K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2024

mọi người giúp với

 

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài 

- Giới thiệu về tên phim đó (mình đặc biệt tâm đắc bộ phim "Father And Daughter Oscar 2000 (Cha và con gái) " ) bạn có thể tham khảo bộ phim này nhé ! °^°

II. Thân bài

- Đạo diễn của bộ phim đó,năm được công chiếu vào khi nào?

- Những nhân vật chính của bộ phim đó là ai (có thể là hoạt hình hoặc người thật ) (người cha và con gái ,được chiếu trên các nét vẽ đơn giản,chỉ có 2 màu đen và trắng ) 

- Độ dài của bộ phim đó (chỉ vỏn vẹn 8 phút nhưng đã thực sự lấy đi rất nhiều nước mắt người xem).

- Nội dung chính của bộ phim là gì ?

(Tình cảm vĩ đại của hai cha con trước sự cách ly nhưng những yêu thương và tình cảm thiêng liêng của người con gái cho người cha đã đi xa....)  

- Bắt đầu câu chuyện của bộ phim như thế nào?

(Là cảnh mà người cha đi xa ,lúc đó cô con gái còn rất nhỏ ,cầm quả bóng bay mà níu kéo không được ) 

- Diễn biến câu chuyện như thế nào?

(Những tháng năm sau đó,người con gái vẫn luôn chờ đợi người cha,thế nhưng từ lúc bé xíu đến lúc trưởng thành,cô bé rất hay ra nơi mà họ từ biệt nhau để chờ,thé nhưng chờ mãi cũng không thấy bóng cha 

- Bộ phim được kết thúc ra sao?

+ Người con gái già đi,trở thành bà lão lúc đó mới gặp được cha ( đoạn này mình thấy hơi phi lý xíu...) 

+ Tiếng nhạc rất bắt tai,khiến người nghe tập trung hơn trong phim.

- Có thể miêu tả về cha,con và những cảnh trong bộ phim (đừng ham hói viết cái này quá mức là được). 

- Ý nghĩa nhân văn cao đẹp của bộ phim 

+ tình con cha vĩ đại và thiêng liêng không bao giờ bị phai mờ bởi thời gian 

+.....

+...( bạn tự nghĩ thêm nha...)

- Các giải thưởng mà bộ phim này đặt đuoẹc là (bạn tìm hiểu thêm nahaa) 

...

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nhân văn của bộ phim,Đồng thời ca ngợi đạo diễn và các nhà sản xuất đã sáng tạo ts một bô phim đẹp đẽ tình người như vậy 

 - Suy nghĩ và cảm xúc của em khi xem bộ phim dó như thế nào?

5 tháng 2 2018

a) Mở bài:

Giới thiệu chung: Trong cuộc sống thường ngày, phích nước là đồ vật quen thuộc mà chúng ta hay sử dụng để đựng nước nóng.

b) Thân bài:

1/ Tên gọi và xuất xứ: Ra đời từ rất lâu. Hiện nay có nhiều mẫu mã và nhiều thương hiệu. (Không biết loại vật dụng quen thuộc này đã ra đời tự bao giờ mà trải qua bao năm tháng tên gọi trang trọng bằng từ Hán Việt “bình thủy” đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp người dân.Bình thủy còn có tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau).

Các loại: Hiện nay có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại phích nước, phong phú về kích cỡ và đa dạng về chủng loại. Có loại to,  loại nhỏ, loại cao, loại thấp. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng thông thường còn có loại giữ lạnh.

2/  Cấu tạo và chất liệu của các bộ phận:

a/ Vỏ: có cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa, thường có trang trí nhiều họa tiết trang trí đẹp mắt.

- Thân phích có chiều cao khoảng 50cm.

- Quai phích  thường cùng chất liệu với vỏ.

- Tay cầm: bên hông phích (cũng cùng chất liệu với phích) giúp cho việc sử dụng tiện dụng và an toàn.

- Nút phích (nắp đậy ruột phích): thường làm bằng bấc hay bằng nhựa, nút này giữ rất chặt giúp giữ nhiệt và an toàn trong việc chứa nước sôi.

b/ Ruột phích: bằng thủy tinh có tráng thủy để giữ nhiệt độ trong phích luôn nóng.

3/ Cách chọn:

- Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất của phích nước. Để chọn được phích tốt, khi mua phích nên mang phích ra ánh sáng, nhìn từ trên miệng xuống dưới đáy, ta có thể thấy điểm sáng màu tím ở van hút khí, nếu điểm sáng càng nhỏ thì chứng tỏ công nghệ sản xuất van hút khí cao và như vậy sẽ giữ nhiệt độ nước trong phích tốt. Ta cũng có thể áp tai vào miệng phích, nếu nghe thấy tiếng “o...o...” đều đều và quan sát thấy lòng phích có lớp bạc được tráng đều là phích tốt.

- Phích có thể giữ nước 100oC sau 6 giờ còn 70oC .

4/ Cách sử dụng:

- Phích mới mua về ta không nên đổ nước sôi vào ngay vì đang lạnh mà gặp nóng đột ngột như vậy, phích sẽ bị nứt, bể ngay.

- Ta nên cho nước ấm khoảng 500 – 600 vào ½ phích  và để khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi vào.

5/ Cách bảo quản:“Của bền tại người” – biết cách sử dụng và bảo quản phích sẽ dùng được lâu hơn.

- Sử dụng một thời gian dài, bên trong phích sẽ bị cáu bẩn. Để làm sạch phích, ta có thể đổ vào phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.

- Nếu ta muốn giữ nước trong phích được lâu hơn, khi rót nước sôi vào phích, ta không nên rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gấp bốn lần. Cho nên nếu rót nước sôi đầy, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nhờ nước môi giới. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.

- Nên để phích xa tầm tay trẻ em để tránh gây tai nạn cho trẻ.

- Không làm rơi, để mạnh tay và sẽ làm vỡ ruột phích bằng thủy tinh bên trong.

c) Kết bài:

Chiếc phích nước quả thật rất tiện dụng, có ích và không thể thiếu cho mỗi gia đình.

5 tháng 2 2018

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay mà -chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút bi.

II. THÂN BÀI

1.      Nguồn gốc, xuất xứ

-    Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là László Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế tại Anh Quốc.

-    Từ năm 1940, ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi.

2.     Cấu tạo

-     Bên ngoài bút là thân bút với một ống nhựa cứng, trên thân bút thường in hàng sản xuất, trang trí nhiều màu sắc bắt mắt.

-     Hình dạng rất phong phú, đa dạng.

-     Tháo bút ra, chúng ta sẽ thấy bên trong có một ống ruột.

-     Trong ống ruột có đoạn mực đặc. Phần dưới đầu hút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,... và nhiều nguyên liệu khác.

-     Loại làm bằng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ.

-     Nắp bút bi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong.

3.     Cách sử dụng và bảo quản

-     Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40° đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết.

-     Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đâu bi. Vì đầu bút bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống.

4.     Ý nghĩa

Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào một lượng nước nóng vừa phải ngâm từ mười đèn mười lăm phút. Cây bút của bạn sẽ được phục hồi.

-     Chúng ta có thể thấy nó nằm ở trên bàn, trong túi hay trong xe hơi...Những nơi nào cần viết sẽ có sự hiện diện của bút bi.

-     Nó vừa rẻ tiền lại vừa tiện dụng. Tùy theo hãng sản xuất mà có những giá cả khác nhau, trung bình từ khoảng 3.000đ trở lên. Còn các hãng sản xuất nước ngoài như: Waterman, Paker,...thì giá một cây bút bi dao động hàng trăm USD trở lên.

-     Bút bi còn được dùng tặng miễn phí như một dạng quảng cáo.

III. KẾT BÀI

-     Bút bi luôn giữ vai trò quan trong trong cuộc sống mọi người và đặc biệt đối với học sinh như chúng ta thì nó là một người bạn thân thiết trên con đường học vấn.

-     Vì vậy là một học sinh, chúng ta cần phải biết nâng niu và trân trọng bút để xứng đáng là người chủ “tài hoa” của nó.



 

11 tháng 3 2021

. Lập dàn ý:

I – Mở bài thuyết minh về con trâu

– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.

II – Thân bài:

1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:

– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ,thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…

2. Lợi ích của con trâu:

a. Trong đời sống vật chất:

– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.

– Là tài sản quý giá của nhà nông.

– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…

b. Trong đời sống tinh thần:

– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…

*Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

III – Kết bài thuyết minh về con trâu

– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Thuyết minh con trâu lớp 9

Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp và ngắn. Bụng to. Da dày có màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt mà bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ. khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C 1,5 - 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng; trên đường xấu tải trọng là 400 - 500kg, đường tốt là 700 - 800kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mỹ nghệ như lược, tù...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu - có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường là những người chăm chỉ cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kỳ tích thống lĩnh mười hai sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh chú cũng đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA Games 22. Trâu không còn là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu là biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

11 tháng 3 2021

Tham khảo:

Dàn ý:

I. Mở bài: giới thiệu về con trâu Việt Nam

Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc của con trâu

- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy

- Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa

2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam

- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen

- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dóc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…

- Trâu có sừng

- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam

- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con

3. Lợi ích của con trâu Việt Nam

a. Trong đời sống vật chất thường ngày

- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng: cày, bừa,

- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo

- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân

- Trâu có thể lấy thịt

- Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…

b. Trong đời sống tinh thần

- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam

- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…

- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:

+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.

+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.

+ Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.

+…

4. Tương lai của trâu

Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Máy móc kỹ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….

- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….

III. Kết bài:

- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam

- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam

Bài văn:

Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.

Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả.

Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy.

Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.

Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền.

Sừng của một con trâu khá dài và có hình dáng giống như lưỡi liềm, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc và ngắn, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Da của chúng cũng rất dày. Lông của trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai.

Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu… đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu. Nên đến mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.

Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi quan trọng. Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu cũng là một món đặc sản rất nổi tiếng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người. Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong SEA Games 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng.

Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.

Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thể thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.

9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.

 

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. Kết bài

Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.

27 tháng 10 2021

a. Mở bài Giới thiệu về con vật (Con vật ấy là gì?)

b. Thân bài

- Nguồn gốc của con vật:

+ Con vật có nguồn gốc như thế nào?

+ Hiện nay con vật con vật được nuôi nhiều ở đâu? ( Ở các vùng quê, ở thành phố,...)

- Đặc điểm của con vật:

+ Hình dáng (To lớn, nhỏ bé,...)

+ Màu lông

+ Đặc điểm mắt, mũi, tai, đuôi,....

- Đặc tính nổi bật (Nếu có):

+ Trung thành (Con chó)

+ Chăm chỉ, chịu khó (Con trâu...) - Thức ăn (Cỏ, thóc, gạo,...)

- Vai trò, ý nghĩa của con vật:

+ Người bạn của nhà nông + Vật nuôi dùng để trông nhà, bắt chuột,...

+ Biểu tượng cho sự chăm chỉ, cần cù (Con trâu), trung thành (Con chó), hòa bình (Chim bồ câu),...

c. Kết bài Đánh giá chung về vai trò của con vật trong đời sống con người

31 tháng 12 2022

 

Bạn tham khảo nha :

1) Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.

2) Thân bài

a. Nguồn gốc: Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,... Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3) Kết bài: Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.