K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2024

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, nổ ra vào đêm 9/2/1930 tại Yên Bái, Phú Thọ, sau đó là Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.

- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính nhưng không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau đã bị quân Pháp phản công và tiêu diệt.

- Tại Phú Thọ, quân khởi nghĩa tấn công vào đồn lính và sở mật thám ở thành phố Việt Trì nhưng cũng không thành công.

- Tại Hải Dương, quân khởi nghĩa tấn công vào đồn lính ở các huyện Kim Thành, Thanh Miện nhưng cũng bị thất bại.

- Tại Thái Bình, quân khởi nghĩa tấn công vào đồn lính ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ nhưng cũng bị tiêu diệt.

- Ở Hà Nội, quân khởi nghĩa tập kích vào Sở Mật thám, Sở Cảnh sát nhưng không chiếm được các mục tiêu.

17 tháng 1 2024

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, nổ ra vào đêm 9/2/1930 tại Yên Bái, Phú Thọ, sau đó là Hải Dương, Thái Bình, ở Hà Nội tổ chức ném bom phối hợp.

- Tại Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính nhưng không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau đã bị quân Pháp phản công và tiêu diệt.

- Tại Phú Thọ, quân khởi nghĩa tấn công vào đồn lính và sở mật thám ở thành phố Việt Trì nhưng cũng không thành công.

- Tại Hải Dương, quân khởi nghĩa tấn công vào đồn lính ở các huyện Kim Thành, Thanh Miện nhưng cũng bị thất bại.

- Tại Thái Bình, quân khởi nghĩa tấn công vào đồn lính ở các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ nhưng cũng bị tiêu diệt.

- Ở Hà Nội, quân khởi nghĩa tập kích vào Sở Mật thám, Sở Cảnh sát nhưng không chiếm được các mục tiêu.

Nhận xét về diễn biến lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái

- Lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Bái thể hiện rõ cuộc khởi nghĩa diễn ra trên phạm vi rộng, từ trung du đến đồng bằng Bắc Bộ. Quân khởi nghĩa đã tấn công vào các mục tiêu quan trọng của chính quyền thực dân nhưng đều thất bại. Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa là do kẻ thù đã nắm được kế hoạch khởi nghĩa, lực lượng khởi nghĩa chưa được chuẩn bị chu đáo, và thiếu sự đoàn kết thống nhất.

- Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Yên Bái vẫn có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa đã cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh của nhân dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.

Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc khởi nghĩa Yên Bái

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã để lại một số bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng Việt Nam, đó là:

- Cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trước khi khởi nghĩa.

- Cần phải có sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ lực lượng cách mạng.

- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương.

8 tháng 9 2018

- Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.

- Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.

     + Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng một hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi.

     + Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.

     + Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.

11 tháng 2 2017

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về tụ nghĩa... Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

   + Lần thứ nhất: Tháng 4 năm 542, Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu.

   + Lần thứ hai: Đầu năm 543, Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

5 tháng 6 2019

Dùng bút màu vẽ các mũi tên để nêu nét diễn biến chính: Khởi nghĩa bùng nổ ở Mê Linh – nhân dân khắp nơi kéo về Mê Linh. Từ Mê Linh , nghĩa quân tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu... Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

21 tháng 4 2024

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

11 tháng 1 2019

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

    - Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

    - Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424):

    - Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân.

    - Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.

* Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)

    - Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.

    - Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.

* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)

    - Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba tiến thẳng vào Đông Quan.

    - Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.

* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)

    - Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

    - Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

    - Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động.

    - Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

* Trận Chi Lăng – Xương Giang (Tháng 10 – 1427)

    - Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

    + Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

    + Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

    - Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

    - Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

    - Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

    - Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

4 tháng 4 2017

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

20 tháng 12 2017

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

23 tháng 2 2022

Tham khảo:

Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.


Khởi nghĩa Phùng Hưng:

Năm 776 Phùng Hưng khởi binh ở Đường Lâm

Nghĩa quân chiếm thành Tống Bình, sắp đặt việc coi trị

7 năm sau Phùng Hưng mất , con là Phùng An lê thay

Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng

23 tháng 2 2022

Lời giải:

- Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

+ Năm 713, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa do Mai Thúc Loan lãnh đạo nhanh chóng làm chủ vùng đất Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay). 

+ Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

+ Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.

+ Năm 722, nhà Đường sai Dương Tư Húc đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. bạn\(tk\)

13 tháng 4 2022

Tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 - 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.


 

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc

+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:

- Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch.

- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài.

14 tháng 8 2023

tham khảo:

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc

+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.

+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:

- Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch.

- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài.