K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2024

Qua việc đọc đoạn cuối tản văn “Bản tin về hoa anh đào”, em cảm nhận được những mong muốn mà tác giả gửi gắm. Tác giả hi vọng giữa cuộc sống hối hả, tất bật và lộn xộn thì con người vẫn có thể tìm ra điều gì đó tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Ông mong những thông tin tiêu cực sẽ giảm thiểu đáng kể, sự rối ren của xã hội cũng xuất hiện thưa dần, thay vào đó là thông tin về các loài hoa, những mùa hoa nơi thành phố yêu thương. Được như vậy, tâm hồn của mọi người sẽ được thanh lọc, thư thái hơn rất nhiều.

 

16 tháng 9 2016

bài văn cuộc chia tay của những con búp bê thật cảm động và đầy ý nghĩa được biểu lộ qua cảm xúc chân thành của hai anh em thành và thủy đã để lại cho em nhiều xúc cảm . em cảm nhận được sự đau đớn khi tình cảm của 2 anh em bị chia cắt bởi bi kịch gia đình xảy đến, làm cho cô bé Thủy trở nên yếu đuối và gục ngã khi phải chia tay người anh mình hằng yêu quý mà đi về quê buôn bán và việc học dường như chấm dứt với cô bé khiến em thật bất bình .Hay người anh Thành thường ngày dũng cảm vậy mà trong giây phút đau khổ ấy , người anh đã phải rơi nước mắt khi xa cô em gái mà mình yêu thương nhất. Cuộc sống bình dị của 2 anh em ngày nào giờ đây đã quá đỗi phức tạp với bao nhiêu rắc rối từ cha mẹ cho em sự bất bình . Hai anh em như hai viên pha lê dễ vỡ lại bị tổn thương với những lý do thật đơn giản .2 em bé trong truyện trân trọng đến những thứ đồ chơi là vật vô tri vô giác như một người bạn vậy cớ sao các bậc cha mẹ không vì con mình mà trân trọng cố gắng sống thật tốt ? ... Câu chuyện ấy vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta khi cha mẹ vì lí do cá nhân của mình làm tổn hại đến những tình cảm trong sáng của trẻ thơ .khiến chúng bị rơi vào cảnh thiếu thốn tình thương, tình cảm của gia đình như 2 anh em thành và thủy vậy em cảm nhận sâu sắc và cảm thông cho những trẻ thơ bất hạnh .

28 tháng 9 2017
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.

Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

22 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người.  Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.

20 tháng 1 2022

TK

Ông lão là người hiền lành, không màng đến những thứ vật chất đáp đền nhưng mụ vợ của lão không vậy, mụ ta là một con người sống thực dụng, khi nghe ông lão kể về việc con cá xin được báo đáp, mụ ta đã nghĩ ngay đến cái máng lợn vỡ của nhà mình và mong muốn có một cái máng lợn mới hơn. Điều ước này của mụ ta có thể hiểu được và cũng có thể thông cảm được, vì đó là những vật dụng có liên quan đến cuộc sống sinh hoạt của hai vợ chồng lão. Dù không muốn nhận bất cứ sự trả ơn, cũng không muốn ước cho riêng mình điều gì cả nhưng bản tính thật thà, lại tôn trọng lời nói cũng như ý muốn của vợ nên ông lão đã ra biển cầu xin cá vàng. Lúc này mặt biển vẫn rất bình yên, cá vàng nổi lên và đáp ứng nguyện vọng của mụ vợ.Ta có thể thấy ông lão không hoàn toàn là vì sợ bà vợ nên mới thực hiện hết những điều ước của mụ ta mà còn do ông lão tôn trọng mụ vợ, không muốn có những bất hòa trong gia đình. Nhưng mụ vợ lại có lòng tham không đáy, đẩy ông vào biết bao nhiêu tình huống éo le, đau khổ. Nhưng cuối cùng, bà vợ vì lòng tham của mình mà đã phải trả giá, bà ta không những không còn là nữ hoàng, ở trong cung điện, không có kẻ hầu người hạ mà ngay cả cái máng lợn mới cũng không có. Mụ ta phải trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, bên cái máng lợn cũ. Đây cũng là bài học dành cho những con người tham lam, sống bội bạc.

1 tháng 10 2021

Tham khảo:

Hình tượng Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là biểu trưng cho số phận đầy những oan trái của người phụ nữ. Trước hết, người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có quyền chọn lựa cho mình hạnh phúc. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương và Trương Sinh chính là cuộc trao đổi tiền bạc và vì lẽ đó, nàng Vũ Nương dù có công dung ngôn hạnh thì cũng mãi ở vế thấp hơn và chịu thiệt thòi. Nhưng khổ đau không dừng lại khi mà chiến tranh xảy đến. Người chồng- chỗ dựa vững chãi nhất của người phụ nữ phải tham gia vào chiến trận và số phận họ sẽ đi về đâu khi mà nơi chiến trường kia chỉ có chết chóc. Cuộc đời người phụ nữ héo mòn trong những năm tháng chờ chồng không chút tin tức. Ở lại với nàng chỉ là đứa con thơ chưa một lần gặp cha cùng mẹ già ốm đau. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nàng Vũ Nương tài đức đã đóng vai trò vừa là cha, vừa là mẹ chăm lo bé Đản, vừa thay chồng chăm mẹ già ốm đến khi mẹ mất. Ngôi nhà dưới bàn tay Vũ Nương yên ấm suốt những năm tháng người chồng đi xa. Để rồi khi người chồng trở về thì những mâu thuẫn nảy sinh và là bước ngoặt đầy oan ức, khổ đau trong cuộc đời người phụ nữ. Bản tính đa nghi của người đàn ông, sự gia trưởng của Trương Sinh đã dồn ép Vũ Nương đến cái chết thương tâm. Người phụ nữ không thể minh oan cho mình bởi người chồng quá đa nghi, độc đoán. Đau khổ chiến tranh chia ly vừa chấm dứt, nàng lại ngay lập tức đối mặt với đau khổ trong hôn nhân. Bi kịch đẩy nàng đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận của người phụ nữ trong xã hội đều đau khổ, có tài hoa, có đức hạnh đi chăng nữa thì cuộc đời tương lai phía trước của họ cũng chỉ là màn đêm tối tắm. Tấn bi kịch của nàng Vũ Nương cũng là biểu trưng cho cuộc đời, số phận khổ đau của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến bạo tàn

1 tháng 10 2021

12 câu thôi sao dài thế

2 tháng 11 2021

Hoa anh đào một trong những loại hoa được người dân Việt Nam yêu thích, không bởi vì vẻ đẹp kiêu xa của hoa mà còn ấn chứa bên trong một sức mạnh tâm hồn, sức mạnh võ sĩ đạo.Hoa anh đào đã được lựa chọn làm quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Thuộc vào giống thực vật trong chi mận mơ (còn gọi chi anh đào) thuộc họ hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm hoa trang trí. Hoa anh đào được lọt vào danh sách các loài hoa đẹp nhất thế giới, bởi vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên.

Hoa anh đào

Hoa anh đào được trồng trên đất nước Nhật Bản thì mới khoe hết được cái tinh khiết và cái mùi thơm mê hoặc lòng người. Hoa anh đào ở Nhật Bản có 3 màu sắc chính là màu trắng, hồng và đỏ. Đời sống của hoa anh đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa anh đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh anh đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất.

Loại hoa cũng là một trong những sự hấp dẫn của đất nước Nhật Bản, nếu bạn có dịp đến Nhật Bản bạn có thể ngắm cảnh hoa anh đào rụng hàng tháng: từ bắt đầu mùa xuân tháng 1 đến hết tháng 5, bạn có thể đi dọc đất nước Nhật Bản từ phía nam nên phía bắc vì thông thường phía nam ấm hơn nên vậy hoa anh đào sẽ nở sớm hơn.

Ở nhật Bản có trên 50 loại hoa anh đào khác nhau những mọc trên những núi cao hay lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.

Hoa anh đào biểu hiện cho sự trong sạch và trong trắng: Loài hoa này là biểu tượng quốc hoa Nhật Bản tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng nên được các Samurai yêu thích từ ngàn xưa. Hoa và người hòa quyện vào nhau. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa anh đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa anh đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa anh đào nở. Ngày xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không.

Hoa anh đào còn là biểu tượng của sự trong trắng, trong sạch, chính vì lý do ấy mà nó đã trở thành biểu hiệu của người võ sĩ, của lý tưởng hiệp sĩ. Trong các lễ cưới, hoa được in trên các thiệp cưới. Người ta thay thế trà bằng nước hoa anh đào, trong trường hợp này thì hoa anh đào lại tượng trưng cho hạnh phúc

Người dân Nhật Bản có câu: Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo

Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa anh đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu quanh ta. Đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Điều này đã được ghi lại thành các bài thơ, bài văn, những quyển sách tiểu thuyết. Người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

mà van mãu thoi nha 

2 tháng 11 2021

Có phải văn biểu cảm ko vậy

 

29 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Hoa anh đào một trong những loại hoa được người dân Việt Nam yêu thích, không bởi vì vẻ đẹp kiêu xa của hoa mà còn ấn chứa bên trong một sức mạnh tâm hồn, sức mạnh võ sĩ đạo.Hoa anh đào đã được lựa chọn làm quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Thuộc vào giống thực vật trong chi mận mơ (còn gọi chi anh đào) thuộc họ hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này trồng chủ yếu để làm hoa trang trí. Hoa anh đào được lọt vào danh sách các loài hoa đẹp nhất thế giới, bởi vẻ đẹp hoang sơ và tự nhiên.

 

Hoa anh đào được trồng trên đất nước Nhật Bản thì mới khoe hết được cái tinh khiết và cái mùi thơm mê hoặc lòng người. Hoa anh đào ở Nhật Bản có 3 màu sắc chính là màu trắng, hồng và đỏ. Đời sống của hoa anh đào tựa như một thoáng phù du, đến và đi chỉ là một sự đơn giản của lẽ vô thường. Nhưng qua cuộc sống phù du ấy, hoa anh đào đã để lại cho thế gian hai bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, một bức hoa nở rộ rực rỡ dưới ánh nắng xuân và một bức những cánh anh đào tung bay uốn lượn theo làn gió, đùa nghịch với khoảng không trước khi về nằm yên trên mặt đất.

Loại hoa cũng là một trong những sự hấp dẫn của đất nước Nhật Bản, nếu bạn có dịp đến Nhật Bản bạn có thể ngắm cảnh hoa anh đào rụng hàng tháng: từ bắt đầu mùa xuân tháng 1 đến hết tháng 5, bạn có thể đi dọc đất nước Nhật Bản từ phía nam nên phía bắc vì thông thường phía nam ấm hơn nên vậy hoa anh đào sẽ nở sớm hơn.

Ở nhật Bản có trên 50 loại hoa anh đào khác nhau những mọc trên những núi cao hay lai tạo kỳ công để phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của con người.

Hoa anh đào biểu hiện cho sự trong sạch và trong trắng: Loài hoa này là biểu tượng quốc hoa Nhật Bản tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng nên được các Samurai yêu thích từ ngàn xưa. Hoa và người hòa quyện vào nhau. Hoa ra đi tức là hoa rụng, nhưng hoa anh đào lại cũng đẹp nhất là khi hoa rụng. Khi rụng, hoa anh đào không rụng như những loại hoa khác, cuống hoa không vội lìa cành, không rơi rụng từng đóa hoa mà hoa lại rụng từng cánh hoa một. Năm cánh hoa lần lượt thay phiên nhau nhẹ nhàng tung bay theo từng cơn gió thổi. Cánh hoa đã nhẹ, đã mỏng, sắc hoa màu trắng hồng tung bay theo làn gió trông như những lúc hoa tuyết nhẹ rơi vào mùa đông Nhật bản. Những lúc ấy, người ta mới cảm nhận được cái đẹp trọn vẹn của hoa anh đào nở. Ngày xưa, tinh thần thiền đạo của Nhật Bản đã nhân cách hóa đời sống của hoa anh đào vào đời sống của các chiến binh Samurai trước thời Minh Trị. Người chiến binh samurai dù bất kể họ phục vụ cho các shogun (tướng quân) nào, họ hãnh diện về giai cấp samurai của họ. Họ tự ví đời sống họ, tuy ngắn ngủi đó, nhưng đẹp tựa như hoa anh đào khi nở và cái chết cũng đẹp tuyệt vời như cánh anh đào bay vào giữa khoảng không.

Hoa anh đào còn là biểu tượng của sự trong trắng, trong sạch, chính vì lý do ấy mà nó đã trở thành biểu hiệu của người võ sĩ, của lý tưởng hiệp sĩ. Trong các lễ cưới, hoa được in trên các thiệp cưới. Người ta thay thế trà bằng nước hoa anh đào, trong trường hợp này thì hoa anh đào lại tượng trưng cho hạnh phúc

Người dân Nhật Bản có câu: Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo

Từ một cây trụi lá mùa đông, hoa anh đào nở bung để làm đẹp đầu xuân và để rồi cũng ra đi trong khi xuân vẫn đang hiện hữu quanh ta. Đối với người dân Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Điều này đã được ghi lại thành các bài thơ, bài văn, những quyển sách tiểu thuyết. Người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

29 tháng 10 2021

nhét chữ THAM KHẢO vào nào 

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Phéo trình bày: quy nạp.

Câu chủ đề: in đậm.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

27 tháng 10 2021

Tham Khảo!

 Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.