truyện Chàng Rôk của người Kor; Rok và Xét của người Ba Na; Đơm Tơrít của người Cơ Tu, Azit đánh bại đại bàng của người Gia Rai...Đối với người Kinh, đề tài này không những xuất hiện trong truyện cổ tích, truyện thơ mà nó còn được dàn dựng thành phim, thành kịch; và còn xuất hiện trong tranh Đông Hồ.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Thạch Sanh mồ côi sớm, làm nghề đốn củi, sống một mình trong một túp lều dưới gốc đa. Có một người làm nghề nấu rượu tên là Lí Thông đến kết nghĩa anh em với Thạch Sanh. Trong vùng có một con Chằn tinh (hay Trăn tinh) thường bắt người ăn thịt, nên dân lập miếu thờ và hàng năm phải nộp cho nó một mạng người, mới được yên ổn làm ăn.

Năm ấy, đến lượt Lí Thông phải nộp mạng. Lí Thông bèn tính kế Thạch Sanh thế mạng cho mình. Thạch Sanh đã chiến đấu và giết chết được Chằn tinh, nhưng bị Lí Thông đoạt công, và Lí Thông được nhà vua phong làm đô đốc. Bấy giờ có công chúa xinh đẹp đang tuổi kén chồng, một hôm bị con yêu tinh Đại bàng sà xuống cắp đi mất. Buồn rầu, nhà vua truyền cho Lí Thông đi tìm, và hứa khi tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lúc công chúa lâm nguy, Thạch Sanh đang ở bên gốc đa, bỗng nhìn thấy Đại bàng cắp người bay qua, liền giương cung bắn trúng một cánh. Lần theo vết máu, Thạch Sanh biết được cái hang ẩn náu của Đại bàng.

Để cứu công chúa, Lí Thông tìm đến Thạch Sanh. Nghe Thạch Sanh biết được nơi ẩn náu của Đại bàng, Lí Thông liền nhờ Thạch Sanh tìm cách giải cứu. Nhưng đến khi Thạch Sanh xuống tìm rồi ròng dây đưa được công chúa lên khỏi hang, thì Lý Thông liền cho quân lính lấy đá lấp kín cửa hang, mưu giết chết Thạch Sanh để tranh công lần nữa. Trong hang, Thạch Sanh đã đánh nhau một trận dữ dội với Đại bàng, giết chết được ác thú và cứu được thái tử con vua Thủy Tề. Để đền ơn, vua Thủy Tề mời Thạch Sanh xuống thủy cung chơi. Khi Thạch Sanh lên bờ, vua tặng chàng vô số châu báu nhưng chàng chỉ xin một cây đàn thần.

Vì oán Thạch Sanh, hồn Chằn tinh và Đại bàng lấy trộm châu báu trong cung rồi vu cho chàng. Thạch Sanh bị tống giam. Trong ngục, chàng lấy cây đàn thần ra gảy để bày tỏ nỗi lòng.

Nói về công chúa, vì thấy Lí Thông sai lính lấp hang, mưu hại Thạch Sanh, nên uất ức hóa câm. Nay nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh, công chúa bỗng nói nên lời. Nghe con tâu bày, nhà vua cho vời Thạch Sanh đến. Sau khi rõ mọi chuyện, nhà vua truyền lệnh bắt giam mẹ con Lí Thông, nhưng được Thạch Sanh xin tha cho. Trên đường trở về, mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết tươi, hóa kiếp thành bọ hung.

Phần dũng sĩ Thạch Sanh, nhà vua cho chàng kết hôn cùng công chúa. Tức giận vì trước đây bị công chúa từ chối lời cầu hôn, thái tử 18 nước chư hầu cùng kéo quân sang đánh. Thạch Sanh lại đem cây đàn thần ra gảy. Tiếng đàn làm quân đối phương rã rời vì nhớ quê, nhớ vợ con... nên không đánh cũng tan. Trước khi rút về nước, đội quân đông đảo ấy còn được Thạch Sanh cho ăn một bữa cơm. Niêu cơm tuy nhỏ nhưng ăn bao nhiêu cũng không hết.

Về sau Thạch Sanh được phong làm vua và sống hạnh phúc mãi mãi với công chúa.[2]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Từ điển văn học (bộ mới), PGS. Chu Xuân Diên đã viết đại ý như sau:

Ngoài môtip trong truyện là "Dũng sĩ diệt Chằn tinh, hay diệt Đại bàng cứu người đẹp"; ở đây còn có mối quan hệ về nguồn gốc với nghi lễ hiến sinh, tục cướp phụ nữ ở thời cổ...Nhân vật Thạch Sanh có những nét tương tự với nhân vật dũng sĩ trong các anh hùng ca dân gian thời thị tộc-bộ lạc. Đó là loại nhân vật anh hùng có những khả năng phi thường, được thần thoại hóa, có tinh thần dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ cộng đồng, bảo vệ phụ nữ. Song ở nhân vật Thạch Sanh, lại thấy có những những nét về tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật ra đời trong xã hội đã có giai cấp. Chàng thuộc tầng lớp nghèo khổ, hiền lành, thật thà, cả tin (gần với hình ảnh một nông dân nghèo); trước khi có được hạnh phúc và địa vị cao sang. Mặc dù vậy, quan hệ xã hội ở đây cũng hãy còn mộc mạc; những suy nghĩ, ham muốn của con người trong truyện chưa mấy phức tạp.

Hiện bản truyện thơ Thạch Sanh được phổ biến nhất, có ngôn ngữ bình dị nhưng không kém tinh tế. Nhiều đoạn giàu hình ảnh như đoạn Thạch Sanh xuống thăm thủy phủ, đoạn miêu tả năng lực thần kỳ của cây đàn thần...[3]

Giới thiệu truyện thơ Thạch Sanh, trong Từ điển bách khoa Việt Nam có đoạn:

Cốt truyện thơ Nôm Thạch Sanh (bản được lưu hành rộng rãi nhất trong ba bản), dựa trên truyện cổ tích thần kỳ cùng tên. Truyện kể về cuộc đời của nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh trải qua nhiều thử thách lớn lao và đạt được nhiều kỳ tích. Chủ đề phong phú, kết cấu tập trung.

Truyện này tiếp thu nhiều môtip của văn học dân gian có quan hệ với sinh hoạt văn hoá xã hội cổ đại. Yếu tố kỳ ảo của cổ tích kết hợp với yếu tố hiện thực, đã phản ánh cuộc sống người lao động trong xã hội trung đại. Ngôn ngữ tự sự, bình dị mà không kém phần tinh tế. Cảm hứng nhân văn sâu xa, bút pháp và ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng tạo nên một nhân vật kết tinh phẩm chất của ba hình tượng anh hùng sản xuất, anh hùng văn hoá, anh hùng chiến đấu thời cổ đại xa xưa và cả hình tượng người nông dân đấu tranh chống tham tàn, chống ngoại xâm thời trung đại gần gũi với độc giả Việt Nam. Một hình tượng vừa có tính chất phổ quát vừa giàu màu sắc dân tộc. Thạch Sanh là một trong những tác phẩm hàng đầu của truyện thơ Nôm bình dân.

23 tháng 9 2021

ngày xưa xa tít thời nay

có 1 anh chàng tên là Thạc Sanh

tính tình hiền lành, cần cù

thế mà để bị gã Thông đánh lừa

trong lòng oán trách ngút trời

chờ ngày để báo cái thù năm xưa

nghe tin Thông mới sợ chưa

công chúa con vua lại ko yeu chàng

chỉ yêu một mình thạch sanh 

Thông liền nghĩ kế để loại bỏ chàng

Thạc Sanh trông thật đáng thương

cha mất, mẹ mất còn riêng mình chàng 

hiền lành lại bị lừa gạt

may sao trong hang lại gặp con vua

ko phải công chúa chàng yêu

mà là hoàng tử của vua biển trời

anh giải thoát người biết ơn

tặng anh cây đàn có pháp lạ kì

anh gảy hàng nghìn giặc tiêu

vua khen anh giỏi liền khen cho vàng

anh nói ko nhận vàng cho 

muốn vua gả cưới công chúa xinh ngời

còn Thông bị lộ mặt rồi

chạy về nhà cũ sét đánh tan tành

biến thành con gián ngày nay

còn Sanh với vợ yên bình suốt đời.

xin kich

24 tháng 10 2016

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

24 tháng 10 2016

Mở bài:

Chuyện xưa kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là nhân hậu, phúc đức, nhưng họ buồn vì tuổi đã cao mà chưa có được mụn con nối dõi tông đường.

Kết bài:

Từ bấy đến nay, hằng năm cứ đến tháng tư là làng mở hội Gióng. Dân chúng khắp nơi nô nức kéo đến dự hội và tưởng niệm, tri ơn người anh hùng cứu nước. Dấu ấn trận đánh ác liệt năm xưa còn để lại trong màu vàng óng của những bụi tre đằng ngà, tục truyền là bị cháy do ngựa sắt phun lửa. Những dãy hồ ao liên tiếp chính là vết chân ngựa chiến thuở nào và tương truyền rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu rụi cả một làng, đó là làng Cháy.

CHúc bn hx tốt!