K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2024

Gợi ý: 

Một số tác phẩm tìm đọc:  Điếu La Thành ca giả; Vọng phu thạch; Long Thành cầm giả ca; Dương Phi cố lí; Sở kiến hành; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu,..

20 tháng 12 2019

Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi: Côn Sơn ca, Bạch Đằng hải khẩu, Đại cáo Bình Ngô, Cây chuối, Dục Thúy Sơn, Cảnh ngày hè...

    + Côn Sơn ca: khúc ca về bức tranh thiên nhiên tuyệt nhiên, cảnh trí Côn Sơn với tác giả như là người bạn tâm giao. Âm điệu tươi vui, khỏe khoắn, thảnh thơi

    + Cây chuối: thể hiện cốt cách đa tình người thi sĩ. Một thứ tình yêu nhưng tình yêu cấy chẳng qua chỉ là một chút hương xuân, hương lòng thầm kín

    + Cảnh ngày hè: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, lòng thương dân của Nguyễn Trãi.

24 tháng 10 2017

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, " khuôn trăng đầy đặn ", điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

TIN HOT

by Mgid

Cách tốt nhất để kiếm tiền ở Việt Nam!

Cách hiệu quả để bạn trông trẻ hơn, thậm chí ở tuổi 50

Làm kí sinh trùng trong cơ thể biến mất

Bạn sẽ có thể kiếm 40 triệu đồng mỗi ngày khi học được mẹo này

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.



 

24 tháng 10 2017

ngắn thôi nha từ 7-10 câu

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

18 tháng 7 2019

nguyễn du là người còn truyện kiều là truyện thơ

19 tháng 7 2019

Tui chỉ bt về tác giả thôi

Vài nét về tác giả

- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh trường trong một gia đình đại quý tộc phong kiến, nhiêu đời làm quan và có truyền thông văn chương.
- Sớm mồ côi cha mẹ nên Nguyễn Du đã phải trả  qua cuộc sống khổ sở, cơ cực như dân thường. Nhiều lúc ông lâm vào cảnh đói không cơm, rốt không áo. ốm không thuốc, thậm chí không chốn nương thân. Nhà thơ đã tiếp xúc với nhiều cảnh đời và số phận khác nhau. Những biến động lớn lao của gia đình và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của ỏng.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với hai sự kiện nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Sau khi ra làm quan, ông được cử đi sứ nôn đá có dịp tiếp xúc với nền văn hoá Trung Hoa rực ra, phong phú và đa dạng.
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du bằng cả chữ Hán và chữ Nôm đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học. Về chữ Hán, có ba tập thơ: Thanh Hiên thì tập, Bấc hành tạp lục, Nam trung tập ngâm, với tổng số 243 bài. về chữ Nôm: nhiêu bài văn tế, thơ, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều bất hủ.


 

D
datcoder
CTVVIP
1 tháng 2 2024

Các tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ: Truyện Kiều, Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Tắt đèn,...