K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

* Bài văn mẫu tham khảo:

      Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.

      Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.

      Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.

      Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.

      Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

      Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.

      Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.

      Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.

Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.

      Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.

15 tháng 8 2023

tham khảo

Tự bao giờ, hình ảnh về con người Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế ngợi ca và bảy tỏ lòng tự hào, yêu mến chân thành, sâu sắc. Hẳn có lẽ đó là do con người Việt Nam luôn mang trong mình những đẹp và phẩm chất cao quý.

Trong thời chiến, nhân dân Việt Nam đã hiện lên như những người anh hùng hiên ngang, dũng cảm. Hơn hết, trong họ còn sục sôi ý chí chiến đấu kiên cường. Có lẽ bởi vậy mà bất kì thế lực thù địch nào đến xâm chiếm đều bị dân tộc Việt Nam đánh bại. Trong thời bình, đặc biệt là trong công cuộc chống dịch covid 19 hiện nay, con người Việt Nam hiện lên mới đẹp và đáng tự hào làm sao! Trước sự lây lan nhanh chóng của virus corona, họ chẳng màng hiểm nguy, sợ hãi mà cùng nhau kết nối, gắn chặt sợi chỉ đỏ xuyên suốt mang tên "yêu nước" để xây dựng nên bức tường thành kiên cố ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm. Chưa dừng lại ở đó, trong họ còn sáng lên những phẩm chất cao đẹp như giàu lòng tình thương, nhân hậu. Bởi vậy mà trong cuộc chiến covid 19, họ cứu chữa tất cả mọi người, dân tộc trên thế giới mà không hề có sự phân biệt nào.

 

Về tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc Việt Nam thể hiện rõ sự hòa nhập qua tín ngưỡng đa thần. Trước hết người Việt có đạo thờ cúng tổ tiên, xuất phát từ việc ghi nhớ ơn đức của thế hệ trước. Người Việt cũng thờ rất nhiều vị thần, thần của người Việt không ở cao xa mà "sống" bên cạnh con người và luôn hỗ trợ con người. Người Việt Nam không cuồng tín tôn giáo. Các thứ lớp tôn giáo và tín ngưỡng, gia đình, dòng họ, làng xã và quốc gia hòa hợp nhau, bổ sung cho nhau. Sự hỗn hợp này là đặc điểm rất lớn thể hiện sự hòa nhập tôn giáo và tính hiện thực của tín ngưỡng tôn giáo người Việt xưa và nay. Sự hòa nhập trong việc tiếp thu các hệ tư tưởng và tôn giáo cũng cho thấy tư duy trung hòa, mở rộng và linh hoạt của người Việt. 

Qua đây, chúng ta nhận thấy con người Việt Nam đẹp biết bao! Là một công dân Việt, em luôn rèn luyện và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Hơn hết, em sẽ cố gắng chung tay xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

* Bài nói mẫu tham khảo:

      Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là………….., học sinh lớp ……. Trường …………………… Đến với buổi thảo luận ngày hôm nay, tôi xin giới thiệu với thầy cô và các bạn về một số phẩm chất của con người Việt Nam.

      Mảnh đất hình chữ S thân yêu là mái nhà của 54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc đều mang những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng ta đều xuất phát từ dòng máu mang tên “Việt Nam” với những phẩm chất chung cao đẹp và bất biến theo thời gian.

Phẩm chất là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị cao đẹp của một con người. Dựa vào thước đo chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá được hành vi, lối sống và tính cách của những người sống trong cùng một khu vực, quốc gia.

      Quan điểm đạo đức của Hồ Chí Minh đã bao quát những mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội gồm: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình. Ngoài ra, một số phẩm chất tốt đẹp nữa đó là sự cần cù, thông minh, sáng tạo và sự ham học hỏi với tinh thần quốc tế trong sáng, tích cực… Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam từ xa xưa đến cả trong thời đại mới.

      Đầu tiên, lòng yêu nước là một nét đặc trưng không thể thiếu của con người Việt Nam. Dân tộc ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay là do công lao, xương máu và nước mắt của ông cha ta xây đắp thành. V.I Lênin từng nói: “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”. Và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam như một là sợi dây bền chặt kết tinh nên những con người Việt Nam vĩ đại, và chính họ đã tạo thành sức mạnh vĩ đại để chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông đất nước. Lòng yêu nước cháy bỏng ấy được xem như bảo bối cho những chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta, giúp nhân dân ta không bị khuất phục trước kẻ thù mà liên tiếp dựng cờ khởi nghĩa. Ta phải kể đến Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc. Dù chiến tranh đã qua đi, biết bao vị anh hùng đã từ biệt nhân dân, nhưng không vì thế mà các vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung, Ngô Quyền… đi vào lãng quên. Ngày nay, để củng cố lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước đã chú trọng đến việc giáo dục lòng yêu nước bằng cách đưa ra những kiến thức, cuộc thi và hoạt động tuyên truyền về các sự kiện thời kỳ lịch sử, các thời đại cha ông.

      Lòng yêu thương con người cũng là một trong những phẩm chất đạo đức tiêu biểu không thể thiếu của con người Việt Nam. Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tinh thần nhân văn của nhân loại. Lòng yêu thương ấy đã chảy trôi từ những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cho đến những hoạt động sản xuất hàng ngày của dân tộc ta. Trong gia đình, đó là tình cảm “như núi Thái Sơn”, “như nước trong nguồn chảy ra”. Với anh em, thì nó lại “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng thì là cảnh “đầu gối, tay ấp”. Rộng hơn đó chính là tình yêu thương đồng loại: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Thương người như thể thương thân”. Phẩm chất ấy cũng được biểu hiện trong sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Đó cũng là sự khoan dung, vị tha dành cho cả những số phận từng lầm đường lạc lối muốn quay đầu. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được tồn tại trong các bộ luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở hình thành tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới: “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

      Ngoài ra, phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp sáng ngời của nhân dân ta. “Tôn sư trọng đạo” đó là thái độ tôn quý người thầy, là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã từng quan niệm: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” - một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Tri thức là một con đường đi đến thành công bền bỉ và hiệu quả nhất. Hạnh phúc của mỗi người chúng ta là được cắp sách đến trường. Thầy cô không chỉ là người truyền dạy kiến thức mà còn bồi đắp cho mỗi tâm hồn chúng ta thêm phong phú, tốt đẹp để chúng ta có thể phát triển hoàn thiện trên mọi phương diện khác nhau. Đã có biết bao người thầy đáng kính được lưu danh muôn đời. Đó là thầy Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, người thầy cao quý Nguyễn Bỉnh Khiêm và vị lãnh tụ của dân tộc Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh,... Ngày nay, mặc dù thế giới đã phát triển, việc học tập của con người có sự giúp đỡ của nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích nhưng người thầy vẫn đứng ở vị trí thiêng liêng nhất.

      Phẩm chất và những vẻ đẹp truyền thống mãi là những thứ chúng ta cần phải lưu giữ và chau chuốt nó hàng đời. Tuy nhiên, trong thời đại mới, để đáp ứng với các thách thức và cơ hội của cuộc sống hiện đại, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ. Trước hết, đó là khả năng tư duy sáng tạo, đổi mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi để phát triển bản thân và đất nước cùng với tinh thần học hỏi tích cực, luôn cập nhật kiến thức mới trong cuộc sống và công việc. Bên cạnh đó, khi sự hội nhập toàn cầu là không thể thiếu, chúng ta cũng cần phải có sự tôn trọng, tìm hiểu kiến thức phong phú về văn hóa và nét đẹp ở những quốc gia khác nhau. Tính chủ động trong cuộc sống là một cử chỉ không thể thiếu trong thời đại này, chúng ta không chỉ chờ đợi mà phải tự tìm kiếm cơ hội và định hướng cho bản thân.

Tóm lại, để đạt được sự phát triển bền vững trong thời đại mới, người Việt cần phải có những phẩm chất tiến bộ và thích nghi với sự phát triển của thế giới. Đây cũng chính là một cách đưa đất nước ngày càng vươn xa và tỏa sáng.

      Là một công dân, thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta không chỉ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ mà còn phải phát triển, lan tỏa những vẻ đẹp vốn có của mình ra khắp nơi trên thế giới để góp phần giúp đất nước trở nên tươi đẹp hơn. Bên cạnh đó, ta cũng cần ngăn ngừa những hành vi xấu là ảnh hưởng đến vẻ đẹp của con người Việt Nam trong tầm kiểm soát và khả năng của mình.

      Việc giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của đất nước là một trách nhiệm không chỉ của các chính trị gia, nhà lãnh đạo mà còn là trách nhiệm lớn lao của mỗi công dân. Chúng ta cần nhận thức rõ ràng rằng, giá trị văn hóa, tinh thần và phẩm chất đẹp của dân tộc Việt Nam là tài sản quý giá, mang lại niềm tự hào và định vị chỗ đứng cho đất nước ta trên đấu trường quốc tế.

      Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. 

Đề văn thuyết minha) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).b) Giới thiệu một tập truyện.c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê...
Đọc tiếp

Đề văn thuyết minh

a) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam (ví dụ: Nguyễn Thúy Hiền, Trần Hiếu Ngân, Nguyễn Ngọc Trường Sơn,…).

b) Giới thiệu một tập truyện.

c) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

d) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

e) Thuyết minh về chiếc xe đạp.

g) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.

h) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, hồ, kiến trúc,…).

i) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích.

k) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.

l) Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giấy, phở, cốm,…).

m) Giới thiệu về tết Trung thu.

n) Giới thiệu một đồ chơi dân gian.

- Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên

- Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh.

1
14 tháng 5 2017

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

6 tháng 10 2021

Cho xin địa chỉ nhà hôm nào a quá cho em lên đỉnh

8 tháng 8 2019

A – Tìm hiểu đề:

  • Kiểu văn bản/Thể loại: Thuyết minh.
  • Đối tượng thuyết minh: Cây tre.
  • Phạm vi kiến thức: Cây tre Việt Nam.
  • Yêu cầu chung:
    • Điều tra, tìm hiểu để nắm bắt đúng những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh (cụ thể là cây tre Việt Nam).
    • Biết vận dụng, kết hợp các phương pháp thuyết minh với một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong bài viết.

B – Lập dàn ý:

I. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

  • Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
  • Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi...

2. Các loại tre:

  • Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng...

3. Đặc điểm:

  • Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
  • Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
  • Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
  • Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
  • Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
  • Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre "bật ra hoa"...

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

  • Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
  • Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

  • Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh...
  • Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
  • Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
    • Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
    • Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ...
    • Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
    • Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre...

c. Trong chiến đấu:

  • Tre là đồng chí...
  • Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
  • Tre xung phong... giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh...
  • Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.

8 tháng 8 2019

Một những loài cây có sự gắn bó lâu đời và mật thiết đời sống, văn hóa của dân tộc Việt Nam phải kể đến là cây tre. Khi nhắc đến cây tre, chúng ta không khỏi tư hào gọi là cây tre Việt Nam như sự thừa nhận, khẳng định cây tre là một phần không thể thiếu được của nước nhà.

Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.


Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân. Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Khi thời bình, tre trở thành những vật dụng thường ngày của người nông dân nhưng vào lúc nước ta gặp nỗi gian truân, tre lại trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vũ khí sử dụng đều phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Từ ngày còn bé ta đã được biết đến truyền thuyết về vị anh hùng Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện lịch sử quan trọng, Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Tre cũng mang trong mình những ý nghĩa biểu tượng rất đáng tự hào, tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của dân tộc. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng, là một truyền thống quý báu từ bao đời của cha ông. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất, giống như những con người Việt Nam dù phải chịu bao nhiêu sương gió, nhọc nhằn hay bị áp bức vẫn không mất đi sự cao quý trong tâm hồn và sự kiên cường trong tính cách. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam. Bởi vậy, cả dân tộc đều gọi tre là cây tre Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, thế hệ này sẽ tiếp nối nhựa sống của thế hệ kia, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn, nhiều loại vật liệu được sinh ra thay thế cho tre nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt và mãi là tài sản vô giá của cả dân tộc.

Trên mảnh đất Việt Nam của cha ông, tre và người và đã gắn bó, cùng đồng cam cộng khổ, nâng đỡ nhau qua bao năm tháng lịch sử có giá trị to lớn và vĩnh hằng. Hình ảnh cây tre đã trở thành hình ảnh không thể thiếu trong những trang văn hóa bất diệt của dân tộc, là người bạn lớn đáng tôn vinh của cả dân tộc

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Các bài viết về giáo sư Tạ Quang Bửu: 

+ Giáo sư Tạ Quang Bửu - Nhà đại trí thức Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. (Trích Báo Đại biểu nhân dân Tỉnh Nghệ An)

+ GS Tạ Quang Bửu và câu nói được con trai mang theo suốt đời quân ngũ (Trích Báo Vietnamnet.vn)

+ Tạ Quang Bửu: Nhà trí thức cách mạng, nhà khoa học tài năng (Trích Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)

- Các bài viết về một số người khác tiêu biểu:

+ Bác Hồ: Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam (Trích báo Tuyên giáo.vn)

+ Võ Nguyên Giáp: Võ Đại tướng - Nhà trí thức cách mạng tiêu biểu (Tạp chí điện tử Tòa án nhân dân)

+ Trần Đại Nghĩa: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với căn cứ địa Việt Bắc (Trích Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang)

15 tháng 8 2023

Tham khảo: thẻ nhớ về nhân vật Nguyễn Trung Trực
loading...